Trang chủ Sáng tác - Nghệ thuật Mật ý…

Mật ý…

148
0

 

 

1

Dẫu sao thì chim cũng đẹp xinh và đáng yêu hơn chuột

Thầy giảng Kinh Chí Biên. Đến đoạn kệ:

“… Người ngu muội hỏng đời dục lạc, và hư luôn cứu cánh Sa-môn; đạo và tục cả hai đều mất, như tro tàn theo ngọn lửa tàn" , Thầy dừng lại hỏi trò:

– Con hiểu thế nào trong lời dạy đó của đức Phật?

Trò thưa:

– Kính bạch Thầy, theo con hiểu, trong đoạn Kinh trên, đức Phật muốn dạy rằng: Người xuất gia không tu tập thì đánh mất cả hai mặt đạo và đời. Về mặt đạo, người đó tự mình đánh mất phần dự vào dòng Thánh đã đành, mà về mặt đời người đó cũng mất: Đối với gia đình, người đó mất đi quyền làm một người con hiếu nghĩa: cung phụng cha mẹ, phụng thờ tổ tiên… Đối với xã hội, người đó mất hết các quyền lợi của một công dân phụng sự dân tộc.

– Con có thể cho Thầy ví dụ?

– Bạch Thầy, như Dơi tuy giống Chim và Chuột nhưng không phải một trong hai loài đó. Nên hễ Dơi đến với Chim thì Chim không thèm làm bạn; Dơi đến vớt Chuột, thì Chuột ngoảnh mặt làm ngơ. Người xuất gia không tu cũng như vậy.

– Thế trong ba loài đó, con thuộc loài nào?

– Dạ bạch Thầy, con không dám nói hiện nay con thuộc loài nào trong ba loài đó. Nhưng trong thâm tâm con luôn thích mình thuộc loài Chim hơn!

2

Bầy ve ra đời là để hát cho mọi người nghe bài hát về tình người

Sau giờ công phu của một buổi sáng đầu hạ, ánh nắng vàng trải nhẹ. Khí trời mát mẻ. Tiếng ve đâu đó bỗng ngân nga tạo cho cảnh Thiền trở nên sinh động.

Thầy đang săn sóc khóm mận. Trò đến giúp Thầy, Thầy hỏi:

– Con thấy cảnh chùa mình sáng nay có dễ thương không?

– Bạch Thầy, dạ có. Nhưng đàn ve làm ồn quá nên lắm lúc con cũng phát bực. Nhất là vào các thời công phu, chúng kêu ồn quá nên con chẳng nghe được tiếng tụng kinh của các Thầy trong chùa.

– Con bực là lỗi của con, chớ bầy ve có tội tình chi mô. Bầy ve ra đời là để hát cho mọi người nghe bài hát về tình người. Cũng như khóm mận kia trổ hoa là để làm đẹp cho đời vậy. Vả lại, tu hành mà đụng đâu bực đó là điều không nên. Nếu cứ như thế lâu ngày thì đức Phật trong con bị "chết ngột" mất!

– Dạ, rứa thì bầy ve cũng dễ thương thiệt, Thầy hỉ? Nhưng nghiệp của chúng nặng quá phải không Thầy? Vì đời sống của chúng thì thật ngắn ngủi so với tiến trình để được làm thân ve!

– Ai bảo con là nghiệp của chúng nặng? Nhờ đời sống ngắn ngủi đó mà chúng mau thoát xác để chuyển nghiệp. Không chừng sau khi thoát xác rồi, nhờ công đức hát vui cho đời hôm nay mà ngày mai chúng được chuyển nghiệp làm thân người, xuất gia tu thành Phật trước con đó!

3

Phải nổ lực hơn nữa…

Thầy đang dạy chúng học Luật. Trò từ trong phòng đi ra với bộ dạng mệt mỏi. Thầy gọi lại:

– Con nói lại ý nghĩa câu "Bất đắc toạ thị đại chúng lao vụ tị lại thâu an” mà Luật Oai Nghi dạy cho Thầy nghe coi?

– Kính bạch Thầy, “Bất đắc toạ thị đại chúng lao vụ tị lại thâu an" có nghĩa là “không được ngồi nhìn đại chúng làm việc mệt nhọc mà mình lánh đi tìm chỗ hưởng an nhàn". Ví dụ như cả chúng đang làm vườn mà mình lánh đi chỗ khác, không làm là "tị lại thâu an".

– Con giải thế cũng được nhưng chưa sát lắm. Thế "thâu" là gì? Là ăn cắp hỉ? "Thâu an" là ăn cắp sự an nhàn hỉ? Như rứa, khi cả chúng đều đi tụng kinh còn con không đi, con thâu an đã đành; mà ngay khi cả chúng cùng học còn con thì đóng phòng nằm ngủ cũng là thâu an hỉ?

Admin 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here