Trang chủ Phật học Luận về Bồ đề tâm- Kỳ I: Ý nghĩa bồ đề tâm...

Luận về Bồ đề tâm- Kỳ I: Ý nghĩa bồ đề tâm và nội dung khuyến phát bồ đề tâm

199
0

Nhưng tất cả  mọi ước mơ, mọi hành động đều xây dựng trên bản ngã tầm thường, mọi người có nó vì  có ái trọng tự ngã của mình và làm mọi việc để phục vụ cho thiên thần của họ  chính là cái “Ta” của mỗi người. Cũng đồng là chúng sanh, nhưng nhờ thiện duyên từ  bao đời kiếp, chúng ta được thân người, được nghe Phật pháp, được sống trong chánh pháp làm đệ tử  của Phật phải có một chí hướng như thế  nào cho cuộc sống? Quy Sơn cảnh sách nói: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương” (Phàm xuất gia là bước đến một chân trời cao rộng).

Trong quyển Hành Bồ Tát Hạnh có nói : “Từ lúc những chúng sanh đáng thương bị vướng vào ngục sinh tử, biết phát tâm bồ đề là họ được phán danh hiệu con của chư Phật”, hay nói cách khác hơn con Phật điều tất yếu là phải phát Bồ đề tâm.

Ý nghĩa Bồ đề tâm

Trí tuệ  của thuật ngữ Bồ đề được xuất phát từ “dục tâm sở” trong “ngũ biệt cảnh”. Bồ đề nghĩa là giác. Trong ấy có ba bậc: Thanh văn Bồ đề, Duyên giác Bồ đề và Phật bồ đề. Sám Hồng Danh viết “Dục tâm sở không cầu thanh văn và duyên giác cho đến quả vị Bồ tát mà duy y tối thượng thừa cầu vô thượng Bồ đề nên gọi là Bồ đề tâm”. Vậy Bồ đề tâm hay là tâm “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” đó là chí hướng cao cả của một người con Phật. Kinh nói: “Bồ đề tâm là nhân, đại bi là cơ bản, là phương tiện, là cứu cánh”. Ví như người đi xa, trước tiên phải nhận định mục đích sẽ đến, phải ý thức chủ đích của cuộc hành trình bởi lý do nào, và sau cùng dùng phương tiện hoặc xe hoặc thuyền mà khởi tiến. Người tu cũng thế, trước tiên phải lấy quả vị vô thượng Bồ đề làm mục tiêu cứu cánh, lấy lòng đại bi lợi mình lợi sanh làm chủ đích thực hành, sau đó tùy sở thích căn cơ, lựa chọn pháp môn để vứng tiến trên đường đạo dưới ánh hào quang Bồ đề tâm chói lọi.

Trong một quyển kinh nói: “Như châu ngọc trong biển cả sáng hơn tất cả sỏi đá của lục địa phương Nam. Những người phát tâm Bồ đề trong dòng thức của họ sáng chói hơn tất cả thanh văn và duyên giác”. Khi có người phát Bồ đề tâm, quả đất và tất cả pháp tòa của chư Phật đều rung động. Chư Phật chư Bồ tát muốn xem bất cứ người nào phát Bồ đề tâm là anh chị em của họ vì người có Bồ đề tâm ấy sẽ dẫn đạo nhiều hữu tình và gây một chấn động lớn trong cõi sinh tử. người phát tâm ấy sáng chói hơn cả thanh văn, duyên giác là nhờ năng lực lòng vị tha của họ.

Vào thời đức Phật có một người hành khất cúng đức Phật một cây đèn dầu nhỏ với tâm Bồ đề. Ngài A-nan không dập tắt được cây đèn ấy và đức Như Lai đã dạy rằng ngay cả ngọn cuồng phong thời kiếp tận cũng không thể dập tắt được do sự tăng trưởng liên tục của công đức. khi làm việc với sự điều động của tâm Bồ đề thì bất cứ việc gì ta làm cũng sẽ đem lại những lợi lại cho hữu tình.

Chính vì vậy, những Đại Bồ tát còn có thể chuyển  điều phi phước thành ra phước lành vì họ làm mọi việc với tâm Bồ đề. Nếu bố thí cho hàng trăm hàng ngàn chúng sanh trong vô số kiếp mà không có tâm Bồ đề thì nghiệp quả  cuối cùng cũng chấm dứt.

Nội dung Khuyến phát Bồ đề tâm

Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có  nhiều bản văn văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy. Song những văn bản có những nét đặc sắc không giống nhau.

Nếu trong bản phát Bồ đề tâm luận của Ngài Thế Thân cho ta thấy phảng phất tâm linh con người rạt rào và rộng mở thì văn bản của Ngài Tĩnh Am đứng trên phương diện phân tích tâm lý và đạo đức đã chỉ rõ cho chúng ta thấy con đường đi hay một ý tưởng cao cả của cuộc sống đó là phát Bồ đề tâm để con người tiến dần về với cuộc sống bao la, vô cùng, vô tận.
 
Ngài nêu rõ  trên bước đường từ bản nguyện thế gian đến thành tựu tâm nguyện Bồ đề đã đi qua bao nhiêu yếu tố tâm lý tốt xấu, cao thấp không đều nhau, goi là các tướng của tâm nguyện Bồ  đề. Và trên con đường hướng thiện ấy biết bao nhiêu nhân duyên liên hệ kích động đến chí  nguyện Bồ đề ấy thành tựu hơn gọi là  nhân duyên phát tâm. Hay nói khác hơn văn bản này nêu lên  ý tưởng sống cao cả cho hàng Phật tử và  đồng thời nêu lên tiêu chuẩn hoạt động cho sự  sống đó. Trước hết Ngài phân tích tâm ta có tám hướng, chữ “hướng” ở đây chỉ nêu lên một phần sinh động của nội tâm.
 
Thật ra, sự  sinh hoạt của nội tâm là một dòng diễn biến có  thể vượt ra ngoài không gian vô cùng, thời gian vô tận. Tuy nhiên, ở đây tác giả có ý muốn chúng ta dừng lại, nhìn nội tâm ở một góc độ tương đối, vì thế nói tâm có tám hướng đó là: tà, chánh, chơn, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên.
 
Có những người tu không tham cứu tự tâm, chỉ biết theo bên ngoài, hoặc cầu danh lợi, đắm cảnh vui hiện tại hay mong quả  phước tương lai mag phát lòng Bồ đề. Phát tâm như  thế gọi là tà.
 
Như chẳng cầu danh lợi, không tham cảnh vui, cùng mong quả phước; chỉ vì thoát vòng sinh tử, tự mình lợi sanh mà cầu đạo Bồ đề, phát tâm như thế  gọi là chánh.
 
Mỗi niệm trên cầu vì Phật đạo, dưới vì độ chúng sanh, nhìn  đường Bồ đề dài xa mà không khiếp, thấy loài hữu tình khó độ nhưng không sờn. Tâm bền vững như  lên núi quyết đối đảnh, như leo tháp quyết  đến chóp, phát tâm như thế gọi là chơn (thật).
 
Có tội lỗi không sám hối chừa cải, ngoài dường như trong sạch, trong thật nhớp nhơ, trước tinh tấn, sau lười biếng. Dù có tâm tốt nhưng còn xen lẫn lợi danh, tuy có  pháp lành song bị tội lỗi làm ô nhiễm, phát tâm mà còn những điều này gọi là ngụy.
 
Coi chúng sanh hết nguyện ta mới hết, Bồ đề thành nguyện mới thành, phát tâm như thế gọi là đại.
 
Xem tam giới như  tù ngục, sanh tử như oan gia, chỉ mong mình mau giải thoát, chẳng muốn độ người, phát tâm theo quan niệm này gọi là tiểu.
 
Thấy chúng sanh và  Phật đạo ở ngoài tự tánh, rồi nguyện  độ nguyện thành, đường công hạnh chẳng quên, sự  thấy hiểu không dứt, phát tâm như thế gọi là  thiên.
 
Biết chúng sanh và  Phật đạo đều là tự tánh nên nguyện  độ nguyện thành, tu công đức mà không thấy mình có tu, độ chúng sanh mà không thấy chúng sanh được  độ, phát tâm như thế gọi là viên.
 
Sau khi biết rõ  tám hướng, chúng ta phải thẩm định hướng nào phù  hợp với cái gọi là phát Bồ đề tâm. Đương nhiên phải hướng nội tâm sinh hoạt theo hướng mà  chánh văn gọi là chánh, chơn, đại, viên; phải bỏ  cái gọi là tà, tiểu, ngụy, thiên. Biết chọn  điều hướng sinh hoạt đó để phát triển nội tâm thì có thể thành tựu tâm nguyện Bồ  đề, như vậy mới là chơn chánh phát Bồ đề tâm.
 
Sau sự phân tích tâm lý này, ngài Tĩnh Am lại đặt tâm nguyện qua những điểm đạo đức. Ngài không giải quyết vấn đề một cách trừu tượng khó hiểu, vì  đạo vị không thể đánh giá bằng hình thức  đạo đức bên ngoài, đạo vị là hương vị  của cuộc sống hiểu mình, hiểu người, vì mình và  vì người. Ngài chú trọng mật thiết về vấn  đề thể hiện đạo đức trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt đó là lòng biết ơn. Sống đạo đức là sống tích cực về mọi phương tiện. Ngài Tĩnh Am kêu gọi đồ chúng trong việc tu học hằng ngày cần phải chú trọng mười điểm, đó là mười nhân duyên phát tâm. Mười nhân duyên ấy là: Vì nghĩ đến ân Phật, vì công ơn cha mẹ, vì nhớ ơn Sư trưởng, vì tưởng ơn tín thí, vì lo khổ sanh tử, vì tôn trọng tánh linh, vì sám trừ nghiệp chướng, vì hộ trì chánh pháp, và vì cầu sanh tịnh độ.
 
Kỳ II: Những huấn thị về bồ đề tâm và làm thế nào phát bồ đề tâm 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here