Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Mối Quan Hệ Của Người Brazil Với Phật Giáo.

Mối Quan Hệ Của Người Brazil Với Phật Giáo.

150
0

Trung tâm Thiền học Chagdud Gonpa Khadro Ling- vùng đất địa linh của Phật giáo Tây Tạng thuộc tông phái Vajrayana, tọa lạc trên dãy Rio Grande do Sul, cách thành phố Tres Coroas khoảng chừng 5 dặm, là tổ ấm vun bồi chiều sâu tâm linh của biết bao người dân nhập cư, là điểm gặp gỡ, chia sẽ những kinh nghiệm tu tập và cũng là nơi giải trí vô cùng lý tưởng của những du khách hành hương về cõi tịnh.


Trung tâm Chagdud Gonpa Khadro Ling do Lạt-ma Chagdud Tulku Rinpoche (1930-2002) sáng lập. Ban đầu chỉ có khoảng 60 người và một số du khách ngoại quốc vãng lai. Nhưng về sau, nơi đây đã trở nên khu du lịch tâm linh khá nhộn nhịp, mỗi năm có hàng ngàn du khách đến tham quan, chiêm bái và thư giản sau những ngày làm việc mệt nhọc. Đa phần trong số họ đến đây vì ưa thích cảnh trí thanh bình, họ chọn lựa môi trường yên tĩnh để chuyển hóa những áp lực và căng thẳng trong cuộc.




Các thành viên tại trung tâm Thiền học Chagdud Gonpa Khadro Ling


Trước những pho tượng uy nghiêm, khả kính, trong ngôi chùa tráng lệ, tiếng trì tụng- Kinh Chú của chư Tăng vang vọng một ngày 2 lần tạo nên một bầu không khí trang nghiêm và đầm ấm. Những khóa tu, thuyết giảng thường được tổ chức vào cuối mỗi tháng. Ngoài ra, trung tâm thường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí như ca hát, thể thao, đặc biệt là bóng đá.


Bà Chagdud Khadro, một phụ nữ Brazil xứ Tulku, là nhà hướng dẫn tâm linh tâm sự: “Nền tảng hạnh phúc và niềm tin hướng về Phật giáo của người Brazil rất mãnh liệt, vì thế mà trung tâm Phật giáo này được thành lập và quy tụ được khá nhiều giới. Người Brazil rất bền bỉ và dễ dàng tiếp nhận cái mới khi họ kết giao với nền văn hóa mới, các đạo sư danh tiếng như ngài Rinpoche. Nơi đây, có rất nhiều câu hỏi về tôn giáo được đề cập. Điều này cho thấy người Brazil rất quan tâm đến vấn đề tâm linh…luôn tìm đến bản thể thanh tịnh trong tâm của mỗi hành giả.”


Ana Paula Gouveia, một chuyên viên hội họa 37 tuổi hiện đang công tác tại Sao Paulo nói: ” Trước đây khu vực Khadro Ling, người dân ở đây rất lộn xộn, nhưng từ khi có trung tâm Phật giáo này thành lập, mọi người thường đến đó để vui chơi giải trí, đặc biệt môn bóng đá do chùa tổ chức thu hút giới trẻ rất mạnh. Cuộc sống ở đây đã trở nên yên tĩnh… Cuộc đời của tôi cũng thế, thửa nhỏ tôi ước ao trở thành một phóng viên để được đi nhiều nơi và biết được nhiều thứ. Nhưng ước mơ không thành, tôi quay sang nghệ thuật và tình cơ tôi gặp Lạt-ma Rinpoche ở Brazil, tự nhiên trong tôi có một cảm giác rất lạ và tôi cảm thấy dễ chịu hơn.”


Tuy nhiên, theo Patricia Henna, một họa sĩ 35 tuổi bộc bạch: Đôi khi, người Brazil cảm thấy rất lúng túng trong việc trì tụng các bài mật chú theo truyền thống Tây Tạng vì họ không thể phối hợp âm điệu theo kiểu phương Đông như các sự trì tụng. Mặt khác giọng nói của người Brazil rất nhẹ, tự nhiên. Trong khi đó, giọng của người Tây Tạng nghe rất khác, chẳng hạn như người Tây Tạng khi trì Chú họ ép hơi từ trong lồng ngực tạo thành âm thanh phát ra nghe nặng lắm”.


Còn trường hợp Eduardo Simoes, 40 tuổi kể lại: “Lúc đầu gia đình tôi chẳng thích đạo Phật chút nào vì mọi người đều theo đạo Thiên Chúa, nhưng sau đó mẹ tôi hiểu được đường lối của Phật giáo, những khóa tu giúp bà có được niềm hạnh phúc an vui. Từ đó mẹ tôi thường xuyên đến tham vấn hỏi đạo với các vị Lạt-ma. Trường hợp như gia đình tôi diễn ra rất nhiều trong những gia đình không phải Phật tử trong thành phố mà tôi đang sinh sống.”




  • (Theo Reuters Life & buddhisminbrazil.com/ T. Q. tổng hợp) (chuyenphapluan.com)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here