Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Lễ hội đền Huyền Trân

Lễ hội đền Huyền Trân

131
0

du khách nô nức trảy hội đền Huyền Trân Công chúa ở núi  Ngũ Phong, phường An Tây, TP Huế. Ảnh Netcodo
Du khách nô nức trẩy hội đền Huyền Trân Công chúa

Lễ hội đền Huyền Trân được chính thức đưa vào chuổi lễ hội mùa Xuân của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2008, và đã trở thành một hoạt động văn hoá lễ hội thường niên (diễn ra trong hai ngày 8 và 9 tháng Giêng Âm lịch), nhằm tri ân công lao của các bậc tiền nhân trong việc mở mang bờ cõi đất nước, khai sinh ra mảnh đất Thuận Hóa – Thừa Thiên Huế.

Ông Ngô Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh đánh trống khai mạc lễ hội đền Huyền Trân 2010.
Ông Ngô Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh đánh trống khai mạc lễ hội đền Huyền Trân 2010

Với sự quan tâm ngày càng đông đảo của chư tôn đức Tăng Ni, đạo hữu và Phật tử và nhân dân Thừa Thiên Huế, các tỉnh thành lân cận cùng với khách hành hương trong và ngoài nước, lễ hội Đền Huyền Trân đã thực sự trở thành một ngày hội tâm linh của người dân Thừa Thiên Huế nói riêng và của cả nước nói chung. Do đó, năm nay, ngoài phần nghi lễ cầu nguyện, dâng hương, Hoa đăng "cầu quốc thái dân an" do Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì đảm trách…mang tính tâm linh cao; Ban Tổ chức còn có sự đầu tư các hoạt động phần "hội" chu đáo và công phu hơn, nhiều chương trình lễ hội hay, giới thiệu nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống Huế đã được trưng bày và giới thiệu như: gốm Phước Tích, thổ cẩm A Lưới, sơn mài Huế…

Đoàn người vào dâng hương đền thờ Công chúa Huyền Trân
Đoàn người vào dâng hương đền thờ Công chúa Huyền Trân

Ngoài ra, còn có nhiều phần “hội” như biểu diễn võ thuật, biểu diễn và triển lãm thư pháp, biểu diễn nghệ thuật cắt tranh giấy, ca nhạc thính phòng "Huế Xưa", hội thi cắm hoa nghệ thuật và vẽ tranh thiếu nhi cùng nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như hò giã gạo, chơi bài chòi, chọi gà …

Các đoàn đại biểu vào dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa

N.N
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here