Mấy ngày nay, việc thiền quán có phần nào bị ảnh hưởng do sư phải chuẩn bị cho buổi lễ khánh thành ngôi tự viện mới, dựng trên ngọn đồi nằm trong quận hạt Dakota, thị trấn với 434 cư dân và cách thành phố Minneapolis tiểu bang Minnesota 30 dặm về phía nam.
Bên cạnh thánh địa Mecca của Hồi giáo, Jerusalem của người Do Thái và Vatican của Ky Tô giáo, nay có một vùng đất thiêng liêng của Phật giáo: đó là Watt Munisotaram, một tự viện thanh bình giữa các nông trang bạt ngàn của miền Đông nước Mỹ.
“Tôi căm thấy hạnh phúc và tự hào xiết bao bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy bóng dáng của ngôi tự viện từ xung quang quận hạt này” sư Sang nói “Tôi đã có dịp du hành nhiều nơi trên khắp đất nước, nhưng đây là một trung tâm Phật học lớn nhất và mới nhất được xây dựng để phụng sự cho cộng đồng của chúng tôi, một rạng đông xây dựng niềm tin mới cho các thế hệ mai hậu đã bắt đầu được thắp sáng từ đây”
Sau 25 năm chờ đợi và ước mơ, 5 năm áo bụi sờn vai và những nỗ lực âm thầm của biết bao tâm huyết và ý chí, cuối cùng thì công trình Trung tâm tu học Phật giáo Watt Munisotaram của Phật giáo Căm Pu Chia cũng đã được hoàn thành. Ngôi tự viện cao gần 50 bộ (khoảng 16 m) với kinh phí xây dựng trên 1 triệu rưỡi Mỹ kim, sẽ là một trung tâm tu học Phật giáo truyền thống của Đông Nam Á ở quận hạt Dakota.
Khoảng trên 100 vị sư từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến tham dự lễ khánh thành trong bốn ngày bắt đầu vào ngày thứ năm.
“Đây là một cơ duyên hiếm có trong cuộc đời của mỗi Phật tử, điều đó giải thích tại sao có rất nhiều người tham dự lễ khánh thành hôm nay” phát biểu của ông Yanat Chhith, nhà lãnh đạo cộng đồng 7000 Phật tử tiểu bang Minnesota. Năm nay 65 tuổi, Yanat Chhith nguyên là một chuyên gia phân tích của Cục dự trử Liên bang thành phố Minneapolis.
“Hầu hết những người Phật tử đều di cư đến Minnesota trong những năm đầu thập niên 80, trong nỗ lực đào thoát khỏi nạn diệt chúng của Khơ me đỏ. Các cộng đồng bắt đầu tụ tập lại và thành lập những tự viện tạm thời ở Minneapolis, St Paul và Eagan, tuy nhiên trong thời gian này, họ di trú ở vùng nông thôn và ngoại ô nên không ai cảm thấy bị làm phiền và cũng chưa có ai bận tâm vì sự lớn mạnh hằng ngày trong cộng đồng Phật giáo của họ” Chhith cho biết thêm.
Trong khi hàng trăm Phật tử từ mọi vùng sẽ đến cúng dường và tham dự lễ Khánh thành trong tháng bảy, thì người dân địa phương hoặc các vùng lân cận cũng được trang trọng đón tiếp để mục kích các giá trị tâm linh và thưởng thức văn hoá truyền thống của đất nước Chùa tháp như âm nhạc, vũ hội, thủ công mỹ nghệ và thực phẩm…
Văn sĩ Laura Dohmen ví von “Ngôi tự viện như một nhà hàng Trung hoa rộng lớn, nó trong thật đẹp và điều đặc biệt là nó không gây phiền toái cho ai vì đức tin chỉ được xây dựng trên tinh thần tự nguyện và sự quán chiếu của tuệ giác vô ngã. Ngoài ra ở vị thế ngoại ô của thành phố, trung tâm được người dân điạ phương đón nhận như một điểm đến thanh tịnh và hiền hoà”
Cửa chùa trổ về hương Đông-hướng mặt trời mọc, xung quanh có các bậc thang chạm khắc hình những con rắn lớn đanh nuốt các con mồi (Tượng trưng cho sự tranh sống trên thế gian-nguyên lý khổ đế của đạo Phật-một hình ảnh ẩn dụ nhắc nhở hành giả hãy luôn tỉnh giác và tu tập chánh niệm tinh tấn nếu không muốn bị sự tàn bạo và vô tình của thời gian nuốt trôi cuộc đời của mình và dòng nghiệp lực). Có những trụ sư tử là tượng trưng cho thần bảo vệ của quan niệm Đông phương được đặt ở cửa ra vào.
Ở phòng khánh tiết tầng một, chín quả cầu bằng đá cẩm thạch được chuyển từ Căm-pu-chia đến, mỗi quả cầu nặng 400 pound( khoảng 182kg).
Sẽ có nhiều hoạt động nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống và tâm linh của người dân Xứ Chùa tháp. Trong ngày thứ sáu sẽ có một lễ cúng dường đặc biệt, mọi người đến đây, cúng dường, và chiêm bái với tâm nguyện đạt được một đời sống khả dĩ tốt đẹp trong kiếp hiện tại và những chuyển kiếp sau này.
Tâm Đức (Theo http://buddhistchannel.tv)