Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Lên Tam giác Vàng buộc chỉ cầu may

Lên Tam giác Vàng buộc chỉ cầu may

140
0

Không phải một, mà là tới hai “ngựa”, tức là hai chiếc xe hai tầng kiểu Thái kềnh càng nom to nhưng không hề khỏe. Có lẽ chưa bao giờ khách sạn Kaen Inn ở Khon Kaen thủ phủ Đông Bắc Thái lại được đón đoàn khách nào check in sớm như vậy, những… 3 giờ sáng ! Đây là đoàn famtrip khảo sát tour tuyến của Vitours (tại Đà Nẵng) đặt trước, theo lý thuyết tầm khoảng 7h30 tối là tới nơi nghỉ.

Trên đường về từ Chiang Mai đến Khon Kean tới 650 cây số cơ man những đèo dốc uốn lượn nhưng đường sá xứ người tốt nên xe cứ chạy phăm phăm. Xẩm tối, bất đồ hai chú “ngựa” sắt thi nhau trở chứng, xe thì văng mất cỡ chục con ốc giữ bánh, xe kia bay luôn cái lốp sau, lại chẳng còn lốp dự phòng.

Nghi lễ rảy nước và buộc chỉ cầu may ở Tam giác Vàng
Nghi lễ rảy nước và buộc chỉ cầu may ở Tam giác Vàng . Ảnh: Trần Tuấn

Nghe kể từ lâu về cuộc chiến ma túy đẫm máu của ông trùm Khun Sa biệt danh “Hoàng tử Chết”, cứ nghĩ Tam giác Vàng cũng sẽ là miền đất chết. Nhưng lạ thay sự bình yên chậm rãi nơi này.

Nửa khuya, đồng không mông quạnh, cả trăm con người liều mạng ngồi lỳ trên hai chiếc xe khập khiễng lết tới cây xăng gần nhất, rồi dồn hết lên hai chiếc xe buýt cũng hai tầng đang chạy phát vãng ngoài đường. Té ra xe cộ ở Thái cũng chả khác “quan tài di động” của xứ ta là mấy. Đến lượt lũ xe buýt cũng khục khặc liên tục.

Đặt chân tới khách sạn, mới thở phào. Có một phụ nữ Thái đi lạc những… 25 năm trời vì những chiếc xe buýt hai tầng loại này trong một lần đi mua sắm. Xe gì thì không quan trọng, mà do bà nọ ở sát biên giới Myamar không biết nói tiếng Thái, đến nỗi lưu lạc cách nhà cả ngàn cây số, đành đi ăn xin, rồi sống trong trại tế bần ở Phitsanulok, cũng gần gần Tam giác Vàng.

Nhớ chuyện bà cụ nọ, nhớ cái lốp xe và đám ốc vít văng ra lăn bon bon nơi đỉnh đèo tối mịt, nhìn lại những sợi chỉ may mắn đủ màu sắc vừa được ban ở Tam giác Vàng đang đeo nơi cổ tay, khi ấy ai nấy mới thấy sự may mắn đã … hiệu nghiệm!

Khách viếng thăm chùa trên đồi Sop Ruak - Tam giác vàng
Khách viếng thăm chùa trên đồi Sop Ruak – Tam giác vàng.

… Đỉnh đồi Sop Ruak nơi tọa lạc của chùa Wat Phra That Pha Ngao với tượng Phật ngồi dát vàng khổng lồ nhìn thẳng ra ngã ba sông Mêkông giáp giới ba nước Thái – Lào – Myanmar. Nắng đẹp, mặt sông cũng dát ánh đạo hoàng.

Nghe kể từ lâu về cuộc chiến ma túy đẫm máu của ông trùm Khun Sa biệt danh “Hoàng tử Chết”, cứ nghĩ Tam giác Vàng cũng sẽ là miền đất chết. Nhưng lạ thay sự bình yên chậm rãi nơi này. Khi những du khách thập phương đủ màu da thơ thẩn bơi thuyền dưới sông, lang thang mua sắm dưới chân đồi, đủng đỉnh đội chiếc nón lá truyền thống sặc sỡ của người Myanmar vừa mua được nom như những hiệp khách thư nhàn.

Và lạ thay là “miền đất ma túy” này lại có rất nhiều chùa chiền với những bóng cà sa. Những ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 13, lặng lẽ soi bóng Mekông chiêm nghiệm đời sống qua bao sự biến lịch sử, bao cuộc chiến chết chóc kinh hoàng.

Nghi lễ tiếp theo là chậm rãi buộc những sợi chỉ bện rất khéo vào cổ tay của người cầu may cũng trong tiếng đọc kinh đều đều. Trong nhiều loại chỉ màu, khách sẽ tự chọn màu sắc hợp với tuổi với mạng của mình và thầm đọc lên những điều ước nguyện.

Cốt cách người Thái hay ở chỗ vẫn có thể tĩnh trong sự vọng động ồn ào. Như lời ông Sokiat Chuyentheerawong – Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Chiang Rai thủ phủ của Tam giác Vàng, năm 2009 có tới 3 triệu du khách tới thăm viếng nơi này. Năm 2010 này còn tăng, khoảng 10.000 lượt người mỗi ngày.

Vì sức hấp dẫn của địa danh này, vì tìm kiếm sự thanh nhàn nơi cửa Phật, nhưng cũng cả vì cái thú được đi… sát phạt ở mấy casino gần đó ! Từng là “cửa ngõ ma túy”, nay thành “cửa ngõ bài bạc”, bởi hai sòng bạc trên đất Myanmar và Lào chính là nguồn lợi lớn cho người Thái.

Đông đúc thế, nhưng trong dòng người bước mấy chục bậc lên đỉnh đồi Sop Ruak đang có tôi đây, lặng lẽ kiên nhẫn chờ đến lượt mình được ban phước Phật. Vị sư chùa Wat Phra That Pha Ngao vóc dáng nhỏ nhắn mình quấn tấm cà sa, gương mặt bình thản đang vừa lầm rầm đọc kinh, vừa cầm nhánh cây tươi ướt nước sái thủy lên đầu từng người.

Nghi lễ tiếp theo là chậm rãi buộc những sợi chỉ bện rất khéo vào cổ tay của người cầu may cũng trong tiếng đọc kinh đều đều. Trong nhiều loại chỉ màu, khách sẽ tự chọn màu sắc hợp với tuổi với mạng của mình và thầm đọc lên những điều ước nguyện.

Xong lễ, khách thường cúng dường cho chùa khoảng 100 bath Thái (50 ngàn tiền Việt), và được chùa tặng lại một chiếc hộp xinh xắn bên trong có tượng Phật, cùng một một tấm giấy chứng nhận bằng chữ Thái đóng triện màu xanh, có điền tên của khách cùng ngày tháng viếng chùa. Có thể coi đó là tấm bằng đem lại điều lành khi mang theo trong người.

Thong thả từng bậc bước xuống Mekông dạo bên mép nước. Bất giác cúi xuống lùa tay vào làn nước mát thấy bóng Phật xao động chao nghiêng. Bờ bên kia là Miến Điện, miền đất cổ của đấng thần Sáng tạo Brahma, những mái chùa nghiêng bóng dường như cũng đang sóng sánh…

Theo TPO

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here