Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Không gian Thái Hư Đồ Thư quán Trung Quốc

Không gian Thái Hư Đồ Thư quán Trung Quốc

159
0

Phía trước Thư viện có bảng hiệu do cố cư sĩ Triệu Phác Sơ, nguyên Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc viết chữ thư pháp “Thái Hư Đồ Thư quán”, bảng màu đen với năm chữ mạ vàng. Bước vào Đồ Thư quán sáng sạch đẹp, giá sách bố cục ngăn nắp nghiêm chỉnh, các loại Đồ thứ án Phật giáo đồ phân loại, sắp xếp gọn gàng, cảm thấy thân tâm yên tĩnh.

Giai đoạn ban đầu Phật học viện Mân Nam sưu tập, và mua lại các sách giáo khoa cũ. Trong lịch sử Phật học viện Mân Nam đã sưu tập ghi chép lại và mua số lượng lớn các Kinh sách Phật giáo trong thời Cách mạng văn hoá (1966-1976), mười năm đen tối trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa, lãnh tụ Cộng sản Mao Trạch Đông đã chỉ đạo trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các tôn giáo đều bị Hồng Vệ binh tàn phá thẳng tay, cơ sở tự viện Phật giáo bị phá hủy trong đó Nam Phổ Đà tự, Phật học viện Mân Nam cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá. 
Năm 1989, Thái Hư Đồ Thư Quán lạc thành. Hiện lưu giữ bảy loại, Đại Tạng kinh chín bộ, và tất cả các loại sách khác có khoảng hai vạn bản. Các vị Viện trưởng, Phó Viện trưởng tại Đồ Thư Quán luôn chăm sóc Sinh viên học sinh, Phật học viện Mân Nam là một đại kho báu, trở thành một Trung tâm thu thập dữ liệu Văn học Phật giáo.
Tông chỉ Thái Hư Đồ Thư Quán Phật học viện Mân Nam: 
Thứ nhất; Thái Hư Đồ Thư Quán, Phật học viện Mân Nam phục vụ nghiên cứu học thuật, phục vụ bồi dưỡng nhân tài Phật giáo, khai thác và triển khai cơ cấu phục vụ toàn diện. Xem lại tình trạng Phật học viện Mân Nam trong nước và các cộng đồng Phật giáo Đông Nam á, Thái Hư Đồ Thư Quán, Phật học viện Mân Nam Trung Quốc là Trung tâm tư liệu Phật giáo:
1. Để tìm hiểu hiện trạng của các bộ sưu tập Thái Hư Đồ Thư Quán, kiến lập hệ thống đăng ký cá nhân sưu tập các bộ sách (thời gian một năm).
2. Trong thời gian hai năm, kiến lập hệ thống danh mục bộ sưu tập Thái Hư Đồ Thư Quán.
3. Phân tích và phân bổ tư liệu văn học Phật giáo trong nước và ngoại quốc, đề xuất các kế hoạch dự án sách giáo khoa bổ sung vào Thái Hư Đồ Thư Quán.
Thứ nhì; Các công việc thường xuyên tại Thái Hư Đồ Thư Quán,  dưới sự lãnh đạo  của Viện trưởng và Phó Viện trưởng Phật học viện Mân Nam, người phục trách quản lý, đơn vị biên tập kỹ thuật và bộ phận lưu thông:
1. Bộ phận chịu trách nhiệm về biên tập kỹ thuật, chỉnh sửa hệ thống sổ sách và bộ sưu tập Thái Hư Đồ Thư Quán, mua sắm và phân phối công việc và từng bước xây dựng việc sử dụng quản lý.
2. Bộ phận lưu thông trong việc phụ trách quản lý Thư viện cho công tác xuất nhập.
Thứ ba; Việc phân loại Thư viện phân loại “Đồ Thư Quán Trung Quốc”, và xem xét các Thư viện Phật học chuyên nghiệp, do đó các Triết học, Tôn giáo phân loại “Thư viện Phật giáo”.
Chức trách của Thái Hư Đồ Thư Quán, Phật học viện Mân Nam.
Lãnh đạo Thư viện là các vị Viện trưởng, Phó viện Trưởng, có trách nhiệm cụ thể quản lý các bộ sưu tập, thu vào, duyệt và hiệu đính, bộ phận công tác các bộ môn, gồm các học Tăng đệ nhị khóa, các vị Trưởng lão Pháp sư có nhiệm vụ:
1. Hằng năm phát triển sách, duyệt và hiệu đính các tạp chí.
2. Phân bổ sách và mục lục sách tại Thư viện.
3. Các thư mục sách đăng ký định kỳ, biên chế tài sản của Thư viện.
4. Đính chính các tạp chí.
5. Công tác giao tiếp đối ngoại để chế định bổ sung các thư mục.
6. Quản lý nhân viên công tác xuất nhập sách.
7. Thường xuyên kiểm tra, quản lý và sắp xếp ngăn nắp.
8. Mở sổ sách đúng thời hạn cho tất cả Giáo viên và học sinh.
Nguồn: phatgiao.org.vn
Phụ lục:
1. Các chế độ “Hợp biên”, của các cuộc  hội nghị, thảo luận và thông qua khi có hiệu lực.
2. Các chế độ “Hợp biên” do Viện vụ hội nghị phụ trách giải thích, sửa đổi và điều hành các cuộc hội họp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here