Nhiều người cho rằng, tổ chức lễ hội Quán Thế Âm tức là tổ chức một lễ hội của tâm đại bi bình đẳng. Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Đức Phật thuyết "ở đâu có khổ tâm của chúng sanh động thì tức khắc ở đó có bi tâm của Bồ tát Quán Thế Âm". Lòng từ bi của Ngài bình đẳng không bỏ rơi ai, khi mọi người giữ được cõi lòng thanh tịnh để niệm đến hồng danh của Ngài, thì tình yêu thương, thấu hiểu và sẻ chia sẽ lập tức chiếu đến.
Bồ tát Quán Thế Âm được tôn xưng với danh hiệu thân thương và gần gũi là đấng MẸ HIỀN của thế gian, bởi hạnh nguyện "lắng nghe và hiểu rõ" những nổi khổ tâm của đàn con đã và đang gánh chịu. Hạnh nguyện đó rất gần gũi, dễ thực hành đối với mọi người và rất thiết thực trong bối cảnh xã hội của chúng ta hôm nay.
Mừng đón lễ hội Quán Thế Âm chúng ta hãy bình tâm mà suy tưởng về mối quan hệ giữa người với người mà biết lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn. Bởi hơn bao giờ hết, trong mối quan hệ xã hội ngày nay, mọi người cần ý thức sự lắng nghe và và thấu hiểu nhau để sẻ chia cho nhau tình yêu thương là tiền đề đưa đến một xã hội thanh bình và hạnh phúc chân thật, bền vững.
Mừng đón lễ hội Quán Thế Âm, một lần nữa chúng ta học theo hạnh lăng nghe của Ngài để bình tâm nhận biết ở đâu đó trên đất nước nầy, trên thế giới này vẫn còn ngập tràn những nỗi bất hạnh, chiến tranh, nghèo đói, bịnh tật…để sống hiền hậu với nhau hơn.
Mừng đón lễ hội Quán Thế Âm chúng ta được lắng nghe lời nguyện từ hằng hà sa số kiếp của Ngài vẫn còn đồng vọng mãi trong ta để tự mình ý thức được mỗi chúng ta phải là một vị Bồ tát "biết lắng nghe" mà xua tan đi lớp mây mù tham ái ngã chấp, vận dụng tâm tánh thanh tịnh để không còn sóng lòng xao động và cảm nhận ánh từ quang vi diệu của Ngài, nguyện làm một người "truyền thông" tình thương yêu vô bờ bến của Ngài đến với mọi người đến với mọi loài chúng sanh.
Mừng đón lễ hội Quán Thế Âm chính là một "khoá tu tập tâm linh" tưởng niệm đến danh hiệu và hạnh nguyện của Đức Bồ tát "lắng nghe" để thực tập sự mở rộng lòng mình và lắng nghe tất cả những nỗi niềm của người khác để sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu, biết chuyển đổi tâm tham sân si mà tha thứ và yêu thương, hóa giải mọi sự xung đột mâu thuẫn nội tại của tự tâm, làm cho mình và người vơi bớt khổ đau.
Cùng nhau đón mừng lễ hội Quán Thế Âm để một lần nữa cùng nhau khẳng định tín ngưỡng đại từ, đại bi và đại
Mừng đón lễ hội Quán Thế Âm 19/6/Kỷ Sửu, một lần nữa chúng ta "lắng nghe và chia sẻ" cùng chư tôn BTS Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế để góp phần xây dựng lại khu tượng đài |
tuệ của Phật giáo qua hình ảnh Đức Quán Thế Âm đang phát triển mạnh mẽ khắp nơi trên thế gian này. Ngày 19 tháng 6 âm lịch hằng năm Ban Trị sự Tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm cũng nằm trong ý nghĩa đó đồng thời cũng chính là gìn giữ, bảo lưu và phát huy truyền thống văn hóa Thừa Thiên Huế đượm màu Phật giáo.
Và cũng trong tinh thần "lắng nghe và chia sẻ" lễ hội Quán Thế Âm 19 tháng 6 Âm lịch hằng năm của Phật giáo Thừa Thiên Huế đã được mọi người thấu hiếu và sẻ chia, nên đã thực sự trở thành ngày đại lễ của Huế.
Thánh Tích Tượng Đài Quán Thế Âm là Thánh tích văn hóa tín ngưỡng của Phật giáo Huế, là nơi trở về chiêm bái, là trung tâm tín ngưỡng Quán Âm không những cho Tăng Ni, Phật tử mà rộng ra đến mọi tầng lớp quần chúng từ Bắc chí Nam, từ trong nước đến nước ngoài và nơi đây còn là địa điểm tham quan của du khách thập phương. Tuy nhiên với cơ sở vật chất cũng như địa điểm và mặc bằng tổ chức lễ hội còn nhiều hạn chế: đồi núi, vực thẳm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn cho Tăng, Ni và thập phương thiện tín cũng như du khách về hành lễ.
Và tin tưởng rằng trong tinh thần "lắng nghe và thấu hiểu" cùng Tăng, Ni Phật tử những nhà hảo tâm, những Phật tử khắp nơi hưởng ứng ủng hộ cho công tác xây dựng lại khu Tâm linh tượng đài Quán Thế Âm của Phật giáo Thừa Thiên Huế trong khu vực 17 héc ta tại vùng núi đồi này trở thành một trung tâm du lịch tín ngưỡng tâm linh như tâm nguyện của chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử cố đô Huế
với tổng kinh phí dự trù khoảng hơn một trăm tỷ đồng. Vậy, với chúng ta, những người Phật tử đứng trong hàng ngũ của những sứ giả "truyền thông hạnh nguyện lắng nghe và thấu hiểu của Ngài" cần phải tích cực đóng góp trí tuệ, công sức và tịnh tài tịnh vật để ccùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế sớm hoàn thành một Phật sự quan trọng, Phật sự có tên là lắng nghe và thấu hiểu này.
T.N