Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Khái quát về hệ ngữ Phật giáo Trung Quốc

Khái quát về hệ ngữ Phật giáo Trung Quốc

153
0

Có thể nói rằng trên giác độ lịch sử nhân loại thì Phật giáo Trung Quốc đã có một sự kế thừa khá lâu dài với phạm vi truyền bá rộng lớn và sức ảnh hưởng sâu rộng đồng thời nó cũng dung hợp được nhiều tư tưởng và biến đổi văn hóa. Phật Giáo được truyền nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên  để rồi sau đó nó không ngừng hấp thu thành quả các học thuyết và học phái đổi mới từ Tây Tạng và Ấn Độ cộng với truyền thống văn hóa dân tộc để phát triển tính sáng tạo, hình thành hệ thống Phật Giáo Hán ngữ, Tạng ngữ và Pali ngữ (một loại ngôn ngữ kinh điển Phật giáo miền Nam Ấn Độ). Quả thực nếu chúng ta tính từ khi Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên (đức Phật viên tịch sau đó khoảng hơn 100 năm) đến thế kỷ thứ 12 khoảng 1500-1600 năm thì lịch sử Phật giáo Ấn Độ được tạm chia thành 3 thời kỳ trong đó 2 thời kỳ là Hán ngữ  của Phật giáo Đại Thừa của nắm vị trí chủ đạo còn 1 thời kỳ là Tạng ngữ của Phật giáo Mật Tông. Tạng ngữ có liên hệ chặt chẽ tới việc biên dịch giới luật-điển tích Phật giáo thời kỳ sơ khai và nó chiếm đại đa số trong các bộ luận kinh, tiếng Pali trên cơ sở Phật Giáo căn bản đã sử dụng ngữ điệu Parli gốc đã trở thành văn tự của một bộ phận dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Như vậy ta có thể thấy rằng Phật giáo lưu truyền vào Trung Quốc đến ngày nay theo 3 hệ thống ngôn ngữ và chính nó đã kế thừa một cách toàn diện 3 thời kỳ của Phật giáo Ấn Độ.

Nhưng Phật giáo Trung Quốc đã loại bỏ ngôn ngữ Pali ra ngoài để ngôn ngữ tiếng Hán và Tạng kết hợp với văn hóa truyền thống dân tộc Trung Hoa được phát triển một cách phong phú nhất. Nó đã thể hiện một sự đột phá mới bằng việc các loại học phái và tôn phái được phát triển phồn vinh nhất như việc ngôn ngữ Hán-Tạng đều có thể liệt kê hơn 10 tôn phái trên nền tảng của Phật Giáo Đại-Tiểu Thừa. Ngoài ra trên bình diện giới luật Phật Giáo thì hệ ngữ Hán-Tạng đã tuân theo giới luật Thanh Vấn Thừa đồng thời sử dụng giáo lý Đại Thừa để giải thích còn trên giác độ tín ngưỡng thì việc tuân thủ theo giáo lý Đại Thừa đã không để xảy ra khoảng cách mâu thuẫn tranh luận giữa Đại-Tiểu Thừa. Kể từ khi Phật Giáo được truyền nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ nhất theo Công Nguyên thì các vương triều Trung Hoa kế tiếp nhau đã có các chính sách duy trì bảo hộ và hỗ trợ sự phát triển của nó, người xuất gia và các tín đồ Phật Giáo hay các đình chùa tôn miếu đều được đãi ngộ đặc biệt đồng thời triều đình cấp giấy chứng nhận sinh hoạt của các tăng ni, Phật tử. Hơn nữa đại đa số các vương triều Trung Hoa đã trao cho các vị cao tăng của Phật Giáo nhiều chức vụ chính trị tối cao kèm theo địa vị và bổng lộc tương xứng, một số cao tăng đã được phong làm Quốc Sư, Sư Đế, Hoạt Phật..vv Phật Giáo ở Trung Quốc cũng đã có một sự phát triển dung hợp và thẩm thấu sâu sắc với Nho Giáo và Đạo Giáo Trung Quốc và các học phái đã hỗ trợ nhau cùng tiến bước. Điều này khác với Phật Giáo ở Ấn Độ bởi vì Phật Giáo Ấn Độ đã mâu thuẫn với các môn phái ngoại đạo thậm chí dẫn đến các tình huống xung đột tôn giáo. Trên giác độ văn hóa thì Phật Giáo đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo văn hóa Trung Hoa truyền thống. Kể từ đời nhà Tấn trở lại đây thì hết thảy thi ca, hội họa, điêu khắc, thư pháp, in ấn..vv của Trung Hoa đều chịu sự ảnh hưởng của Phật Giáo ngoài ra sự phát triển ở các lĩnh vực như y dược, lịch pháp thì Phật Giáo cũng có công đóng góp rất lớn thậm chí âm nhạc, kinh kịnh hay các pho tiểu thuyết Trung Hoa cũng có sự ảnh hưởng của nó. Tư tưởng triết học Trung Hoa đã chịu sự ảnh hưởng của Phật Giáo từ trên 1000 năm và tư tưởng lý học của đời Tống-Minh cũng được phát triển mạnh mẽ từ sau khi tiếp xúc với tư tưởng Thiền Tông của Phật Giáo nên đã có rất nhiều học giả phải thừa nhận học thuyết lý học là một biến tướng của Thiền Tông Phật Giáo. Ngoài ra các giáo lý của Phật Giáo cũng đã ảnh hưởng đến hầu khắp mọi mặt cuộc sống của người dân Trung Hoa và theo ước tính có vô số các câu tục ngữ, khẩu ngữ, ca dao của cuộc sống người dân cũng khởi nguồn từ Phật Giáo. Thực sự Phật Giáo ở Trung Quốc đã có một sức sống mới  để có thể truyền bá tới các quốc gia, dân tộc khác và tạo ra một cục diện đời sống phát đạt và phồn vinh ở đó. Với tư cách là một tôn giáo tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại cộng với phương thức truyền bá hòa bình thì Phật Giáo đã thúc đẩy văn hóa tư tưởng và chính nó đã sáng tạo ra thành quả văn hóa chói lọi độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại.

Bộ Đại Tàng Kinh bằng Hán văn và Tạng văn thực sự đã trở thành hai bộ sách tổng hợp về văn hiến Phật giáo đồng thời nó cũng phản ánh kho điển tịch Phật giáo Ấn Độ một cách toàn diện nhất. Chúng ta biết rằng Hán văn đã biên dịch Thanh Vấn Thừa Tam Tạng một cách khá đầy đủ và nếu ta so sánh với Tam Tạng ngữ hệ Parli thì thấy có chỗ khác nhau nhưng bộ Luật lại đưa ra ba bộ Luật phái và một số lượng lớn kinh điển Bắc truyền nên đây là sự phối hợp thống nhất. Số lượng kinh điển Đại Thừa khi còn ở Ấn Độ thì chưa đủ căn cứ xác thực để có thể ghi chép lại. Chúng ta theo ý tưởng của “Đại Trí Độ Luận” của đức bồ tát Nagarjuna thì có khoảng hơn 10 vạn bộ kinh tụng ở trong 6 kho tức vào khoảng 70 vạn bộ kinh. Năm 581 sau Công Nguyên tỷ khưu Janangjia đến Trung Hoa có kể về truyền thuyết ở trong hang núi đất nước Shakujia(nay là một khu vực thuộc miền Tây Nam-Tân Cương Trung Quốc) có chứa khoảng 12 bộ kinh lớn với khoảng gần 10 vạn câu hát kinh Phật tổng cộng hơn 100 vạn câu kinh kệ. Hiện tại Trung Quốc dùng Hán văn biên dịch về Phật Giáo Đại Thừa trong Đại Tàng Kinh đã lên tới hơn 2000 quyển. Huyền Trang đời nhà Đường đã biên dịch được hơn 660 quyển với khoảng trên 20 vạn câu kinh kệ còn ngoài ra với hơn1330 quyển trong Đà La Ni thì hầu hết là những quyển kinh nhỏ và theo tiêu chuẩn biên dịch của Huyền Trang ước tính vào khoảng 16 vạn câu kinh kệ. Nếu ta tính với số lượng 700 quyển trong kinh Đại Thừa và mỗi quyển có chứa khoảng 800 câu tụng thì con số tổng cộng sẽ là 56 vạn câu tụng. Như vậy theo tính toán ở trên thì đã có tới con số gần 94 vạn câu tụng phù hợp với số lượng dự toán nên bộ Hán văn Đại Thừa Kinh đã thống nhất với bộ Đại Thừa Kinh theo truyền thuyết của Ấn Độ. Về cơ bản Tạng ngữ biên dịch Đại Thừa Kinh là tương đồng về số lượng với Hán ngữ nhưng thời kỳ cuối có lưu truyền rằng tàng trong kinh điển bí mật của Mật Tông có bộ Guhyasamaja-tantra đã bao quát được toàn bộ kinh điển Guhyasamaja-tantra của Phật Giáo Ấn Độ. Nếu như ta nhìn nhận một cách tổng hợp về kinh điển Đại-Tiểu Thừa của Hán ngữ và Tạng ngữ thì nó xứng đáng chứa đựng toàn bộ các tác phẩm truyền thế của Ấn Độ bởi vì Hán ngữ đã gìn giữ được một số bộ kinh bị thất truyền rất sớm ở Ấn Độ như là Đại Trí Độ Luận và Đại Bi Ba Sa Luận với hơn 10 vạn câu kinh kệ. Tóm lại Hán ngữ biên dịch ngoài 100 vạn câu kinh kệ trong kinh Đại Thừa ra nó còn biên dịch kinh-luật Tiểu Thừa trong hai kho tàng kinh với hơn 50 vạn câu kinh kệ. Nếu ta cộng với số lượng câu kinh kệ cũng tương đương đó trong Đại Thừa thì con số sẽ lên tới trên 200 vạn câu kinh kệ. Tạng ngữ biên dịch kinh điển Phật Giáo Ấn Độ vào khoảng từ 250 vạn tới hơn 300 vạn câu kinh kệ. Con số này so với Hán ngữ biên dịch là hơi nhiều nhưng ta không thể nói số lượng kinh Phật được biên dịch theo hệ Tạng ngữ là nhiều hơn Hán ngữ gấp nhiều lần mà giữa chúng có sự bổ trợ cho nhau để kho tàng kinh Phật của Hán-Tạng có thể đạt tới con số gần 400 vạn câu kinh kệ.

Ngày nay do hệ ngữ Pali được bảo tồn nên giới học giả đã phát hiện ra một bộ phận kinh điển Phật Giáo bằng tiếng Phạn để có thể so sánh với số lượng kinh điển Phật Giáo mà Hán ngữ và Tạng ngữ đã biên dịch. Điều này rất quan trọng bởi vì công tác biên dịch kinh điển của Phật Giáo ở Trung Quốc được tiến hành với quy mô đồ sộ nhất và công việc này được xứng đáng kế thừa Phật Giáo Ấn Độ từ trước tới nay. Như khi biên dịch bộ Kumrajiva Trung Quốc đã tập trung được hơn 3000 nhà biên dịch. Ngoài ra với khoảng 600-700 năm trở lại đây thì Trung Hoa đã tập trung được rất nhiều hòa thượng và văn nhân ưu tú, giới học giả cùng thống nhất làm công tác biên dịch. Do vậy tự bản thân công việc biên dịch kinh điển Phật Giáo ở Trung Quốc đã trở thành một dòng tác phẩm văn học khiến cho hết thảy giới học giả đều nhiệt tình đón nhận. Nó ngay lập tức trở thành tập quán được truyền tụng đồng thời tạo ra sức ảnh hưởng sâu rộng thúc đẩy việc phổ cập và phát triển văn hóa dân tộc. Công tác biên dịch kinh Phật theo hệ Tạng ngữ chủ yếu được tiến hành theo phương pháp trực tiếp nhưng độ chính xác của nó rất cao khiến cho nhiều học giả Hán ngữ phải khâm phục. Hán ngữ biên dịch kinh Phật tuy cũng theo phương pháp trực tiếp nhưng có sự chắt lọc chọn ý lâu dài nên đây cũng là một biện pháp biên dịch khá lý tưởng. Chúng ta biết rằng Hán ngữ là một ngôn ngữ được sử dụng từ rất lâu đời (trên 3000 năm) và nó cũng là một ngôn ngữ phổ thông của nhân loại lên tự nhiên kho tàng Hán ngữ trở lên rất phong phú để có thể biểu đạt dòng tư tưởng Kinh Phật một cách huyền diệu nhất. Gần đây có một số học giả trên thế giới tỏ ra hoài nghi về sắc thái biên dịch kinh Phật theo Hán ngữ và dựa vào tư liệu của Hán ngữ để xây dựng các tôn phái khác của Phật Giáo thì họ đã trở thành những con người thiếu thực tế. Đức Phật Tổ bằng lòng và khích lệ các tín đồ Phật Giáo hãy dựa vào lý giải cá nhân để giải thích ý nghĩa của kinh Phật. Chỉ cần họ đừng quay lưng lại với “Tam Pháp Ấn” hoặc “Nhất Thực Tức Tướng” và chớ lên xa rời “Tứ Căn” là họ đã có thể thực hành Phật Giáo rồi.

Giới Phật Giáo Trung Quốc đã chủ trương phát huy tinh thần “Lợi sinh tế thế” của đức Phật Thích Ca và dựa trên lập trường tư tưởng “Nhân gian Phật Giáo ” tức là lấy con người là trung tâm. Trên thực tế tư tưởng nhân gian Phật Giáo không phải do người đời sau sáng lập ra mà ngay trong bộ “Tăng Nhất A Hàm” đức Phật Tổ đã nói với Thượng Đế rằng: Thân ta sinh ra từ nhân gian, ta lớn lên từ nhân gian rồi từ nhân gian mà thành Phật. Đức Nagarjuna bằng tư tưởng Trung Quan trong bộ “Đại Trí Độ Luận” đã chỉ ra rằng “hết thảy mọi sự mưu sinh sự nghiệp đều là Phật đạo”. Ông tổ học phái Du Gia là đức Di Lặc trong bộ “Du Gia Luận” và “Đại Trang Nghiêm Kinh Luận” đã chỉ ra rằng nếu Bồ Tát không học tập thuyết “Ngũ Minh” thì sẽ không thể nào chứng được đại trí. Điều hay nữa là trong “Đại Trang Nghiêm Kinh Luận” đó là sự thể hiện bốn loại Phật Giáo hóa thân khắp đại chúng thì công việc đạt tới độ tinh hoa luôn được đặt lên hàng đầu. Sau khi Phật Giáo Đại Thừa được truyền nhập vào Trung Quốc thì tư tưởng tích cực nhập thế của nó đã được phát huy rực rỡ và nó đã được rất nhiều đại sư ở các vương triều Trung Hoa kế thừa và phát triển. Tham vọng dùng tư tưởng Phật Giáo thống nhất với văn hóa truyền thống ưu tú của dân tộc Trung Hoa đã có cơ hội kết hợp từ rất lâu đời và chính nó đã đem tư tưởng tinh thần của Phật Giáo thể hiện trong cuộc sống thường nhật hàng ngày của mọi người dân trong xã hội Trung Hoa. Thời Tùy-Đường ở Trung Quốc đã sáng lập vài tôn phái Phật Giáo lớn nhằm thể hiện tinh thần và khuynh hướng này, trong đó vai trò của Thiền Tông rất xuất xắc với pháp ấn tôn chỉ đó là “Phật pháp ở thế gian không tách rời sự giác ngộ của nhân thế”. Như vậy Phật pháp và cuộc sống của nhân sinh đã trở thành một chỉnh thể không thể tách rời nhau. Tư tưởng này của Phật Giáo Trung Quốc với lập trường tích cực nhập thế đã tăng cường địa vị bản thân nó trong xã hội Trung Quốc. Như vậy ta có thể thấy rằng tư tưởng Phật Giáo nhân gian là nguyên gốc tư tưởng của Phật Giáo nhưng Phật Giáo Đại Thừa Trung Quốc đã gánh vác công việc phát triển nó một cách hoàn tất. Việc đem tư tưởng này vận động xuyên xuốt hơn ngàn năm lịch sử kể từ khi đức Phật viên tịch cho tới thời nhà Tùy-Đường (500-600 sau Công Nguyên) đã cuộn trào khắp châu Á cho dù quốc gia hay dân tộc khác nhau nào cũng đều gặt hái được những thành quả hưng thịnh.

B.Đ.K

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here