Trang chủ Tài liệu - Thư viện - Phim Phật giáo Lưu trử Kiết giới, an cư, tự tứ, các pháp yết ma: Kỳ III,...

Kiết giới, an cư, tự tứ, các pháp yết ma: Kỳ III, Các pháp yết ma, kiết giới và giải giới

286
0

I. Văn Kiết Đại Giới Không Giới Trường
1. Xướng tiêu tướng
Tỳ kheo cố cựu của trú xứ được chỉ định làm người xướng tiêu tướng, trước phần tiền phương tiện (ở mục chuẩn bị tác pháp) bước ra lễ Tăng một lễ, chấp tay bạch:
“Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tôi Tỳ kheo………(pháp hiệu) sống lâu nơi trú xứ này, xin vì Tăng xướng các tiêu tướng bốn phương của đại giới. Từ góc đông Nam lấy…..(nói tên vật dùng làm tiêu tướng) làm nêu, đến góc tây Nam lấy ……., làm nêu; từ đây đến góc tây Bắc lấy……., làm nêu; từ đây đến góc đông Bắc lấy…….., làm  nêu; từ đây trở lại góc đông Nam lấy ………, làm nêu”. Đến đây là trọn một vòng gồm các tiêu tướng ngoài của đại giới.
2. Yết ma kiết giới
Tiếp theo là Hòa thượng hay một Tỳ kheo thông luật được chỉ định làm Yết ma sư, bạch Nhị Yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ kheo sống lâu nơi trú xứ này đã xướng xong các tiêu tướng ở bốn phương trong ngoài của đại giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng ở trong phạm vi tiêu tướng bốn phương này mà kiết đại giới, cùng sống, cùng thuyết giới, đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ kheo sống lâu nơi trú xứ này đã xướng xong các tiêu tướng của bốn phương đại giới. Nay Tăng ở trong phạm vi các tiêu tướng bốn phương này mà kết làm đại giới, cùng sống chung, cùng thuyết giới, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên.
Tăng đã chấp thuận trong phạm vi các tiêu tướng bốn phương này kết làm đại giới, cùng sống chung, cùng thuyết giới, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
II. Văn Giải Đại Giới (trước khi giải giới trường)
Đánh hiệu kiền chùy tập họp Tăng và vấn đáp tiền phương tiện như kiết đại giới. Tỳ kheo yết ma bạch: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, mong Tăng chấp thuận cho. Nay giải giới trú xứ mà Tỳ kheo đã cùng sống, cùng thuyết giới. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nay Tăng giải giới trú xứ mà Tỳ kheo đã sống chung, cùng thuyết giới này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng giải giới trú xứ cùng sống chung, cùng thuyết giới này thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên. Yết ma thành không? (thành)
Tăng đã chấp thuận giải giới trú xứ cùng sống, cùng thuyết giới, thì im lặng, vì im lặng. Tôi ghi nhận như vậy”.
III. Văn Kiết Đại Giới Có Giới Trường, Gồm Luôn Cả Nhà Bếp Và Nhà Kho
Trong các nghi Yết ma, văn kiết đại giới có giới trường được nói riêng; kiết nhà bếp và nhà kho nói riêng. Theo thông lệ nước ta, thường mỗi Già lam hay tự viện đều phải có giới trường luôn cả nhà bếp và nhà kho. Do đó, ở đây kể luôn một mạch tác pháp theo thứ tự kiết giới trường, rồi đến nhà bếp và nhà kho, sau đó đến đại giới. Nhưng nếu chùa nào không có nhà bếp và nhà kho thì bỏ hai mục này. Nhà bếp trong đây chỉ chung cho cả tịnh địa và tịnh trù. Nhà kho tức tịnh khố.
1. Kết giới trường (trước khi kết đại giới, tịnh địa, tịnh trù)
a. Xướng tướng: toàn thể Tăng trong tự viện tập hợp cả về trong địa phận của giới trường. Không được gởi dục. Tăng cố định ở một chỗ, theo dõi Tỳ kheo xướng tướng. Tỳ kheo xướng tướng bắt đầu đi đến góc đông Nam của giới trường, hướng về bên trong, phía Tăng tập hợp, chấp tay bạch: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tôi Tỳ kheo …….., xin vì Tăng xướng các tiêu tướng bốn phương của tiểu giới (túc là giới trường); từ góc đông Nam của trú xứ này, lấy (nói tên vật dùng làm tiêu tướng) làm nêu; từ đây về hướng Tây (nói đến đây, Tỳ kheo xướng tướng đi đến góc tây Nam, đứng lại, hướng về phía Tăng chấp tay bạch tiếp) đến góc tây Nam, lấy …….., làm nêu; từ đây đi về hướng Bắc (nói đến đây, Tỳ kheo xướng tướng đi lần về phía Bắc, đến góc tây Bắc thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía Tăng chấp tay bạch tiếp) đến góc tây Bắc, lấy ……., làm nêu; từ đây đi về phía Đông (nói đến đây, đi lần về phía Đông, đến góc đông Bắc thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía Tăng chấp tay bạch tiếp) đến góc tây Bắc, lấy ……., làm nêu; từ đây đi về hướng Nam (đi về phía Nam, đến góc đông Nam dừng lại, đứng yên, hướng về Tăng bạch) trở lại góc đông Nam, lấy …….., làm nêu”. Đây là xong một vòng gồm các tiêu tướng ngoài tiểu giới.
b. Bạch Yết ma: Hòa thượng hay vị Tỳ kheo Yết ma bạch: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ kheo sống lâu trú xứ này đã xướng xong các tiêu tướng bốn phương của tiểu giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, vì các tiêu tướng bốn phương này mà kết làm giới trường. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ kheo sống lâu trú xứ này đã xướng các tiêu tướng bốn phương của tiểu giới, Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng bốn phương này kết làm giới trường. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng bốn phương của tiểu giới này kết làm giới trường thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên. Yết ma thành không? Đại chúng đáp: thành. Tăng đã chấp thuận trong phạm vi các tiêu tướng bốn phương này kết làm giới trường, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
2. Kết tịnh trù, tịnh địa (sau khi kết đại giới)
Theo luật Tứ phần, “tịnh địa” chỉ khu đất được kết làm chỗ đun nấu. Nó có thể là một khu đất trống hay một căn phòng. Còn “tịnh trù” là căn phòng để tăng cất chứa đồ ăn. Như vậy, tịnh trù và tịnh địa khác nhau. Trong Yết ma chỉ nam đồng nhất tịnh trù với tịnh địa, và dùng tịnh khố để cất chứa đồ ăn, là chỗ mà luật Tứ phần gọi là tịnh trù. Tuy nhiên, chư Tổ ta xưa nay hành trì theo Yết ma chỉ nam, do đó ở đây vẫn y theo Yết ma chỉ nam.
Phép kết tịnh trù phải ở cách xa mà kết. Không tập hợp Tăng ở trong phạm vi của giới ấy, như kiết các giới khác.
a. xướng tướng: Tỳ kheo xướng tướng bạch: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tôi Tỳ kheo ………, vì Tăng xướng địa điểm của tịnh trù. Trong phạm vi của Tăng già lam này, lấy (nói địa điểm, phòng hoặc nhà và đưa tay chỉ vòng theo) làm tịnh trù”.
b. Bạch Yết ma: Hòa thượng hay Tỳ kheo bạch Yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, tăng nay lấy (địa điểm) kết làm tịnh trù. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nay Tăng lấy (địa điểm) kết làm tịnh trù. Các trưởng lão nào chấp thuận rằng Tăng lấy (địa điểm) kết làm tịnh trù, thì tim lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên. Yết ma thành không? Thành.
Tăng đã chấp thuận lấy (địa điểm) kết làm tịnh trù, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
3. Kết tịnh khố
Về sự phân biệt tịnh địa, tịnh trù và tịnh khố, xem lời dẫn của kết tịnh trù trên. Trong văn Yết ma, tịnh khố sẽ được gọi là “tịnh xứ cất chứa thức ăn”. Tập hợp tăng giống như trên. Bạch yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng. Mong Tăng chấp thuận, rằng Tăng hãy lấy (phòng, nhà) làm tịnh xứ cất chứa thức ăn. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nay Tăng lấy (phòng, nhà) làm tịnh xứ cất chứa thức ăn. Các trưởng lão nào chấp thuận rằng Tăng nay lấy (phòng, nhà) làm tịnh xứ cất chứa thức ăn, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên. Yết ma thành không? Thành.
Tăng chấp thuận lấy (phòng, nhà) làm tịnh xứ chứa thức ăn, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
4. Kiết khố tàng
Khố tàng tức là nhà kho để cất chứa các thứ y bát dư của Tăng, chưa phân phối kịp. Tập hợp Tăng như trên.
a. Xướng tướng: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tôi Tỳ kheo ………, vì Tăng xướng chỗ dùng là khố tàng (hay nói nhà kho) trong Tăng già lam này, lấy (phong,…) làm khố tàng”.
b. Bạch Yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay lấy……., kết làm khố tàng. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tăng nay lấy …….,kết làm khố tàng (nhà kho). Các trưởng lão nào chấp thuận rằng Tăng lấy……. khố tàng, thì im lặng. Ai không chấp thuận thì hãy nói. Yết ma thành không? Thành.
Tăng đã chấp thuận lấy ……..làm khố tàng, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
5. Kiết đại giới (sau khi đã kết giới trường)
Trong các nghi Yết ma, khi kiết đại giới có giới trường, thì kết giới trường trước và kế đến kết đại giới. Vì giới trường nằm trong phạm vi đại giới. Nếu tự viện nào không có tịnh trù, tịnh khố và khố tàng các thứ, thì sau khi kết giới trường, tiếp đến kết đại giới tiến hành như sau.
Tập hợp Tăng bên trong địa phận của đại giới, không được tập hợp trong địa phận giới trường hay trên khu đất bao quanh giới trường, phân cách giữa giới trường và đại giới (vì thực tế thì nó trong đại giới, nhưng nguyên tắc nó phải biệt lập).
a. Xướng tướng: xướng một lần cả tướng trong và tướng ngoài của đại giới, theo thứ tự, các tiêu tướng bên trong được giới thiệu trước. Tỳ kheo cố cựu xướng: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tôi Tỳ kheo………,sống lâu nơi trú xứ này, xin vì Tăng xướng bên trong và bên ngoài bìa của đại giới. Trước xin xướng giới tướng bên trong. Từ góc Đông Nam cách đường ranh của giới trường (nói rõ khoảng cách lấy vật gì làm nêu) làm nêu; từ đây đi về hướng Tây đến góc Tây Nam, lấy ……làm nêu; từ đây đi về hướng Bắc đến góc Tây Bắc, lấy……., làm nêu; từ đây đi về hướng Đông đến góc Đông Bắc, lấy ……., làm nêu; từ đây đi về hướng Đông trở lại góc Đông Nam lấy………, làm nêu.
Tiếp theo xin xướng giới tướng bên ngoài bìa của trú xứ này, góc Đông Nam lấy ………, làm nêu; từ đây đi về hướng Tây đến góc Tây Nam lấy ………, làm nêu; từ đây đi về hướng Bắc, đến hướng Đông Bắc lấy ………, làm nêu; từ đây đi về hướng Nam trở lại góc Đông Nam lấy ………, làm nêu”. Trên kia là giới tướng bên trong. Đây là giới tướng bên ngoài. Đây là một vòng quanh các đường ranh bên trong và bên ngoài của đại giới.
b. Bạch Yết ma: bạch Yết ma như kiết đại giới, xem đoạn trên, chương 2, tiết 3, số 2 nhỏ.
IV. Văn Giải Giới Trường (sau khi đã giải đại giới)
Tập họp Tăng, vấn đáp như các loại Yết ma. Bạch yết ma giải: “Đại đức tăng, xin lắng nghe. Đây là giới trường của Tỳ kheo sống chung ở đây, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay chấp thuận giải giới trường. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Đây là giới trường Tỳ kheo sống chung tại đây. Tăng nay giải giới trường này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng nay giải giới trường này, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên.
Tăng đã chấp thuận giải giới trường này, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
V.Giải Tịnh trù, Tịnh địa, Tịnh khố (Khố tàng) trước khi giải giới Trường
Văn giải giống nhau, chỉ đổi từ cho phù hợp đối tượng được giải giới. Dưới đây chỉ đề cập văn giải tịnh trù.
Tập hợp tăng, vấn đáp như thường lệ. Bạch yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay giải tịnh trù (nói địa điểm). Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tăng nay giải tịnh trù (địa điểm), các trưởng lão nào chấp thuận, thì im lặng. Ai không chấp thuận hảy nói lên.
Tăng đã chấp thuận giải tịnh trù (địa điểm), thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
VI. Kiết Giới Không Mất Y Trong Trú Xứ Đại Giới (sau khi kiết đại giới)
Kết giới không mất Y để tỳ kheo khỏi phạm Xả Đọa trong trường hợp phải lìa Y ngủ một đêm. Có hai trường hợp.
– Trường hợp thứ nhất: phạm vi bao trùm trong một trú xứ cùng sống, cùng thuyết giới
– Trường hợp thứ hai: trong hai trú xứ đã nói ở số VII sau. Đây là trường hợp thứ nhất: tập họp Tăng và vấn đáp như thường lệ. Bạch yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Đây là trú xứ cùng sống chung, cùng thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Tăng nay ở trong phạm vi trú xứ này, trừ xóm và phần quanh xóm, kết giới không mất Y. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tăng nay trong phạm vi trú xứ cùng sống, cùng thuyết giới này, trừ xóm và phần quanh xóm, kiết giới không mất Y. Các trưởng lão nào chấp thuận. Tăng nay trong phạm vi của trú xứ cùng sống, cùng thuyết giới này, trừ xóm và vùng quanh xóm, kết giới không mất Y, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên.
Tăng đã chấp thuận trong phạm vi của trú xứ cùng sống, cùng thuyết giới này, trừ xóm và phần quanh xóm, kết giới không mất Y, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
VII. Kiết Giới Không Mất Y Thông Hai Trú Xứ (đại giới)
Tập hợp và vấn đáp như thường lệ. Bạch yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nay từ (nói tên trú xứ đến trú xứ). Trừ tụ lạc và cương giới tụ lạc ra, kết làm giới ngủ đêm không lìa Y. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Tăng nay ở trong phạm vi ấy kết làm giới ngủ đêm không lìa Y. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nay từ (tên trú xứ đến trú xứ). Trừ tụ lạc và cương giới tụ lạc ra, kết làm giới ngủ đêm không lìa Y. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, tăng chấp thuận, Tăng nay ở trong phạm vi ấy kết làm giới ngủ đêm không lìa Y. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng nay từ ….đến….., trừ tụ lạc và cương giới tụ lạc, kết làm giới ngủ đêm không lìa Y, thì im lặng. Ai không chấp nhận hãy nói lên.
Tăng đã chấp thuận ……trừ tụ lạc và cương giới tụ lạc, kết làm giới ngủ đêm không lìa Y, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
VIII. Giải Giới Không Mất Y (trước khi giải đại giới)
Tập hợp Tăng, vấn đáp thông lệ như các Yết ma. Bạch Yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Đây là trú xứ cùng sống, cùng thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay giải giới không mất Y. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Đây là trú xứ cùng sống, cùng thuyết giới, nay giải giới không mất Y. Các trưởng lão nào chấp thuận, trong trú xứ cùng sống, cùng thuyết giới này, nay giải giới không mất Y, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói.
Tăng đã chấp thuận trong trú xứ cùng sống, cùng thuyết giới, nay giải giới không mất Y, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
IX. Kiết Tiểu Giới Thuyết Giới (trường hợp bất thường)
1. Họp Tăng và vấn đáp như thường lệ
Bạch yết ma (không có xướng giới tướng): “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Tăng nay trong phạm vi có bấy nhiêu Tỳ kheo đang tập hợp ở đây kết làm tiểu giới. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nay trong phạm vi có bấy nhiêu Tỳ kheo đang tập hợp ở đây kết làm tiểu giới. Các trưởng lão nào chấp thuận rằng, nay trong phạm vi có bấy nhiêu Tỳ kheo, đang tập hợp kết làm tiểu giới, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên.
Tăng đã chấp thuận trong phạm vi có bấy nhiêu Tỳ kheo đang tập hợp kết làm tiểu giới, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
2. Giải Tiểu Giới Thuyết Giới
Sau khi thuyết giới xong, phải giải giới trước khi đi. Vấn đáp như thường lệ. Bạch yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Đây là phạm vi có bấy nhiêu Tỳ kheo đang tập hợp. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay giải tiểu giới. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Đây là phạm vi có bấy nhiêu Tỳ kheo đang tập hợp, nay giải tiểu giới này. Các trưởng lão nào chấp thuận nay Tăng giải tiểu giới nơi này, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên.
Tăng đã chấp thuận giải tiểu giới nơi này, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
3. Kiết tiểu giới thọ giới (trường hợp bất thường)
Họp Tăng vấn đáp như thông lệ. Bạch Yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận nay trong phạm vi các Tỳ kheo đang tập hợp này kết làm tiểu giới. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nay trong phạm vi các Tỳ kheo đang tập hợp này kết làm tiểu giới. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng nay trong phạm vi các Tỳ kheo đang tập hợp này kết làm tiểu giới, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên.
Tăng đã bằng lòng ở đây kết tiểu giới, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
4. Giải tiểu giới thọ giới
Vấn đáp như thông lệ. Bạch yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng nay trong phạm vi các Tỳ kheo đang tập hợp này, giải tiểu giới. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tăng nay trong phạm vi các Tỳ kheo đang tập hợp này giải tiểu giới. Các trưởng lão nào chấp thuận nay trong phạm vi các Tỳ kheo đang tập hợp này giải tiểu giới, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên.
Tăng đã chấp thuận giải tiểu giới, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
5. Kiết tiểu giới Tự tứ (trường hợp bất thường)
Vấn đáp như thông lệ. Bạch yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trong phạm vi vừa đủ các Tỳ kheo ngồi trong này, kết tiểu giới. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tăng nay trong phạm vi các Tỳ kheo ngồi vừa đủ này, kết tiểu giới. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng nay trong phạm vi các Tỳ kheo ngồi vừa đủ này, kết tiểu giới, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên.
Tăng đã chấp thuận trong phạm vi các Tỳ kheo ngồi vừa đủ này kết tiểu giới, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
6. Giải tiểu giới Tự tứ.
Vấn đáp như thông lệ. Bạch Yết ma: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay trong phạm vi các Tỳ kheo ngồi vừa đủ này giải tiểu giới. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Trong phạm vi các Tỳ kheo ngồi vừa đủ này giải tiểu giới. Các trưởng lão nào chấp thuận nay trong phạm vi các Tỳ kheo ngồi vùa đủ này giải tiểu giới, thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói lên.
Tăng đã chấp thuận trong phạm vi các Tỳ kheo ngồi vừa đủ này giải tiểu giới, thì im lặng, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
Giải thêm:
Nếu nói đến trú xứ tức phải có cương giới hay là biên giới, tức là biên cương, giới hạn (ranh giới phạm vi của trú xứ) thì gồm có đại giới, có giới trường, gồm có ba lớp cương giới là để phân định rõ ràng giữa đại giới và tiểu giới. Còn đại giới không có giới trường thì chỉ có một vòng cương giới bên ngoài của trú xứ mà thôi. Nhưng đây là trường hợp hai đại giới của hai trú xứ gần nhau, mà Tăng thống nhất cùng chung tiểu giới (giới trường). Ngoài ra, đã là một trú xứ của Tăng đã có đại giới thì đương nhiên phải có tiểu giới hay là giới trường. Theo phong tục tập quán của xứ ta, Tăng không chuyên đi khất thực mà hoàn toàn phải tự lo liệu thực phẩm (đời sống) cho nên phải có thêm một số địa điểm, tuy thực tế nó nằm trong đại giới của Tăng, nhưng trên nguyên tắc thì nó phải biệt lập ra ngoài đại giới và giới không mất y. Bởi vậy, khi một trú xứ mới thành lập thì Tăng phải quy định vị trí cho hợp lý, cụ thể trước khi tiến hành thủ tục Yết ma kiết giới. Nếu đồng kiết một lúc, thì trước phải kết tiểu giới (giới trường) tiếp đến kết giới tịnh trù, tịnh địa và tịnh khố (khố tàng), sau đó mới kết đại giới, và sau kiết đại giới thì tiếp kiết giới không mất y. Đó là một số địa điểm được quy định của một trú xứ Tăng. Còn một số tiểu giới có tính linh động, tạm thời trong những tình huống bất thường để giải quyết những công việc đột xuất thì linh động tùy theo hoàn cảnh đối tượng.
Đây là một trú xứ cộng đồng của Tăng, theo Luật quy định: Tăng kiết đại giới rộng nhất là 10 Câu Lô Xá. Theo Yết ma chỉ nam thì ước chừng 18km, thì giữa trung tâm đó có kiết giới trường để thuận tiện cho Tăng trong trú xứ đồng đến dự kỳ thuyết giới, An cư, Tự tứ, sinh hoạt của Tăng. Còn Ni thì được quy định một Câu Lô Xá, cũng theo ước tính thì gần 2km. Đó là trú xứ lớn của cộng đồng Tăng, còn mỗi trú xứ Tự viện thì cũng nương theo trên để thiết lập, quy định đúng như pháp, để Tăng được sinh hoạt đúng pháp luật Phật chế, hòa hiệp, thanh tịnh, an lạc.
Sau khi Tăng họp vấn hòa xong, Tỳ kheo xướng tướng ra ban lạy một lạy, đứng dậy hướng lên, bạch A Di Đà Phật, đệ tử Tỳ kheo ……, vì Tăng xướng giới tướng bốn phương của giới trường. Bạch xong, lạy một lạy đứng dậy đến góc Đông Nam, đứng hướng vào giới trường, chúng hướng ra Đông Nam, Tỳ kheo xướng tướng chấp tay bạch: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe, đệ tử Tỳ kheo …….., vì Tăng mà xướng tướng bốn phương của tiểu giới, từ trú xứ này, góc Đông Nam chỗ ….(là thế này) làm nêu, từ góc Đông Nam này đến góc Tây Nam chỗ….. (là thế) làm nêu. Cứ tiếp tục đi quanh đến khi trở lại góc Đông Nam. Đây là tướng ngoài giới trường, một vòng xong (nói ba lần)”. Quay mặt về Tăng lễ một lễ trở về chỗ cũ.
Sau Tỳ kheo cố cựu xướng tướng xong, sau đây là văn Yết Ma kiết giới trường:
“Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Trú xứ này, Tỳ kheo xướng tướng bốn phương của tiểu giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, Tăng nay ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kết làm giới trường. Đây là lời tác bạch.
Hỏi: tác bạch thành không? Chúng đáp: thành.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Trú xứ này, Tỳ kheo xướng tướng bốn phương của tiểu giới, Tăng nay ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này để kết làm giới trường. Trưởng lão nào bằng lòng. Tăng ở trong tướng bốn phương của tiểu giới kết làm giới trường, thì im lặng. Ai không bằng lòng thì nói.
Hỏi: Yết ma thành không? Chúng đáp: thành.
Tăng đã bằng lòng ở trong bốn phương của tiểu giới kết làm giới trường xong. Tăng bằng lòng thì im lặng. Vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”.
Thỉnh Tăng đến trong đại giới (nhà hậu) nên họp Tăng vấn hòa, vì sao? Vì nền giới đã khác, Tăng đã dời ra chỗ đại giới, không phải chỗ giới trường, cho nên  cần phải hỏi riêng (tức họp Tăng vấn hòa).
Họp tăng vấn hòa:
Hòa thượng yết ma hỏi: Tăng họp chưa?
-Tăng đã họp
-Hòa hiệp không?
-Hòa hiệp
-Người chưa thọ Cụ túc giới ra chưa?
-Đã ra (trong đây không có ai chưa thọ Cụ túc giới)
-Tăng nay hòa hiệp để làm gì?
-Kiết đại giới Yết ma (Yết ma kiết đại giới)
Hòa Tăng rồi, Tỳ kheo xướng tướng, nên ra giữa đứng hướng vào, chấp tay bạch:
“Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tôi Tỳ kheo…….., vì Tăng mà xướng tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới (trước xướng nội tướng)
Từ ngoài tướng giới trường góc Đông Nam, cách chừng hai mét (tùy theo chỗ mà kể cho rõ) lấy vật…..làm nêu.
Từ góc Đông Nam đến góc Tây Nam, lấy vật……làm nêu; từ góc Tây Nam đến góc Tây Bắc, lấy vật…….làm nêu; từ góc Tây Bắc đến góc Đông Bắc, lấy vật……làm nêu. Từ đây trở lại góc Đông Nam, lấy vật…., làm nêu.
Trước đã xướng đại giới nội tướng, bây giờ xướng đại giới ngoại tướng: “từ ngoài trú xứ này, đến góc Đông Nam, lấy vật…..làm nêu; từ Đông Nam đến góc Tây Nam, lấy vật….., làm nêu; từ Tây Nam đến góc Tây Bắc, lấy vật……. làm nêu; từ góc Tây Bắc đến góc Đông Bắc, lấy vật….. làm nêu,…….cho đến trở lại góc Đông Nam”.
Kia là nội tướng (vừa nói, tay vừa chỉ), đây là ngoại tướng. Đây là tướng trong và đây là tướng ngoài của đại giới, một vòng xong, (nói ba lần).
Xướng tướng trong và tướng ngoài của đại giới, không đi theo vòng quanh nêu mà xướng, vì trước kia đã chỉ cho Tăng biết, Tăng đã quan sát, vì giới trường ngăn cách và quanh đại giới rộng, xa, nên đứng một chỗ xa chỉ, mà đại chúng đều biết.
Y tướng kết giới rồi, sau đó dù mất tướng (đào đất chỗ đó), mà tướng vẫn không mất. Nếu có chỗ co uốn, tùy theo sự mà nói rõ, đại chúng đều hướng ra phía cương giới xoay quanh và ba lần xướng rồi. Lễ ba lạy trở về chỗ ngồi.
Yết ma sư bạch thế này:
“Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Trú xứ này, Tỳ kheo xướng tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, Tăng nay kết tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Đây là lời tác bạch.
Tác bạch thành không? Chúng đáp: thành
Đại đức Tăng, xin lắng nghe, trú xứ này, Tỳ kheo xướng tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Tăng nay xướng tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Trưởng lão nào bằng lòng Tăng kết tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới, thì im lặng. Ai không bằng lòng thì nói?
Hỏi: Yết ma thành không? Chúng đáp: thành
Tăng đã bằng lòng kết tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới xong. Tăng bằng lòng thì im lặng. Vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”. (kết ba lớp giới xong rồi, đại chúng cùng lên chùa kết toát hồi hướng).
Tụng: Ma ha bát nhã….., Kết giới công đức….., Tam tự quy….., Nguyện dĩ thử công đức.
– Kết giới không mất y. Bạch như thế này:
“Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Chốn này đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe cho, Tăng nay kết giới không mất y, trừ thôn (nhà) ngoài giới thôn (quanh nhà) ra, các trưởng lão nào bằng lòng Tăng ở chốn này, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, kết giới không mất y, trừ nhà, chung quanh nhà ra thì im lặng. Ai không bằng lòng thì nói?
Hỏi: Yết ma thành không? Chúng đáp: thành.
Tăng đã bằng lòng chốn này, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, kết giới không mất y, trừ nhà ngoài giới nhà xong, Tăng bằng lòng thì im lặng. Vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy”. (kết giới y rồi, trong đại giới, y để một nơi, người ngủ một nơi không phạm)
– Duyên: khi bấy giờ có Yểm Ly tỳ kheo, thấy chốn vắng lặng có một cái hang tốt, tự nghĩ rằng: nếu được lìa y thì tôi ở ngay trong hang này tu tập. Phật dạy: nên kết giới bất thất y các Tỳ kheo theo lời phật dạy. Chế giới rồi, trong giới có nhà bạch y, các tỳ kheo ở trong đó khi mặc, cỗi y trần hình. Phật dạy: khi kết giới nên trừ nhà ra. Có năm ý nên trừ:
1. Việc nạn
2. Giới nhất định mà nhà không nhất định
3. Dứt sự tranh cãi
4. Tránh sự chê hiềm
5. Giữ phạm hạnh (hạnh thanh tịnh)
Trong luật Tát Bà Đa nói; hoặc có nhà hoặc không nhà, nên nói rằng: trừ nhà. Sở nhơn như thế có năm nghĩa:
1. Nếu khi kết giới y, trong giới không tụ lạc (nhà) kết rồi nhà đến làm, thời không cần kết lại, vì trước đã trừ nhà rồi.
2. Nếu trước có nhà, khi kết giới rồi họ dời nhà ra ở ngoài giới, ngay chỗ đất trống đó gọi là giới bất thất y.
3. Nếu nhà trước nhỏ, sau họ làm lớn ra, thì trừ chỗ nhà lấn chiếm đều không phải giới y
4. Nếu nhà trước lớn (nhiều cái) khi kết giới rồi, nhà thâu nhỏ lại (dỡ bớt), thì tùy theo chỗ có đất trống, đều là giới y.
5. Nếu vua, quan đến trong giới giăng màn trướng ở, thời tùy theo chỗ họ chiếm xử dụng, đều không phải giới của y. Hoặc nhà huyễn thuật đến, chỗ ở cũng thế. Nhân sự đến hay đi không nhất định, cho nên khi kết giới đã trừ, để khỏi phiền vì sự kết và giải nhiều lần.
– Phép giải đại giới
Đánh kiền chùy họp Tăng vấn hòa (điều thông lệ), nhưng nên đáp rằng: Giải giới Yết ma.
Vị Yết ma bạch như thế này: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ kheo ở trú xứ này đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe cho, nay giải giới. Đây là lời tác bạch.
Hỏi: tác bạch thành không? Chúng đáp: thành.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ kheo ở trú xứ này, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, nay giải giới. Các trưởng lão nào bằng lòng Tăng đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, giải giới thì im lặng. Ai không bằng lòng thì nói.
Hỏi: yết ma thành không? Chúng đáp: thành.
Tăng đã bằng lòng cho đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, giải giới xong. Tăng bằng lòng thì im lặng. Vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy.

Xem tiếp: Bố tát và tự tứ

HT.T.C.H

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here