Trang chủ Vấn đề hôm nay LÀM THẾ NÀO VIRUSCORONA GIÚP CHÚNG TA HIỂU ĐƯỢC QUAN ĐIỂM PHẬT...

LÀM THẾ NÀO VIRUSCORONA GIÚP CHÚNG TA HIỂU ĐƯỢC QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ SỰ TƯƠNG QUAN LẪN NHAU

502
0

LÀM THẾ NÀO VIRUSCORONA
GIÚP CHÚNG TA HIỂU ĐƯỢC QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ TƯƠNG QUAN LẪN NHAU

(How the Coronavirus Helps Us Understand the Buddhist View of Our Interdependence)
Tác giả Tiến sĩ John Amodeo
Thích Vân Phong dịch08/06/2021

Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo đã đưa ra giáo lý các pháp đều do duyên khởi và phụ thuộc lẫn nhau, như Tôn chỉ Kinh Hoa Nghiêm rằng: “Tất cả các pháp đều do duyên khởi và phụ thuộc lẫn nhau, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt, không một pháp nào có thể tồn tại độc lập trong thế giới này, cho đến giữa một hạt bụi nhỏ nhất, với một cõi thế giới to lớn nhất trong vũ trụ cũng đều có sự tương quan mật thiết với nhau”. Điều này có nghĩa là không có gì tồn tại độc lập trong thế giới của chúng ta. Mọi thứ điều được kết nối với nhauChúng ta đang tồn tại trong một mạng lưới phức tạp của của cuộc sống đang liên tục thay đổi theo nguyên lý vô thường.

Bây giờ, thay vì tham khảo các văn bản Phật giáo được viết bởi các bậc thầy tâm lýchúng ta có một loại virus thấp dạy chúng ta về sự tương quan phụ thuộc lẫn nhau. Hiện nay, với đại dịch Viruscorona, chúng ta không thể giả vờ rằng, chúng ta tồn tại như một thực thể độc lập trong sự lãng quên thế giới xung quanhChúng ta không thể bay ra nước ngoài, tham dự những buổi hội thảo, dạ tiệc hay xem đấu thể thao, hoặc đi mua sắc mà không tự hỏi liệu chúng ta có tiếp xúc với người khác bị nhiễm bệnh hay không. Chúng ta không sống như một cái tôi riêng biệt bị ngắt kết nối, và không quan tâm đến những gì xung quanh chúng ta đang xảy ra.

Các nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu như Tiến sĩ John Gottman (nhà nghiên cứu Phật học uyên thâmhành giả thiền Phật giáo, nhà nghiên cứu tâm lý và bác sĩ lâm sàng người Mỹ, người đã làm việc nhiều hơn bốn thập kỷ về dự đoán ly hôn và ổn định hôn nhân. Ông cũng là một diễn giảtác giả, và một giáo sư danh dự về tâm lý học), đã nói với chúng tôi trong nhiều năm rằng, các mối quan hệ của chúng ta chỉ có thể phát triển khi cách chúng ta nhận thức được sự tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng ta. Nếu chúng ta không thể nghe thấy cảm xúc và nhu cầu của nhau, các mối quan hệ của chúng ta sẽ đau khổChúng ta phát triển đến mức mở rộng mà chúng ta nắm lấy sự tương quan phụ thuộc lẫn nhau.

Covid-19 mời chúng ta nhận thức rằng, hiện chúng ta luôn tương quan phụ thuộc lẫn nhau theo những cách có nghĩa là sống hoặc chết (hoặc bệnh nặng). Chúng ta đang có một cái nhìn sinh động hơn rằng, con người chúng ta dễ bị tổn thương hơn chúng ta nghĩ. Các quyết định được đưa ra tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc về việc cho phép bán động vật hoang dã, nơi lây truyền virus sang người được cho là xảy ra lần đầu tiên, sự việc ảnh hưởng đến mùa bóng rổ Mỹ có bị đình chỉ hay không – hoặc trường học của con em chúng ta có bị đóng cửa hay không, và chúng ta phải tranh giành để tìm ra cách chăm sóc chúng trong khi chúng ta đang làm việc.

Chúng ra có cơ hội nhận ra ở mức độ sâu hơn rằng, có thể hiểu được chúng ta là một phần của một mạng lưới trong cuộc sống lớn hơn nhiều so với tâm trí của  chúng ta. Nếu một người không có bảo hiểm y tế cần thiết phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng y tế của họ – hoặc không được nghỉ ốm và không có khả năng nghỉ làm – họ có thể lây nhiễm cho mọi người mà họ liên hệ. Việc nghèo đói của một người làm ảnh hưởng đến toàn bộ. Thật khó để đổ lỗi cho mọi người vì đi làm ốm khi họ sống có lương để được trả lương.

Virusconrona cảnh tỉnh chúng ta về những tác động của nguồn gốc tương quan phụ thuộc lẫn nhau, đó là một nguyên tắc cốt lõi của tâm lý học Phật giáoChúng ta càng nhận ra nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và mạng lưới an toàn cho mọi ngườichúng ta càng được bảo vệ. Càng nhiều quốc gia ưu tiên các chính sách hợp tác, và nhân ái càng làm cho mọi người khỏe mạnh hơn, tất cả chúng ta sẽ càng có lợi, Nghe có vẻ khá, nhưng chúng ta đang thấy rõ hơn rằng, chúng ta là một thế giới nhỏ bé, kết nối với nhau. Sự hiểu biết tâm lý của Phật giáo về bản chất liên kết của cuộc sống cho thấy rằng, chăm sóc bản thân có liên quan mật thiết đến việc chăm sóc lẫn nhau và hành tinh mong manh của chúng ta.

Khi nó trở nên ít khả năng làm dịu hoặc bản thân giải trí bằng cách ra ngoài, đây là thời điểm tốt để đi vào bên trong và tìm những cách khác để chăm sóc bản thân. Các video dạy chúng ta tu tập thiền định Phật giáo, Yoga và các phương pháp khác để tự chăm sóc bản thân có rất nhiều trên Internet. Chúng ta có thể thấy rằng, đọc một cuốn sách chúng ta đã đặt sang một bên, viết nhật ký, gọi cho một người bạn cũ mà chúng ta đã mất liên lạc hoặc kết nối thường xuyên hơn với những người bạn hiện tại, sẽ hài lòng hơn là xem tivi hoặc bị tiêu thụ ít bởi nuôi dưỡng các hoạt động.

Đây là thời điểm tốt nhất để đánh giá lại cuộc sống của chúng ta. Thực sự điều gì quan trọng? Nên nhớ rằng chúng ta yêu ai tất cả đều cùng nhau có chúng ta trong đó, chúng ta có thể nổi lên với ý thức cộng đồng mới mẻ – trở nên tỉnh thức hơn với sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau.

Tác giả Tiến sĩ John Amodeo, cư sĩ nghiên cứu Phật học uyên bác, nhà văn, nhà trị liệu tâm lý phương Tây với Trí tuệ tâm linhtác giả và diễn giả. Trên hành trình của ông đã tích hợp tâm lý tốt nhất với trí tuệ tâm linh trong hơn 45 năm, và là một nhà trị liệu tâm ý hôn nhân và gia đình được cấp phép trong 39 năm. Ông từng giảng dạy và lãnh đạo các hội thảo quốc tế, bao gồm tại các trường đại học ở Hồng Kông, Chile và Ukraine. Với tư cách là một nhà văn, biên tập viên đóng góp  cho Tạp chí Yoga trong 10 năm và đã xuất hiện với tư cách là khách mời trên CNN, Donahue và New Dimensions Radio. Đã trước tác và xuất bản nhiều đầu sách rất giá trị.

Tác giả Tiến sĩ John Amodeo

Thích Vân Phong dịch

(Nguồn: Scottsdale Psychotherapy)

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here