Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Lắng nghe từ trái tim

Lắng nghe từ trái tim

128
0

Hãy sống như  thế nào để khi nằm xuống ta không một chút hối hận nuối tiếc, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn  đã viết: “Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên.” Hay “sống trong đời sống cần có một tấm lòng…để gió cuốn đi…”.

Hẳn nhạc sĩ  Trịnh Công Sơn luôn ôm ấp trong lòng trái tim đày yêu thương, không có bóng dáng của hận thù, của thương, của ghét mới viết lên được những ca từ bất hủ đến vậy.

Hãy dành ra đôi chút để suy nghĩ về những gì bạn đã thấy, biết trong cuộc sống. Hãy liên kết chúng lại trong một nhận thức bao quát, toàn diện. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy được những điều mà trước đây chưa hề nghĩ đến”.

Ta thử lặng nhìn một buổi chiều tà, bạn sẽ thấy thật hạnh phúc và thanh bình khi trong tâm bạn không nghĩ đến điều gì khác ngoài ánh nắng nhạt đang khuất dần sau rặng núi, và để tâm chú ý quan sát từng phút từng giây, bạn sẽ thấy trong tâm có  sự chuyển biến kỳ lạ. Vì chính ngay lúc ngắm nhìn đó, bạn đã để hết tâm chú ý đến sự biến đổi của thời gian và nhìn lại chính mình cũng vô thường biến đổi theo từng sát na và rồi sẽ chết không biết lúc nào, như tia nắng trong buổi hoàng hôn nó sẽ chìm dần vào bóng tối. Cho nên, bạn hãy sống thật đẹp như từng đã sống, hãy hít thở thật sâu như chưa từng đã thở để thấy được cuộc sống, nhịp đập của bạn hoa cùng cuộc sống và nhịp đạp của nhân loại.

Có bao giờ  bạn đi giữa những hàng cây mà khởi lên suy nghĩ  những cây này rất có ích cho ta, thường ngày nó cho ta bóng mát, cho không khí trong lành và cho tất cả những gì nó có được. Cuộc sống thật nhiệm mầu khi chúng ta biết nghĩ và trân trọng nó. Xung quanh ta đều là thiện tri thức nuôi lớn và ươm mầm cho ta hướng đến tương lai, nó cho ta nhưng không mong đáp trả.

Khi có chánh niệm tức sống trong sự tỉnh thức, và nhận biết, tất cả mọi công việc đều đẹp và có  ý nghĩa. Dù đó lầ việc tưới cây, lặt rau, chùi nhà vệ sinh… Mọi công việc đó không thể xem việc nào hơn việc nào, mà mỗi việc  đều có lợi ích riêng của nó, nếu bạn nhận thức như vậy thì bạn là người thực sự  được sống và biết sống.

Khi nhận biết như  vậy rồi bạn không tất bật đi kiếm hạnh phúc từ  bên ngoài mà ngay trong những công việc hằng ngày, bạn sẽ thấy mỗi công việc là một niềm vui, và bạn sẽ không bao giờ buồn khi quanh bạn toàn là bằng hữu. Khi trong tâm duy trì được niềm vui thì mọi công việc của bạn đều trở thành phước đức và công đức. Vì bạn làm trong chánh niệm, trong tỉnh thức, nó có thể tích tụ từng chút, từng chút để nuôi dưỡng giới thân huệ mạng. Chính vì thế, bạn hãy hoan hỷ làm tất cả những công việc mà thầy, bạn, chị, em giao cho mình, vì làm như vậy không những đem lại niềm vui cho người mà còn tạo cho mình một đức tính khiêm cung nhẫn nại.

Bạn hãy làm  đi rồi sẽ thấy cuộc sống thật đẹp và  an lạc. bạn chỉ thử thực hành trong một vài tuần, thì cuộc đời của bạn sẽ đổi khác từ nội tâm cho đến hoàn cảnh xung quanh bạn. Tạo  được hạnh phúc trong nội tâm, bạn cảm thấy rất vững vàng khi đứng trước mọi tình huống, dù có khó  khăn đến mấy bạn cũng có thể vượt qua rất dễ dàng. Vì trong tâm bạn luôn hướng về  mọi người, cho nên tạo được mối đồng cảm. Mặc dù đối phương là người rất mặc cảm với bạn, nhưng dần dần cách xử thế nhẹ nhàng của bạn sẽ cả hóa được đối phương. Đó là đường lối tốt nhất giúp cho bạn chiến thắng trong mọi tình huống, nhưng không gây tổn thương đến cho ai.

Hạnh phúc có  được khi bạn luôn đem đến cho người khác niềm vui, qua cử chỉ, ánh mắt và nụ cười,…mà  người khác cảm nhận được sự ấm áp, lòng bao dung và độ lượng trong đó.

Trong cuộc sống có điều gì làm bạn phiền muộn, bạn hãy cười lên đi rồi mọi chuyện sẽ qua. Nụ cười cũng là một trong những chỗ dựa tinh thần của bạn. Có đôi lúc cuộc sống mang lại cho bạn những phiền toái, rắc rối và gây căng thẳng, mỗi lần như vậy, bạn hãy cố gắng cười lên, mặc dù  bạn không thích cười, nhưng làm được như thế  sẽ giúp bạn giảm được ức chế trong lòng và đưa tinh thần bạn trở lại trạng thái quân bình.

Nụ cười vốn dĩ hồn nhiên, vô tư, nhưng qua sự sàng lọc của con người, nó trở thành dụng ý riêng trong mỗi lúc mình cười. Có thể cười trong sự mỉa mai, trong lúc buồn hoặc vui… chúng ta đều thể hiện nụ cười. Trong lúc giao tiếp, mỉm cười là cách đem đến cho người khác cảm giác thân thiện và dễ gần gũi. Vì vậy, bạn đừng ngại mỉm cười khi đem lại cho người khác niềm vui.

Chân lý là  những gì rất thật, rất giản dị có liên quan đến đời sống hằng ngày. Bạn thấy được sự  thật, sự giản dị ấy thì cuộc sống của bạn không bị u trệ, vướng bận khổ đau.

Như vậy, ăn là một chân lý, cười là một chân lý, thở  là một chân lý, ngủ là một chân lý… Bạn  ăn mà biết quán chiếu thức ăn là vị  thuốc, nên ăn để nuôi thân chứ không phải vì miếng ăn mà làm khổ mình khổ người. Không ngủ là bệnh, ngủ được là khỏe, nhưng ngủ nhiều thì hôn ám. Quân bình được sự ăn, sự ngủ là một chân lí sống. Thở và cười là một chân lí mầu nhiệm. Thở, cười làm cho tâm an, làm cho lòng cởi mở, làm cho đời thêm tươi sáng. Bạn phải tiếp xúc và nuôi dưỡng chân lí đó thường trực trong từng giây phút của đời người.

Trong cuộc sống có bao điều hay và đẹp mà bạn chưa khám phá ra đó thôi. Trong cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười, cách ăn uống, đi đứng của bạn  đều tiềm ẩn cái đẹp, cái cao quý ở  đó. Thế nên, bạn đừng bỏ lỡ những cử chỉ cao đẹp nào trong cuộc sống, mà hãy sống chân thật, cởi mở tấm lòng với mình, với người. Đó mới là điều đáng trân quý nhất trước khi bạn muốn trở thành người tốt.
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here