Trang chủ Phật giáo khắp nơi Lắng lòng với “Thiền” tại Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế

Lắng lòng với “Thiền” tại Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế

140
0
 
Thứ Sáu, 21/03/2014 16:42  
 
 

n”, sản phẩm du lịch tâm linh mới được khai thác tại Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã trong thời gian gần đây. Ngược thành phố Huế về Nam chừng 30km, đến cầu Truồi rẽ phải thêm 10km nữa, Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc trong khu vực Vườn quốc gia Bạch Mã, thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.




Đường vào Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế phải đi bằng thuyền trên sông


Giữa bát ngát sóng nước hồ Truồi, Thiện viện Trúc Lâm Bạch Mã ẩn hiện trong màu lam khói như bức tranh thủy mặc thấp thoáng tuyệt đẹp. Nhìn từ xa, Thiền viện nổi bật như một bán đảo giữa núi rừng soi mình xuống dòng nước trong xanh. Để lên Thiền viện chiêm ngưỡng những Chánh Điện, Tổ Đường, Tam Quan, Lầu Chuông, Tháp Trống, Phương Trượng thấp thoáng giữa mây trắng thì du khách phải chinh phục 172 bậc tam cấp.

Từ Cổng tam quan nhìn ra, là tượng Phật Thích Ca cao 24 mét lộ thiên, ngồi thiền uy nghi trên cù lao giữa hồ. Tiếng chuông chùa vang vọng, hòa mình với tiếng lảnh lót chim muông và thi thoảng những tiếng thú rừng tạo nên không gian thanh thoát, lắng đọng.






Thiền viện thấp thoáng sau những rừng cây xanh mát mắt


Công trình thiền viện được chia thành 3 khu vực: Ngoại viện, Tăng viện (khu vực chuyên tu của tu sĩ nam và phật tử nam) và Ni viện (khu vực chuyên tu của tu sĩ ni và phật tử nữ).

Thiền viện được tổ chức theo chủ trương làm sống dậy tinh thần Thiền tông đời Trần. Đặc biệt, là nơi tu mang tính cách mở, nên bất kỳ ai có tâm tu thiền thì đều được Thiền viện tạo điều kiện. Theo Đại đức Thích Tâm Hạnh, Trụ trì thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thì “thiền” là tập tu trong cõi động, làm lắng lại tư tưởng của mình. “Khi lòng rộng, lòng yên tĩnh thì trí sẽ mạnh, được phát huy. Trạng thái lắng mà sáng ấy chính là thiền” đại đức giảng về ý nghĩa thiền.




Giờ học Thiền tại Thiền viện



Nhiều du khách được đàm đạo chuyện Phật pháp với thầy trụ trì sau giờ học
.


Hiện nay, chùa không mở lớp cố định, mà bất kỳ lúc nào phật tử có nhu cầu, thì tùy theo phật tử nam hay nữ sẽ được quý thầy, quý cô hướng dẫn tu thiền cụ thể. Thiền sinh sẽ thực hiện thời gian biểu giống như mọi tăng ni khác trong chùa. Theo đó, 3h sáng thức dậy ngồi thiền 2 tiếng, tới 6h thì ăn sáng. Tiếp đó thiền sinh tham gia lao động, đây là phương pháp tập tu trong cảnh động. Ăn trưa xong, thiền sinh có 1 tiếng để nghỉ ngơi, buổi chiều là các buổi học phật và tụng kinh. Buổi tối thiền khoảng một tiếng rưỡi, tới 22h thì thiền sinh nghỉ ngơi, sáng hôm sau 3h lại tiếp tục.




Yên tĩnh trong không khí trong lành nơi Thiền viện, cách xa với mọi mưu sinh, chộn rộn cuộc đời


Đến đây, giữa chốn thanh tịnh hãy một lần trải nghiệm với thiền để cảm nhận môi trường với những gì mình không có, trở lại lại là mình, đối diện với bản thân. Khi lòng lắng – tâm sáng chính là điểm hấp dẫn mà khách đến nơi đây, để rồi khi về, du khách mang theo mình sức sống tươi vui, nhẹ nhàng, dễ dàng cảm thông với mọi người và đủ bản lĩnh để xử trí linh hoạt trong cuộc sống.

Tại buổi quảng bá Festival Huế 2014, với tư cách nhà tài trợ Bạc, đồng thời là đơn vị duy nhất khai thác điểm “du lịch thiền” độc đáo này ông Trần Đoàn Thế Duy, PGĐ Cty Vietravel nói: “Du lịch tâm linh ở Huế là sản phẩm du lịch hấp dẫn mà thị trường hiện đang có nhu cầu cao, tuy nhiên hiện vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Chính vì thế, trong khuôn khổ Festival lần này, đưa vào khai thác sản phẩm hoàn toàn mới  “du lịch thiền” tại Thiền Viện Trúc Lâm kỳ vọng sẽ không chỉ đa dạng thêm lựa chọn cho du khách mà sẽ góp phần khai thác và phát triển du lịch tâm linh Huế”.



Khách thập phương từng đoàn nhỏ đến thăm Thiền viện buổi ban mai



Tượng Phật tĩnh lặng ở đảo ngoài Thiền viện tạo cảm giác yên bình, thư thái cho tất cả ai đến đây
.


Ngoài ra, trong hành trình khám phá đất thần kinh xứ Huế, Đền Huyền Trân công chúa, Phật đài Quán Thế Âm, chùa Từ Hiếu, Thiên Mụ và Hệ thống lăng mộ các vua nhà Nguyễn… cũng là những nơi du khách không thể bỏ qua.

Đặc biệt năm nay, ngày khai mạc Festival Huế 2014 vào 12/4 (tức 13/3 âm lịch) sẽ trùng với Lễ hội Điện Hòn chén mang đậm tín ngưỡng dân gian thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na cũng sẽ là một lựa chọn hấp dẫn cho du khách.

 
Dân Trí

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here