Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Khoa Phật học xếp hạng Đầu bảng tại Đại học UC Los...

Khoa Phật học xếp hạng Đầu bảng tại Đại học UC Los Angeles

130
0

Đại học UCLA (University of California, Los Angeles) là một đại học có sinh viên với nhiều quốc tịch khác nhau nhất tại nước Mỹ. Đại học nầy ý thức được và khám phá ra sự đa dạng của thành phần sinh viên, thành phần giáo chức và kể cả cộng đồng quanh nó thông qua nhiều chương trình nghiên cứu các chủ đề như tôn giáo và dân tộc.


Theo trang nhà của Trung tâm Phật học (Center for Buddhist Studies) thì căn cứ trên số lượng và chất lượng cũng như các đề mục bao quát trong học trình, hiện nay, UCLA là một trong ba đại học có chương trình nghiên cứu Phật học đứng đầu nước Mỹ.


Jen Phạm, sinh viên năm thứ ba ngành Tâm Sinh học, và thường dạy tiếng Việt trong một ngôi chùa gần nhà cô mà cô cũng sẽ tiếp tục dạy vào dịp hè nầy, đã cho biết như sau về tầm quan trọng của khoa Phật học tại UCLA:


“Tôi nghĩ rằng chương trình nầy thì có lợi cho sinh viên và cho cả trường đại học UCLA vì nó có lợi cho những ai muốn tìm biết và học hỏi Phật giáo. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng tín ngưỡng thì cần thiết tại vì con người trong thời đại chúng ta phải đối diện với nhiều đổi thay trong xã hội, và do đó bị nhiều thách thức. Và tôi nghĩ rằng nếu có một niềm tin tôn giáo, con người sẽ không cảm thấy bị lạc lõng và có đủ sức mạnh để đối diện với các trở ngại”


Cộng đồng cư dân thành phố Los Angeles vốn đặc biệt đã chứng kiến rất nhiều cuộc di dân từ khắp mọi vùng trên thế giới (đổ về đấy), cho nên bây giờ cộng đồng đó tràn đầy những nền văn hóa và gốc gác lịch sử khác nhau.


Miền nam tiểu bang California cũng đã thấy được tình hình tăng trưởng di dân với tổ tiên gốc châu Á, và sự gia tăng dân số nầy, với những nền văn hóa phong phú, đã phản ánh trên UCLA và những thể hiện học thuật của trường nầy. .


Ông Robert E, Buswell, Jr, giám đốc và cũng là sáng lập viên Trung tâm Phật học của đại học UCLA cho biết rằng “Với sự gia tăng tỉ số sinh viên UCLA có nguồn gốc Á đông, Trung tâm đã hành xử như một phương thế để phục vụ cho những sinh viên nào quan tâm đến việc nghiên cứu các nền văn hóa của tổ tiên họ”


Hiện nay, ngoài Á châu, UCLA là đại học có phân khoa Phật học lớn nhất thế giới. UCLA có 4 giáo sư toàn thời chuyên về Phật học, và hai giảng viên về Lịch sử nghệ thuật chuyên về nghệ thuật Phật giáo.


Ông Buswell nói rằng “Trung tâm được thiết lập để xác nhận quyết tâm của UCLA trong nỗ lực xây dựng một chương trình Phật học đẳng cấp cao tại Mỹ. Trung tâm cũng là định chế giáo dục đầu tiên trên toàn nước Mỹ hoàn toàn cống hiến cho Phật học. Trung tâm còn giúp đại học UCLA đột phá trong việc biên soạn toàn bộ Bộ Bách khoa Từ điển Phật giáo đầu tiên ở Tây phương”. Bộ Từ điển Bách khoa nầy đã được nhà xuất bản MacMillan Reference phát hành vào năm 2004.


Thành lập từ tháng 7 năm 2000, Trung tâm Phật học tại UCLA là cơ quan làm việc của nhiều chuyên gia nắm vững và giảng dạy những lãnh vực khác nhau của Phật giáo. Trung tâm chủ yếu làm công tác nghiên cứu và thường bảo trợ các hội nghị, hội thảo, chuyên luận và hội nghị chuyên đề.


Theo trang nhà thì Trung tâm Phật học liên kết với Viện Á Châu của UCLA và do Học viện UCLA sáng lập với sự tài trợ của Khoa Nhân văn và Quốc tế của Đại học UCLA.


Ông Buswell cho biết rằng “Trung tâm được thành lập như một cách thế để xác nhận sự tăng trưởng nhanh chóng của tình trạng nghiên cứu Phật giáo thông qua nhiều phân khoa khác nhau, từ Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu, đến Lịch sử Mỹ thuật Á châu, đến Nhân học Á châu. Hoạt động của Trung tâm nối kết ban giãng huấn và sinh viên về Phật học với nhau để mở rộng khả năng bao trùm nhiều lãnh vực (nghiên cứu) của UCLA. Trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động và tiến hành nhiều chương trình nhắm vào việc khám phá Phật giáo và triễn khai tác động của nó”


Ngoài ra, UCLA có nhiều giáo trình và nghiên cứu đại học cho các ngành học như Nhân học, Lịch sử Nghệ thuật, Hoa ngữ, Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu, Nhật ngữ và Hàn ngữ.


Trong tam cá nguyệt nầy, sẽ có một hội thảo xã hội học cho sinh viên năm thứ nhất với đề tài “Thiền và Nghệ thuật Hợp tác: Những Tiếp cận theo phương cách Phật giáo để xây dựng Hòa bình”. Đề tài nầy tuy không nằm trong chương trình của Trung tâm Phật học nhưng nó sẽ giúp khám phá Thiền Phật giáo như một hệ thống tâm lý xã hội đã tiến hóa từ hàng ngàn năm nay.


Đại học UCLA là định chế giáo dục duy nhất cung cấp khoá học toàn diện về Phật học cho cả chương trình Cử nhân lẫn Cao học, và giáo trình ở UCLA bao gồm một loạt nhiều đề tài khác nhau bao hàm trong khóa học nầy.


Ông Buswell xác nhận rằng “UCLA là một trong rất ít đại học cung ứng một chương trình giãng dạy đầy đủ về Phật học ở cả hai cấp Cử nhân và Cao học. Chương trình Cử nhân về Tôn giáo Á châu là do phân khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu phụ trách, chủ yếu chú trọng đến ngành Phật học, và là giáo trình đầu tiên được giãng dạy tại một đại học Tây phương. Chúng tôi tạo cơ hội cho sinh viên tiến hành những nghiên cứu Phật giáo một cách có chiều sâu”.


Đại học UCLA cũng thiết lập nhiều viện dành cho công tác nghiên cứu về Á châu, kể cả Viện Nghiên cứu Á châu chuyên đẩy mạnh ngành Á châu học tại UCLA và huy động các hoạt động ngoài khuôn viên đại học như hội luận công cọng để tiếp thu nhiều hiểu biết hơn về Á châu; hoặc Viện Quốc tế UCLA chuyên chú về công tác giáo dục công dân thế giới.


Nhiều câu lạc bộ hoặc hiệp hội có chi nhánh tại UCLA như Hiệp hội các Đại học Phật giáo, một nhóm gồm sinh viên, giáo sư và nhân viên đại học vẫn thường tổ chức các hoạt động xã hội và giáo dục như cắm trại, thăm viếng chùa chiền, tham dự các khóa Thiền để hiểu biết thêm về giáo pháp và cộng đồng Phật tử.


Ngoài lãnh vực hàn lâm, bảo tàng viện lịch sữ văn hóa Fowler Museum of Cultural History cũng đã tổ chức cho công chúng nhiều cuộc triển lãm Phật giáo cũng như triển lãm các công trình do tiền nhân gốc châu Á thực hiện. Chẳng hạn như triển lãm nhiếp ảnh “Visions of Buddhist Life” vào năm 2004 và một triển lãm hội họa từ tháng 10/2003 đến 1/2004 với chủ đề “From the Verandah: Art, Buddhism, Presence.


Những chương trình hoạt động như vậy đã giúp sinh viên và cộng đồng đại học UCLA quan hệ tốt đẹp hơn với Phật giáo và vai trò của tôn giáo nầy trong thời đại hôm nay. Chẳng hạn như Trung tâm Phật học sẽ cùng với Viện Á châu UCLA bảo trợ một buổi hội thảo cho giáo sư Alexander von Rospatt của đaị học Berkeley vào ngày 22 tháng 4 sắp đến. Buổi hội thảo với chủ đề “Những nguồn gốc linh thiêng của bảo tháp Svayambhcaitya và thung lũng Kathmandu” sẽ khảo sát thời kỳ khai sinh bảo tháp nầy, vốn là một trong những kiến trúc quan trọng nhất của Phật tử theo tông phái Newar, và tìm hiểu những lý do mà bảo tháp nầy được quyết định xây cất từ hơn 1,500 trước.


Cũng vậy, Trung tâm Phật học và Viện Nghiên cứu Á châu UCLA sẽ bảo trợ một buổi thuyết trình vào ngày 29/4 tời đây cho giáo sư Robert Sharf của Đại học UC Berkeley với đề tài “Chức năng nghi lễ của các động đá Dunhuang”. Cuộc hội thảo sẽ thăm dò chức năng có thể có của quần thể hang đá Mogao tại Dunhuang bên Trung quốc. Mặc dầu đã có nhiều nhà nghiên cứu từng đưa ra giả thuyết rằng các động đá nầy chỉ đưọc sử dụng trong tu viện, giáo sư Sharf sẽ dùng các chứng cớ kiến trúc, thị giác và văn bản học để phản biện rằng các động đá nầy là các miếu thờ của gia đình hay bộ tộc.


Như vậy, tại UCLA, có rất nhiều cơ hội cho các sinh viên gốc châu Á, hay cho những ai muốn khám phá một nền văn hoá và lịch sử, tìm tòi Phật giáo và các lãnh vực tác động của tôn giáo nầy.


Nathan Trần, một sinh viên Toán năm thứ ba, phát biểu rằng “Đây là một cách rất tốt để tìm học Phật giáo, và Phật giáo có nhiều cách hành trì rất có lợi cho đời sống hằng ngày của chúng ta”


Buddhist Studies at Top of its Class


By Vanda Farahmand of the DAILY BRUIN


http://www.international.ucla.edu/buddhist/article.asp?parentid=28817


UCLA is a university that houses one of the most diverse student populations in the nation, and it acknowledges and explores the diversity of its students, faculty and the community at large with various programs that study themes like religion and nationality.


UCLA currently has one of the top three Buddhist studies programs in the United States, according to the Center for Buddhist Studies Web site, which takes into consideration the faculty size and quality at UCLA, as well as the breadth of coverage in the subject.


Jen Pham, a third-year psychobiology student who used to teach Vietnamese in a Buddhist temple next to her house and plans to do the same again this summer, relayed the importance of the Buddhist studies program at UCLA.


“I think this program will be beneficial for students and the UCLA community because this will benefit those who want to know and learn more about Buddhism,” she said. “Moreover, I think having a belief will be necessary because people nowadays face more changes in society, and they have more challenges. And I think if people have a belief, people will not feel lost and become stronger when facing obstacles.”


The Los Angeles community, which has especially seen great influxes of immigration from all areas of the world, is flush in its diverse cultures and history.


Southern California specifically has seen a great growth of people of Asian ancestry, and this growing population with its rich cultures is reflected at UCLA and its academic reach.


“With the growing percentage of UCLA students of Asian heritage, the center acts as a way to serve students interested in studying their ancestral cultures,” said Robert E. Buswell, Jr., director and founder of UCLA’s Center for Buddhist Studies.


UCLA at this time has the largest Buddhist studies program of any university outside Asia. The university has four full-time faculty who are Buddhist specialists, and additionally two faculty members in art history who specialize in Buddhist art.


“It was (established) in recognition of the major commitment UCLA had made to building the premier program in Buddhist studies in the United States. The center was also among the first such centers anywhere in the country devoted specifically to Buddhist studies. The center enabled UCLA to spearhead the compilation of the first complete Encyclopedia of Buddhism to be published in the West,” Buswell said. The encyclopedia was published in 2004 by Macmillan Reference.


The Center for Buddhist Studies at UCLA, founded in July of 2000, houses numerous specialists who understand and teach the different facets of Buddhism. The center is research-oriented and regularly sponsors conferences, colloquia, workshops and symposia.


The Center for Buddhist Studies is affiliated with UCLA’s Asia Institute, and was founded by the UCLA College, with support and funding provided from the UCLA College’s humanities and international divisions, according to its Web site.


“The center was established as a means to recognize the rapid growth in UCLA’s study of Buddhism across several different departments, from Asian languages and cultures, to art history, to anthropology. The center’s activities bring together faculty and students in Buddhist studies to broaden UCLA’s coverage of the field. The center holds various events and programs dedicated to the exploration of Buddhism and expanding its reach,” Buswell said.


Furthermore, UCLA has numerous courses and academic studies devoted to the discipline, which include courses in anthropology, art history, Chinese, Asian languages and cultures, Japanese and Korean.


This quarter, there is a sociology Fiat Lux freshman seminar titled “Zen and the Art of Cooperation: Buddhist Approaches to Peacemaking,” which is not part of the Center for Buddhist Studies program but explores Zen Buddhism as a system of social psychology that has evolved for thousands of years.


UCLA is the only institution that offers both comprehensive undergraduate and graduate curricula in Buddhist studies, and courses offered at UCLA encompass a wide array of subjects related to it.


“UCLA is one of the few universities that offers a complete curriculum in Buddhist studies at both the undergraduate and graduate levels. The undergraduate major in Asian Religions administered by the Department of Asian Languages and Cultures focuses primarily on Buddhist studies and is the first such major offered at any university in the Western world. We enable students to engage in in-depth study of Buddhism,” Buswell said.


UCLA also houses numerous institutes devoted to Asian studies, including the UCLA Asia Institute, which promotes Asian studies at UCLA and uses outreach activities like public symposia to garner greater understanding of Asia, as well as the UCLA International Institute, which is dedicated to educating global citizens.


Various Buddhist clubs and associations also have chapters at UCLA, such as the University Buddhist Association, a group of students, faculty and staff that holds both social and educational activities including bonfires, trips to Buddhist temples and meditation sessions in order to learn about Buddhism and the Buddhist community.


In addition to academics, the Fowler Museum of Cultural History has had various Buddhist exhibits, as well as exhibits that feature works of Asian ancestry, open to the public. Past displays have included a photography show titled “Visions of Buddhist Life” in 2004 and an art exhibit from October 2003 to January 2004 titled “From the Verandah: Art, Buddhism, Presence.”


Programs like these allow students and the UCLA community at large to become better associated with Buddhism and its role today.


For instance, the Center for Buddhist Studies, along with the UCLA Asia Institute, will sponsor a colloquium with Alexander von Rospatt, a UC Berkeley professor, on April 22.


The colloquium, “The Sacred Origins of the Svayambhcaitya and the Kathmandu Valley,” will examine the beginnings of this caitya, one of the most important shrines for the Newar Buddhists, and the reasons for its erection more than 1,500 years ago.


Also, the Center for Buddhist Studies and the UCLA Asia Institute will sponsor a colloquium scheduled for April 29, with Robert Sharf of UC Berkeley, titled “The Ritual Function of the Dunhuang Grottoes.”


The colloquium will explore a possible function of the Mogao cave complex of Dunhuang, China.


Though many scholars have hypothesized that these rock-cut caves were used for monastic purposes, Sharf will use architectural, visual and inscriptional evidence to argue that the caves functioned as family or clan shrines.


Thus, there are many opportunities at UCLA for students with Asian ancestry, or just those interested in exploring a rich culture and history, to explore Buddhism and its reaches.


“I find that this is a good way to learn about the Buddhist religion, and there are many practices within Buddhism that can be very beneficial in everyday life,” said Nathan Tran, a third-year mathematics student.


http://www.international.ucla.edu/buddhist/article.asp?parentid=28817

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here