Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Khi Phật tử không tin thầy trụ trì

Khi Phật tử không tin thầy trụ trì

123
0

 Làm gì cũng nên có sự trao đổi

 
Câu chuyện xuất phát từ vụ việc, người dân thôn Liễu Viên, xã Nghiêm Xuân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội vây chùa Phúc Viên vì nghi ngờ sư thầy Thích Đàm Hương, trụ trì chùa đem chiếc cửa võng bằng gỗ vàng tâm có niên đại trên 200 năm ra khỏi chùa mà không hỏi ý kiến ai.
 
Ngay sau đó, ông Bùi Mạnh Hà, trưởng thôn đã liên lạc với sư thầy và yêu cầu thầy Hương gọi người chở chiếc cửa võng về lại chùa, một mặt báo cáo ngay với chính quyền địa phương và công an xã.
 
Nói về việc người dân bao vây chùa khi sư thầy trụ trì đem đồ đi sửa, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Trưởng Ban Tài chính Trung ương – Thường trực lãnh đạo Hệ phái Khất sĩ – Trụ trì Tịnh xá Trung Tâm Quận Bình Thạnh cho rằng: 
 
“Theo quy định của Giáo hội, thầy trụ trì là người quản lý chung, bảo quản và chăm sóc ngôi chùa. Thay mặt Giáo hội, bảo vệ cơ sở vật chất, không được làm xê dịch tài sản, đất đai của nhà chùa… dù chỉ với một tấc đất hay bảo vật nào đang có của nơi thờ tự.
 
Còn vấn đề người dân ngăn cản thầy trụ trì không cho mang đồ vật của chùa đi sửa ra ở Hà Nội, tôi không biết rõ sự việc như thế nào nên không bình luận sâu. Tôi chỉ có thể nói về mối quan hệ cần có của người trụ trì với Phật tử hay người dân tại địa phương.
 
Các sư thầy được cử làm trụ trì tại một ngôi chùa nào đó, ngoài việc chăm sóc bảo quản cơ sở vật chất thì cũng cần phải tạo cho được niềm tin với Phật tử, cần phải làm sao cho ngôi chùa ngày càng trang nghiêm và vững chắc hơn. 
 
Người thầy trụ trì ngoài việc bảo quản ngôi chùa thì cũng cần tạo được niềm tin với quần chúng Phật tử (ảnh minh họa)
Người thầy trụ trì ngoài việc bảo quản ngôi chùa thì cũng cần có mối quan hệ thân thiết với quần chúng Phật tử (ảnh Phật tử chùa Hoằng Pháp nhận lộc đầu năm mới từ thầy trụ trì)
 
Khi về ở trong các tự viện, nếu các vật dụng có bị hư hỏng cần sữa chữa, bảo tồn thì thầy trụ trì cần trao đổi với Phật tử để tìm cách khắc phục. Riêng với những cổ vật ở trong ngôi chùa có tính chất lịch sử, di tích… khi bị mối mọt hay xuống cấp thì sư thầy cần sao chụp lại, lên kế hoạch sửa chữa, bàn với các Ban ngành có liên quan và người dân Phật tử để cùng nhau trùng tu lại cho đúng như ban đầu.
 
Cần nắm rõ quy định mà làm cho đúng
“Thầy trụ trì đem đồ trong chùa đi sữa chữa mà bị người dân, Phật tử phàn nàn và ngăn cản thì nên xem lại tính cách của thầy trụ trì này.” Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ
Thầy trụ trì đem đồ trong chùa đi sửa chữa mà bị người dân, Phật tử phàn nàn và ngăn cản thì nên xem lại mình” – Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ.
 
Riêng việc, thầy trụ trì khi tính mang đồ vật trong chùa đi sửa nhưng bị ngăn cản thì Hòa thượng Thích Giác Toàn cho rằng: “Với những chùa nào mà thầy trụ trì đem đồ trong chùa đi sửa chữa mà bị người dân, Phật tử phàn nàn và ngăn cản thì nên xem lại mình.
 
Như chúng ta biết, người thầy và Phật tử như cha con với nhau, như người thân trong một ngôi nhà đạo Pháp. Vì thế nếu trong chùa có việc gì hay vật dụng gì bị hư thì cần có sự chung tay với nhau để cùng sửa chữa, chứ có ai mà lại ngăn cản.
 
Tuy nhiên việc này chỉ có thể xảy ra khi thầy trụ trì và Phật tử chưa có sự gắn kết với nhau. Nếu lâu nay người thầy trụ trì luôn tận tâm chú ý đến các công việc Phật sự và bảo quản tốt cơ sở vật chất trong chùa thì chắc chắn khi cần làm gì sẽ không chỉ có bổn đạo Phật tử mà chính quyền địa phương cũng sẽ quan tâm và hỗ trợ.
 
Chỉ có những thầy nào do lâu nay luôn sơ suất trong khâu bảo quản các vật dụng của Tam Bảo hay thực hiện không tốt các hoạt động Phật sự thì mới có hiện tượng ngăn cản khi làm một việc gì đó.
 
Ngoài ra người thầy trụ trì cũng nên hiểu, việc quản lý của các ngôi chùa từ Bắc – Nam bên cạnh cái chung là mọi người đều phải hết lòng chung tay bảo quản, chăm sóc cho ngôi chùa ngày càng vững chắc và đẹp hơn thì cũng có những nội quy riêng.
 
Ví dụ trong Nam có nhiều hệ phái, mỗi hệ phái có một cách quản lý riêng, tùy theo quy định và truyền thống của mỗi bên mà ngôi chùa được thầy trụ trì cùng Phật tử chăm lo bảo vệ. 
 
Còn các địa phương ở miền Bắc do những năm bị chiến tranh rất nhiều ngôi chùa bị bỏ trống, không có thầy trụ trì nên chính quyền hay một cá nhân nào đó đứng ra quản lý. Sau khi đất nước giành được độc lập, Giáo hội Phật giáo được thành lập thì các ngôi chùa được giao lại và có thầy về quản lý. 
 
Khi làm trụ trì của một ngôi chùa nào thì người thầy cần nắm rõ quy định của mỗi địa phương để hoằng pháp phù hợp (ảnh minh họa)
Khi làm trụ trì của một ngôi chùa nào thì người thầy cần nắm rõ quy định của mỗi địa phương để hoằng pháp cho phù hợp (ảnh minh họa)
Tuy nhiên do các chùa này lâu nay đã có những quy định của từng địa phương vì thế việc quản lý cũng có sự khác nhau. Bây giờ khi ngôi chùa được giao lại cho một người thầy thay mặt Giáo hội quản lý thì các hoạt động ở đây cũng tùy theo mỗi quan hệ của chính quyền với người thay mặt Giáo hội. 
 
Tuy nhiên dù có quy định thế nào cũng phải hướng đến vấn đề đảm bảo sao cho ngôi chùa là của bá tánh. Không một ai có thể nhân danh giáo hội hay chính quyền địa phương để làm sai lệch cho ngôi chùa. 
 

Vụ sư thày Thích Đàm Hương (Hà Nội) đem cổ vật của chùa đi sửa chữa bị ngăn cản thì tôi cho rằng đây là một việc làm thiếu ý thức. Vì ngôi chùa này là một di tích lịch sử, đồ trong chùa là cổ vật do nhà nước quản lý nên làm gì cũng cần có sự trao đổi. Có lẽ Sư Đàm Hương không hiểu luật di tích cổ vật.

Cũng có thể do sư thầy sống không được lòng dân nên gặp phải khó khăn trong cách hành xử trong công việc. Còn người dân ở đây tuy có tinh thần trách nhiệm bảo vệ cổ vật cho chùa là điều đáng khén, nhưng nếu quần chúng ác cảm với sư trụ trì thì nên xét lại việc này

Địa phương nên có buổi họp giữa quần chúng và sư thầy trụ trì phổ biến quyền hạn và quyền lợi của người trụ trì và quần chúng địa phương đối với cổ vật hoặc di tích lịch sử để tránh trường hợp như thế này xảy ra nữa.

Cư sĩ Minh Mẫn (Hóc Môn – TPHCM) chia sẻ

 
(Kienthuc.net.vn)

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here