Trang chủ Thiền môn xứ Huế Tranh-Tượng-Pháp khí Lên chùa Từ Hiếu đọc câu đối ngắm cảnh thiền…

Lên chùa Từ Hiếu đọc câu đối ngắm cảnh thiền…

198
0

Quả thật, địa thế của chùa Từ Hiếu đẹp và hữu tình. Giữa rừng thông bạt ngàn vi vút gió là một ngôi cổ tự ẩn hiện khiến cho bất kỳ ai khi bước chân vào cũng đều có cảm giác như đang lạc vào cõi mơ, lạc vào cõi thơ bất tận.

Từ cổng chính “mở núi vào chùa” là một con đường đất nhỏ quanh co, cây cối tốt tươi, khe suối rì rào, cá đớp bóng lách tách làm cho chốn thiền lâm này càng thêm thâm u và tĩnh lặng.

Từ thời nhà Nguyễn, chùa Từ Hiếu không những là nơi tu hành đắc đạo của nhiều vị tổ sư, mà con là nơi thương xuyên lui tới của các Tăng, Ni Phật tử để nghe thuyết pháp và là điểm đến thường xuyên của nhiều văn nhân, thi sĩ. Bởi cảnh đẹp ở đây đã làm say lòng người.

Chẳng thế, biết bao người dân xứ Huế, các cô các cậu học trò nam thanh nữ tú một thời của đất Huế kiêu kỳ ai mà chưa một lần đến đây để cắm trại, để thưởng ngoạn cảnh đẹp và lưu lại nhiều dấu ấn kỷ niệm.

Và cũng biết bao nhiều thế hệ tao nhân mặc khách đã đến đây, đã ngẩn ngơ như lạc vào cõi mộng và những ý thơ dạt dào đời cũng có mà đạo cũng có đã nảy ra và cụ thể nhất là những vần thơ, câu đối đề tặng chùa mà ngày nay khi ta bước chân đến trước cổng tam quan ta liền thấy ngay ở phía trên:

“Tứ hải danh nhân đề cổ tự
Nhất sơn phong vật mỵ thiền thâm”

Tạm dịch:

Bốn biển danh nhân đề thơ chùa cổ
Cảnh đẹp núi non sâu thẳm chốn thiền.

Câu đối trên đã nói đến cảnh đẹp của chốn thiền môn thật là nhẹ nhàng và ý nhị. Mang tâm trạng nhẹ nhàng thanh thảng đó để bước chân qua cổng tam quan theo con đường nhỏ hai bên trồng hai hàng cây xanh rì dẫn lên chùa lòng càng thấy nhẹ nhàng, thâm thúy hơn nếu chúng ta bình tâm, hít một hời rồi nhẹ nhàng thở ra và đọc đôi câu đối ngay trước tiền đường chùa.

“Từ Hiếu biểu huy xưng, nhân tâm thế đạo hữu quan, Phạm Vũ chung thanh tuyên đại giác.
Dương Xuân đa mỹ cảnh, cổ sái danh lam sở tại, Như Lai tuệ nhật chiếu trung thiên”.

Sau chiếc cổng này là không gian thiền môn tĩnh lặng vô cùng

Tạm dịch:

Từ Hiếu sáng danh thơm, đạo đời tương quan một dạ, tiếng chuông ngân nga thức tỉnh cơn mê.
Dương Xuân nhiều cảnh đẹp, tạo dựng danh lam chốn này, trí tuệ Như Lai chiếu sáng kinh đô.

Đọc câu đối này xong, lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quan chùa Từ Hiếu thêm một lần nữa mới thấy đúng là đất Dương Xuân, nơi mà chùa Từ Hiếu tọa lạc thực sự có quá nhiều cảnh đẹp thiền vị. Nơi đây chốn thâm u tịnh mịch, chốn thiền lâm huyền diệu đã tạo cơ duyên để trí tuệ siêu việt của Như Lai như vần mặt trời chiếu sáng khắp trời kinh đô.

Đến thăm khu nghĩa trang “Hoạn quan” mới thấy đúng là tiếng thơm của chùa còn vang truyền mãi bởi chính sự hoà hợp đạo – đời hoà hợp hiếu – nghĩa hiếm có này.

Quả là một sự thâm thuý vô cùng, đất Dương Xuân nhiều cảnh đẹp, nhưng chưa phải là thắng cảnh mà chỉ khi nào “cổ sái danh lam” thì khi đó đất kinh đô mới trở thành đất Phật.

Mãi đắm say với cảnh đẹp, với những ý thơ tả cảnh thâm thuý nặng chất triết lý nhà thiền, bước chân thênh thang giả từ ngôi chùa vang danh chốn đế kinh một thời, nhưng lòng vẫn còn luyến tiếc, và ngước mắt nhìn lên cổng tam quan chào tạm biệt thì lòng càng thấy bâng khuâng với đôi câu đối:

“Đâu Suất thiên cao kinh quốc đồng Phật quốc
Thượng phương nguyệt xuất tiền khê tiếu hậu khê”.

Tạm dịch:

Trời cao Đâu suất, kinh đô cũng là nơi nước Phật.
Thượng phương trăng sáng, suối trước suối sau cười rốc rách.

Trời “Đâu Suất là cõi Phật thanh tịnh, câu đối trên ví đất Dương Xuân, nơi chùa Từ Hiếu toạ lạc là đất kinh đô nhưng cũng đẹp u tịch, thanh tịnh khác gì ĐẤT PHẬT. Đặc biệt là khi trăng vừa ló dạng khe suối lấp lánh rì rào tô đẹp thêm cho chốn thiền lâm này càng thêm thanh nhã và u tịch lạ kỳ.

Ngẫm ra mới hay, câu đối ca ngợi cảnh đẹp của các chùa cũng phải tuỳ duyên, mỗi ngôi chùa có mỗi cái duyên khác nhau. Duyên cảnh, duyên tâm và cả duyên tình nữa. Duyên cảnh thì cảnh sinh tình để thơ trào dân tuyệt tác, duyên tâm thì tâm đạo sẽ viên dung, kinh đô cũng là đất Phật. Bởi vậy, nên hầu hết các ngôi chùa ở kinh đô Huế xưa đều có rất nhiều câu đối hay để nói lên cảnh đẹp của sự viên dung giữa tâm và cảnh mà trong đó những câu đối tại chùa Từ Hiếu được cho là hay nhất.

N.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here