Trang chủ Phật học Làm gì cũng đừng quên nhân quả báo ứng

Làm gì cũng đừng quên nhân quả báo ứng

248
0

Tục ngữ có câu: “Giặc trộm kế của trạng nguyên”. Người thông minh lại mắc phải sai lầm thông minh làm hại, việc này đâu đâu cũng có. Những kẻ lưu manh, trộm cắp cho rằng không cần lao động cực nhọc mà vẫn được hưởng. Kẻ lừa dối, gạt người cho mình động ba tấc lưỡi thì được tiền của. Nhưng theo luật nhân quả “thiện có quả báo thiện, ác có quả báo ác”. Báo ứng liền theo sau.

Muôn sự ở thế gian, chúng ta làm việc một phần thì hưởng một phần; tuyệt đối không có chuyện kẻ lười lao động mà hưởng thành quả. Cho nên đạo Phật nói: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Không có đạo lý trồng cỏ um tùm mà được gặt lúa.

Trong giới sĩ, nông, công, thương nỗ lực làm việc đều có phương pháp của họ. Nếu người chỉ chuyên vắt óc suy nghĩ tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc dùng thủ đoạn đầu cơ trục lợi để mình có lợi thì sẽ chịu quả báo hại mình. Như người làm việc văn phòng tham ô trái pháp luật. Người nông dân dùng phân bón hóa học quá liều lượng để thu hoạch cao có hại sức khỏe người tiêu dùng. Công nhân tham lam lấy trộm vật liệu, làm việc qua loa. Doanh nhân dùng hàng giả bán lừa gạt mọi người để được lời nhiều. Kết quả, họ đều chịu báo ứng thích đáng tội mình làm. Mỗi người ở thế gian đều có một nghề, ai cũng có thể làm lợi ích cho xã hội. Chúng tôi nói cách khác, mọi người đều có thể bóc lột xã hội, vấn đề là chúng ta có lương tâm hay không mà thôi.

Tiền đồ của mỗi người sáng sủa hay mờ mịt, nhân cách thanh cao hay thấp hèn, tương lai tiến thân hay sa đọa đều bắt đầu từ một ý niệm của chúng ta. Nếu người giữ tâm lương thiện, mặc dù hiện tại chịu thiệt thòi một chút nhưng tương lai nhất định được quả báo tốt đẹp. Kẻ gian ác tuy trước mắt chiếm được lợi phẩm một chút, nhưng dần dần nhân cách bị sa đọa. Mọi người chán ghét, tương lai nhất định sẽ tăm tối, chính là do có tâm xấu. Dùng người, làm việc không đúng phương pháp, cũng tạo thành kết quả không tốt. Vì thế, chúng ta phải học theo Đức Phật, Thánh hiền dạy, lý do là ở đây.

T.N.V.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here