Nhiều người nhìn Vesak như là lễ hội của một tôn giáo mà không để ý đến tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó trên lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, chính trị và tôn giáo.
2. Ngoại giao
Nhiều bạn hiền và bằng hữu tốt không thể có, nếu một người cứ đóng cửa suốt ngày không gặp ai.
Qua Vesak, Việt Nam sẽ có thêm nhiều bạn hiền khắp năm châu bốn biển, thay vì chỉ có hạn hẹp trong một số nước láng giềng.
Ai có nhiều bạn hiền, người đó có nhiều cơ hội tốt để thành tựu. Và Vesak là một trong những cơ hội quý báu để có thêm nhiều bạn hiền nếu chúng ta tổ chức thành công.
Ngày nay các quốc gia thường ít sử dụng khí giới để chinh phục, nhất là các nước nhỏ, mà chinh phục bằng văn hóa, bằng ảnh hưởng kinh tế và qua lá phiếu trong các bầu bán tại các định chế quốc tế. Việt Nam và người phật tử Việt Nam luôn luôn sống hiền hòa đạo đức, chứng tỏ sự hiếu khách, lịch sự và có một nếp sống văn hóa cao của mình qua các cuộc gặp gỡ, các lễ hội.
Một người đi xa, lúc về nhà khó ăn ít ngủ vì bị ám ảnh bởi một hình bóng giai nhân, một phong cảnh tuyệt vời, một sự đối xử nhân hậu hiếm có trong cuộc đời. Chí ít là, không bất mãn, không ngán ngẫm với một tổ chức, một đoàn thể quá èo ọp luộm thuộm, vụng về, thiếu kinh nghiệm…
Chính trị là nghệ thuật chinh phục kẻ đối tác bằng tác phong đạo đức, lịch sự, khiêm cung và nhất là tạo cho người đối diện có nhiều cảm tình với chúng ta thay vì buồn chán và khinh thường. Tốt nhất, là làm cho người khác vừa yêu vừa kính. Chí ít là, họ ghét mình chứ không thể để họ khinh. Do thế, Lễ hội Phật đản Quốc tế, quốc gia đăng cai tổ chức, Việt Nam, phải tỏ ra được thế giới vừa yêu vừa kính qua hình thức và nội dung phong phú của tổ chức. Và phải là một tổ chức mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
4. Tôn giáo
Nhiều ngàn năm qua tôn giáo bị các nước Âu châu dùng như là những đạo quân tiên phong xung kích để, chiếm thuộc địa, chiếm tài nguyên mà ngày nay là chiếm thị trường và ảnh hưởng chính trị, ngoại giao, văn hóa và xã hội…
Nếu những buổi lễ, những mùa lễ trọng đại mà Phật Giáo tổ chức luộm thuộm, không ra gì là mất điểm với thế giới, với quần chúng, tín đồ chán nản, ngoại giáo dễ dùng đó làm điểm tựa để công phá. Do vậy, một chương trình, một tổ chức muốn thành đạt phải biết đặt người đúng chỗ, đúng khả năng, không thể khinh suất.
Tóm lược, muốn thành công trên trường đời, từ kinh tế, ngoại giao, chính trị, tôn giáo…nên nhìn công việc qua lăng kính ba chữ T: Tâm, Trí và Tiền.
Tổ chức Vesak cũng thế. Đây là một lễ hội Quốc tế trọng đại. Do vậy, ban tổ chức cần chọn người có tâm chưa đủ mà phải có tầm, có kinh nghiệm, có tiêu chuẩn quốc tế. Còn không, thì việc tổ chức sẽ khó thành tựu.
Nếu những ảnh hưởng của Vesak liên hệ đến Kinh tế, Ngoại giao, Chính trị, Tôn giáo đều bất cập thì Ban tổ chức có đắc tội với Tam Bảo và với đất nước không?