Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Luân hồi vốn chẳng có một cũng chẳng có hai…

Luân hồi vốn chẳng có một cũng chẳng có hai…

129
0

Em thân mến!

Em đừng buồn nghe em! luân hồi vốn chẳng có một cũng chẳng có hai, ba, bốn, năm… luân hồi chẳng có điểm kết thúc cũng chẳng có điểm khởi đầu . Cái gọi là điểm kết thúc hay điểm khời đầu chẳng qua cũng chỉ là giả tạm mà thôi. Luân hồi gói gọn trong số không. Sự sống chết cũng vậy, cũng gói gọn trong con số không, đến từ không và đi về không. Nên suy cho cùng thì luân hồi vốn không đến mà cũng không đi. Sự sống chết cũng vậy, cũng chẳng đến mà cũng chẳng đi. Sự sống chết luôn luôn hiện hữu tạm bợ như nó là và rồi cũng lại tan biến tạm bợ như nó là. Biến do duyên, ứng do nghiệp nên duyên nghiệp cứ điệp điệp trùng trùng theo quy luật Thành- Trụ- Hoại- Không.

Cuộc đời của em dù ngắn ngủi ít ngày, nhưng cũng đâu có khác với cuộc đời của một người sống thọ đến trăm tuổi. Bởi kết cục của cả hai cuộc đời đều là đi tới cái chết và sự đầu thai. Sự quán chiếu sâu dài cho ta thấy được cái phi thời gian và phi không gian của sự sống chết. Em đừng hỏi em từ đâu đến, và cũng đừng hỏi rồi em sẽ đi về đâu. Bởi em từ đâu đến, và em sẽ đi về đâu. Đó không phải là ý nghĩa của sự sống. Mà ý nghĩa của sự sống nằm ở chính lúc em là. Hiện tại em là ai thì em cứ là người đó, em làm công việc gì thì em cứ tập trung làm tốt công việc đó. Luân hồi xoay chuyển, duyên ghiệp trùng trùng. Vấn đề là ở chỗ em biết điều thân, khẩu, ý đi vào dòng chảy của thiện duyên, thiện nghiệp để thần thức em luôn luôn tồn tại trong trạng thái ánh sáng thanh trong, không tồn tại trong trạng thái đen tối lu mờ.

Thần giao cách cảm, tâm linh anh và em luôn luôn có sự tương duyên, tương tức. Anh tin là anh em mình sẽ cùng nhau dần thoát khỏi vòng vô minh đen tối, dẹp bỏ đi mọi ngã chấp giận hờn, thù hận oán than, sống buông xả hơn, cống hiến hơn, thiện lành hơn, an lạc hơn và phát sáng hơn.

Trong tâm có Phật
Tôi không sợ vô minh che lấp
Tôi không ngại ái dục trùng trùng
Tham, sân, si tôi bạn cùng diệt
Tứ Thánh Đế tôi bạn cùng tu.

T.T.M

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here