Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Khái niệm về Bồ tát

Khái niệm về Bồ tát

124
0

 

 

Bồ Tát với hạnh nguyện cứu độ chúng sanh

Kế sau đức Phật là quả vị Bồ Tát. Trước khi thành Phật, phải qua giai đoạn Bồ Tát. Ðức Phật Thích Ca Như Lai đã trải qua các đời Bồ Tát, Ngài đã từng cứu độ chúng sanh, Ngài đã từng luân chuyển trong các hạng chúng sanh, mỗi đời Ngài mỗi độ. Và trước đời sau cùng, trước khi vào dòng nhà vua Thích Ca, Ngài làm Bồ Tát thái tử Vicvantara, nêu gương từ bi, bố thí cực điểm. Truyện tích ghi: vì bố thí mà bị đày đoạ, rời trong cơn lưu phóng, ngải bố thí tất cả, cho đến hai đức con và người bạn trăm năm cũng thi xả luôn (theo Truyện Phật Thích Ca –ÐTC).

Ba thời kỳ: Kinh điển ghi: Quả vị Bồ Tát trải qua ba thời kỳ: Trong thời kỳ đầu, Ngài sẽ suy nghĩ mình sẽ thành Phật: ấy là “Tâm phát Bồ Tát”; Qua thời kỳ thứ hai, Ngài nhất định một cách quả quyết rằng sẽ thành phật, tức là bậc “Bất Thối Chuyển Bồ tát”; Thời kỳ thứ ba, Ngài được một vị Phật thọ ký điểm chứng minh mình sẽ là vị Phật. (Theo Ðoàn Trung Còn).

Năm đại hạnh: Vị Bồ Tát có đủ các đại đức đại hạnh Bát Nhã Ba La Mật Ða là (1) Bố thí, (2) Trì giới, (3) Nhãn nhục, (4) Tinh tấn, (5) Thiền định. Trí huệ và phương tiện.

Bậc Ðại Bồ tát có đủ 37 phẩm, hop thành “quả Bồ Ðề”. 37 phẩm ấy gồm có: 5 cái ý dứt, 4 cái ý đoạn, 4 phép niệm thần túc, 5 cái bổ, 5 sức lực, 7 cái ý giác, 8 cách hành đại Bát Chánh (Xem na Tiên tỳ kheo kinh –

Lòng từ bị của đức Bồ tát thật là vô lượng; các ngài thương tất cả chúng sanh, dù đã đắc quả Phật hoàn toàn, mà Ngài cho là “chưa thi hành hết nhiệm vụ Bồ Tát”, cho nên Ngài vẫn còn cứu độ chúng sanh. Tuy đắc quả Niết Bàn, nhưng vị Bồ Tát vẫn còn ra sức che chở và đùm bọc cho chúng sanh mại mãi…

Chẳng hạn: Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát và đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát (Manjusri) vì lòng từ bi, vì lòng quảng đại, nên cứ ở ngôi vị Bồ Tát: một Ngài hì từ bi, cứu khổ cứcu nạn, không nền mệt mỏi; một Ngài thì trí huệ sáng ngời, để phá vòng vô minh. (Ngài Văn Thù với tên là Diệu Âm – Manjughosa). Ðịa Tạng Vương Bồ Tát (Ksitigarbha) là vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Ðịa ngục, cứu giúp trẻ con yểu tử, giúp người lữ hành sa cơ lỡ bước.

Tại Trung Quốc và các quốc gia vùng Ðông Nam Á, Ðịa Tạng Vương Bồ Tát được xem là một trong bốn vị Ðại Bồ Tát (bên cạnh Quán Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát).

Ðịnh nghĩa

Bồ Tát là một danh từ được phiên âm tiếng Phạn là”Bồ Ðề Tát Ðoả (Bodhisatta hay Bodhisattva) được gọi tắt. Nguyên nghĩa là “Giác hữu tình”, cũng được dịch nghĩa là “Ðại sĩ”.

Trong Quốc Phật Học Ðại Từ Ðiển (Bắc Kinh – 2002) đã định nghĩa về Bồ Tát như sau: “Bồ Tát là khái niệm tổng thể và giàu ý nghĩa để chỉ những vị chứng quả diệu thâm trong Phật Giáo, nhưng còn theo đuổi tâm nguyện độ thóat chúng sanh, nên còn lưu lại trong tam giới để hành trì đại nguyện nầy. Tư tưởng chính của Ðại Thừa PG”

Bồ Tát là danh hiệu dành cho những vị tu hành đạo Phật đã chứng quả. Tuy vậy, theo đẳng thứ, thì Bồ Tát vẫn còn dưới chư Phật một cấp bậc, cho nên phải tu thêm một kiếp nữa mới thành Phật.

Vì còn muốn giác ngộ cho chúng sanh, cho nên chư Bồ Tát vẫn còn giữ chức năng cứu độ mọi loài trong ba cõi, theo ý nghĩa căn bản trong giáo lý của Ðại Thừa Phật Giáo.

Theo danh từ Nam Phạn (Pali), Bodhisatta gồm có hai phần: “Bodhi” là trí tuệ hay giác tuệ; “Sattva” là chuyên chú, (hay) gia tăng thêm nhiều công năng để phụng sự cho một lý tưởng nào đó.

Theo Giáo lý Ðại Thừa Phật Giáo, vị Bồ Tát là hành giả sau khi hành trì Ba la mật đa (Paramità = lục độ) đã chứng Phật quả, những do hạnh nguyện không nhập Niết Bàn (nirvana), khi tất cả chúng sanh vẫn chưa giác ngộ.

Khái niệm Bồ Tát dùng để chỉ cho bất cứ chúng sanh nào, dốc chí tu hành để đạt thành “Tuệ Giác”; ngoài ra còn lập lời “Chú nguyện” đi theo con đường Chính đẳng, Chính giác.

Qua khái niệm Bồ Tát, hiểu theo một phạm trù khác, tất cả chúng sanh đều có khả năng đắc quà thành Phật, vì đạo lý của đức Phật đã không là đặc ân cho một hạng người riêng biệt nào cả.

Trên con đường hành trì, hai yếu tố cơ bản của một vị Bồ Tát là lòng Từ Bi (karuta), đi song song với Trí tuệ (prajnâ).

Do hạnh nguyện “Tự giác và giác tha” , lý tưởng của chư Bồ Tát là đi theo con đường cứu độ chúng sanh và sẵn sàng nhận lãnh hết mọi thứ thống khổ của chúng sanh, đồng thời hồi hướng công đức của mình cho chúng sanh khác.

Cấp độ

Trên con đường tu học của Phật Giáo, mỗi cá nhân theo khả năng từ bi và trí tuệ của mình, có mức độ khác nhau. Con đường nầy phân chia các cấp độ của ngời luyện tâm tu học thành ba nhóm: Thanh Văn Giác (Savaka Bodhi), Ðộ Giác (Pacceka Bodhi) và Toàn Giác (Sambodhi)

Các phân định nầy đã được giải lý trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Kinh như sau:

(a) Thanh Văn Giác: Những ai có trí huệ sau khi nghe Pháp của đức Thế Tôn, rồi tin nhận, nỗ lực cầu đắc Niết Bàn, để thoát ly tam giới, thì được gọi là “Thanh Văn Giác” (Savaka Bodhi). Thanh Văn Giác là sự giác ngộ của người tu hành, cũng được xem là lý tưởng của bậc A La Hán (Ứng Cúng), hay A La Hán Ðạo. Những người tu hành có nguyện vọng đi theo con đường A La Hán thường phải tìm đến sự dẫn dắt của một vị đạo sư cao thượng, đã chứng ngộ đạo quả.

Chẳng hạn: Ngài Xá Lợi Phất (Sariputta) chỉ nghe được nửa bài kệ của vị A La Hán Assaji đã đắc chứng Thánh đầu tiên. Bà Patacara, trong một cơn suy sụp tinh thần vì gia đình nhiều người bị tử na-n thê thảm, được duyên lành đưa đến đức Phật, đắc quả A La Hán trong khi đến rửa chân ở bờ suối. Kisagotami là một phụ nữ, tánh tình chân thật, đến van nài xin đức Phật cứu sống cho đứa con của bà, cũng đắc quả A La Hán trong khi quan sát ngọn đèn đang lụi tắt. Tỳ kheo Panthaka vốn không thể học thuộ một câu kệ trong 4 tháng, cũng đắc quả A La Hán khi quán tưởng đến bản chất vô thường của một chiếc khăn lau tay…

(b) Ðộc Giác Phật (Pacceka Bodhi): Những ai sau khi nghe Pháp của đức Thế Tôn, rồi tin nhận, nỗ lực cầu Trí huệ tự nhiên, chăm lo thục hành pháp môn Toạ Thiền, đợc cư thanh tịnh, hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân của tất cả các Pháp, thì gọi là “Ðộc Giác Phật”. Ðộc Giác Phật là sự khai minh đơn độc của một người tự lực cố gắng tiến đến đạo quả, không phải nhờ đến một vị khác giúp đỡ, dẫn dắt. Vì đặc tính đơn độc giác ngộ, cho nên vị Ðộc Giác Phật hướng về sự tự giác.

Trong bài “Khaggavisan Sutta” của kinh “Sutta Nipata” có ghi lại những lời dạy của chư Ðộc Giác nhbư sau:

Sống giữa chúng sanh, hãy dẹp lại một bên, gươm dao và các loại khí giới. Không gây nên những tổn thương cho bất cứ ai. Không làm cho một ai phải xót xa đau đớn. Họ mạnh dạn tiến lên; cũng như hình ảnh của chúa sơn lâm, đơn độc một mình.

Thân mật sanh trìu mến; do trìu mến sinh ưu phiền. Hãy nhận lấy thực chất của niềm bất hạnh phát sanh do trìu mến đó. Hãy mạnh dạn tiến một mình, hình ảnh của chúa sơn lâm.

Phải tán dương giá trị của đồng đạo. Hãy thân cận với những bậc cao nhân, đắc quả. Hãy sống cuộc sống trong sạch, không để phải bị khiển trách. Ðó là hình ảnh của chúa sơn lâm, đơn độc mạnh tiến…

Những khoái lạc vật chất dễ dàng quyến rủ ta. Những dục lạc khiến lòng người say đắm. Phải nhận rõ những hiễm họa đó. Vững vàng, đơn độc, như chúa sơn lâm.

– Những ai sau khi nghe Pháp của đức Thế Tôn, rồi tin nhận, nỗ lực cầu Nhất thiết trí (thánh trí), cầu Phật trí, Tự nhiên trí, Vô sư trí, cầu các tuệ, lạc, các vô úy của đức Như Lai, với lòng từ bi đem sự an lạc vô lượng cho chúng sanh, làm lợi ích cho chư Thiên và loài người.

– Nguyện cứu độ tất cả chúnh sanh, thì gọi là “vi- thuợc căn cơ Ðại Thừa” “Chư Bồ Tát” do vì cầu đắc thừa nầy, cho nên gọi là “Ðại Bồ Tát”.

Dấu hiệu cơ bản của mỗi thể loại kể trên đây căn cứ vào lòng mong ước của hành giả và kết quả của giải thoát. Thành thử, mức độ và hình thức hành luyện khác nhau; cấp độ hành luyện của mỗi pháp đều khác hẳn nhau.

Tu chứng

Con đường tu hành và hành trì của một vị Bồ Tát khởi đầu bằng phương pháp “luyện tâm Bồ Ðề” (Bodhicitta) và giữa hạnh nguyện (pranidhăna).

Hành trình tu học của vị Bồ Tát được phân chia ra làm 10 giai đoạn theo trình tự (10 quả vị tu chứng), được gọi là “Thập địa” (dasabhumi):

Hoan hỷ địa (pramudità – bhumi):

Khi đắc quả nầy, Bồ Tát sẽ rất hoan hỷ trên con đường Giác ngộ (bodhi). Vị Bồ Tát đã phát Bồ đề tam và thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sanh thoát khỏi vòng Luân hồi (samsâna), không nghĩ đến lợi ích riêng của mình, hành trì Bố thí (dâna), không cầu lấy phúc, đồng thời chứng được tính Vô ngã (anâtman) của tất cả các Pháp (dharma).

Li cấu địa (vimală – bhumi):

Bồ Tát giữ Giới luật (sila) và thực hiện thiền định (dhyâna , samàdhi)).

Phát quang địa (prabhâkări – bhumi)

Bồ Tát chứng được lý Vô Thường (anitya), tu trì tâm Nhẫn nhục (hsânti) trong những khi gặp phải mọi thứ chướng ngại trong công việc cứu độ chúng sanh khỏi khổ nạn.

Ðể có thể đạt đến cấp độ nầy, vị Bồ Tát cần phải đoạn trừ hết Ba độc (tham, sân, si), thực hiện được bố cấp định an chỉ (dhyâna) của Bốn xứ (về thiền định), chứng nămquả trong Lục thông.

Diệm huệ địa (arcismati – bhumi)

Bồ Tát cần phải giải toả toàn vện những sai lầm, tu tập về Trí huệ Bát Nhã và 37 Bồ đề phần.

Cực nan thắng địa (sudurjayă bhumi)

Bồ Tát nhập định, đạt trí huệ, nhờ đó được liễu ngộ Tứ diệu đế và Chân như, tiêu diệt hết nghi ngờ và biết phân biệt. Bồ Tát tiếp tục hành trì 37 giác chi.

Hiện tiền địa (abhimukhi bhumi)

Bồ Tát liễu ngộ được các Pháp đều là vô ngã, quán triệt về Thập nhị nhân duyên, chuyển hoá trí phân biệt thành trí Bát nhã, nhận thức về Tánh Không.

Trong “xứ” nầy, Bồ Tát đã đạt được trí huệ Bồ đề (bodhi) và có thể nhập Niết Bàn thường trụ (pratisthita nirvana).

Vì lòng từ bi muốn cứu vớt chúng sanh trong bể trầm luân, chư Bồ Tát càn lưu lại trong thế gới hữu tình, những không bị sinh tử ràng buộc; đó là Niết Bàn vô trụ (apratisthita nirvana).

Viễn địa hành (Durangamă bhumi)

Khi đạt được cảnh giới nầy, vị Bồ Tát đầy đủ khả năng, uy lực, đủ mọi phương tiện (upaya) cần thiết để giáo chúng sinh. Ðây là giai đoạn mà vị Bồ Tát tùy ý xuất hiện trong một dạng bất kỳ nào.

Bất động địa (Acala bhumi)

Trong giai đoạn nầy, không còn có bất kỳ cảnh ngộ gì khiến cho Bồ Tát giao động được. Bồ Tát đã biết được là lúc nào mình đạt được Phật quả.

Thiện huệ địa (Sadhumati bhumi)

Trong cấp độ nầy, Trí huệ của Bồ Tát đã viên mãn, đạt được Thập lực (Dasabala), Lục thông (Sadabhijna), Bốn tự tín và Tám giải thoát.

Thành thử, vị Bồ Tát biết rõ được cơ sở của mọi giáo pháp và giảnh dạng giáo lý chân truyền.

Pháp vân địa (Dharmamegha bhumi)

Lúc nầy, Bồ Tát đạt được Nhất thiết trí (Sarvajnata), đại hạnh Pháp thân của Bồ Tát đã đạt tới mức viên mãn. Ngài ngự trên toà sen, cùng với vô số chung quanh, trụ xứ cung trời Ðâu Suất.

Hành luyện của đức Bồ Tát

Những công năng hành luyện của một vị Bồ Tát trong đại nguyện cứu độ chúng sanh cõi Ta Bà bao gồm:

Tự lực và gia trì lực

Tiến trình vào Phật Ðạo, mỗi hành giả đều chọn con đường trực nhập, qua sự luyện tâm theo hạnh Bồ Tát, cần có ba đức tính:

Tín nguyện

Từ bi

Trí tuệ

Ba đức nầy là những điều kiện cần có, để có thể biến tâm động trở thành tâm bất động.

Trước hết, sự tín nguyện của một vị Bồ Tát sẽ tạo nên những điều “vô công dụng hạnh”; đó là những hành động không dụng công, không tác động, không chủ đích; đây là hành vi phát sinh do lòng từ ái của hành giả.

Về đức từ bi:

Ðức từ bi của một vị hành luyện của Bồ Tát đạo là Ðại từ, Ðại bi. Ðại từ là mang lại an vui cho tất cả chúng sinh. Ðại bi là cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Nội dung của Ðại từ, Ðại bi chính là hạnh bố thí của chư Bồ Tát, đã từng xả mình để cứu người, xả trừ ba độc, tiêu trừ chấp ngã.

Về bố thí có 3 dạng thức:

(a) Tài thí: Bố thí các vật ngoài thân mình tức “Ngoại tài thí”; bố thí xả cả thân thể, sinh mạng của mình gọi là “nội tài thí”.

(b) Pháp thí: Pháp thí là đêm những hiểu biết về hành trì Phật pháp của mình để giáo hoá chúng sinh.

(c) Vô uý thí: Tức là sự gia cường sức mạnh cho chúng sanh, chống lại sự sợ hãi trước bạo lực, trở ngại, trước các thế lực của thiên nhiên, chống tội ác do con người tạo ra.

Trí tuệ:

Trí tuệ mà bậc Bồ Tát phát triển ở đây là “Nhất thiết trí”, “Trí Bát nhã” hay “Thánh trí”. Trí tuệ Bát nhã là hướng dẫn các hành vi cao đẹp trên con đường luyện tâm, tiến đến giải thoát- chuyển không gian ra khỏi vòng sinh tử,luân hồi.

Kinh văn dạy: “Năm độ như đui mù, Bát Nhã như người dẫn đường”.

Ba dạng Bồ Tát

Trong giáo lý đức Phật, Bồ Tát được phân chia ra làm 3 dạng: Trí tuệ Bồ Tát (Pannadhika), Tín đức Bồ Tát (Saddhadhika) và Tinh tấn Bồ Tát (Viriyădhika).

Tri tuệ Bồ Tát không chú trọng về lòng nhiệt thành sùng đạo, nhưng điểm chính yếu là phải mạnh dạn trong việc tinh tấn phát triển Minh tuệ giải thoát.

Tín đức Bồ Tát giàu lòng nhiệt thành sùng mộ, tin tưởng nơi cúng dường thờ phụng, nhưng lại ít chú trọng về việc trau dồi tâm trí và bồi đắp công đức, vị tha.

Tinh tấn Bồ Tát thì tập trung năng lực vào tinh thần phục vụ chánh pháp.

Như thế, các vị Bồ Tát, dùng ở dạng nào, d34ối với trên thì cầu được Phật, đối với dưới thì cầu giáo hoá cho chúng sinh.

Cái tâm của Bồ Tát là Ðại từ, Ðại bi.

Ðại từ là thương xót, tưởng nhớ đến chúnh sinh; hễ ai có cầu điều gì thì tùy lòng nguyện và căn nghiệp của người đó mà giúp họ.

Ðại bì là thương xít hết thảy mọi chúng sinh đang chịu nhiều khổ não, ra sức cứu vớt và độ cho khắp cả.

Tấm lòng của Bồ Tát quảng đại như thế, cho nên mới phát tâm tế d3ộ chúng sinh, khiến cho các loài trong tứ sinh và trong tam giới, thảy thảy mong cho được giải thoát.

Những hạnh nguyện của đức Bồ Tát

Khi mới phát tâm, chư vị Bồ Tát ai nấy đều phát 4 điều thệ nguyên lớn, gọi là “tứ hoằng thệ”:

1- Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ (Thề xin độ hết chúng sinh. Ấy là lấy “Khổ đế” mà phát thệ).

2- Phiền não vô lượng thệ nguyện đoạn (Thề xin dứt hết vô số phiền não. Ấy là lấy “Tập đế” mà phát thệ)

3- Pháp môn vô tận thệ nguyện học (Thề xin học hết vô tận pháp môn. Ấy là lấy “Diệt đế” mà phát thệ).

4- Phật đạo vô thượng thệ nguyện hành (Thề xin thực hành đạo Phật vô thượng. Ấy là lấy “Ðạo đế” mà phát thệ).

Ðối với bản thân, chư Bồ Tát đã phát 4 điều nguyện như sau:

1- Tâm như đại điạ: Nguyên cái tâm của mình như đất rộng lớn, để nuôi dưỡng chúng sinh, mau thành chánh quả.

2- Tâm như kiều thuyền: Nguyện cái tâm của mình như chiếc cầu, như con thuyền, dùng để đưa chúng sinh qua bên kia bến bờ giải thoát.

3- Tâm như đại hải: Nguyện cái tâm của mình như biển lớn; bể nuôi chứa chúng sinh trong chỗ chân nguyên.

4- Tâm như hư không: Nguyện cái thân của mình như hư không, bao hàm hết thảy chúng sinh, vạn vật, cùng với chúng sinh đều bình đẳng, vô nhị.

Bản nguyện của Bồ Tát Hoan Hỷ Ðịa

Kinh văn viết:

Hoa Hỷ địa là điạ đầu tiên và cũng là điạ quan trong nhất trong Thập địa.

Ở địa nầy, ngoài phát ra những lời nguyện từ ý muốn xác quyết mãnh liệt nhất, bao trùm tất cả; như: toàn bộ vũ trụ, toàn bộ không gian các chiều; thì toàn bộ cảnh giới, hết thảy các kiếp (karma), các số phận sẽ được vận hành không gián đoạn, khi có đức Phật xuất hiện.

Nội dung:

Những lời đại nguyện của một vị Bồ Tát khi phổ độ chúng sanh được thể hiện trong 10 điều chính yếu, được khái quát như sau:

Thứ nhất: Tôn kính và phụng sự hết thảy chư Phật, không loại trừ một vị nào và thể hiện lòng tôn kính trong tu trì và đạo hạnh, cứu độ chúng sanh.

Thứ hai: Mãi mãi hộ trì Giáo pháp của chư Phật trong bất cứ hoàn cảnh nào và không gian nào.

Thứ ba: Có mặt mỗi khi đức Ðức Phật xuất hiện thuyết pháp, cũng như khi Giáo pháp của Ngài được phát triển tại đó.

Thứ tư: Thực hành “Bồ Tát hạnh”, tức là Hạnh nguyện rộng lớn vô lượng, vô tận, sẽ vượt thoát khỏi mọi ô nhiễm và mở rộng các đức hạnh toàn hảo Ba la Mật (Paramita), đến với tất cả chúng sinh rộng khắp trong ba cỏi.

Thứ năm: Mang đếên cho chúng sanh Giáo lý huyền diệu của chư Phật, bằng những lời lẽ dễ hiểu nhất, thích dụng nhất, khiến cho chúng sanh có thể tìm thấy chỗ an trú trong Trí huệ của các bậc Toàn trí (các vị Phật).

Thứ sáu: Cần phải có một lối nhận thức “tự nội” về vũ trụ rộng rãi và vô tận; ở trong tất cả các đa phức có được.

Thứ bảy: Nhất tâm thể hiện về những mối liên quan hỗ tượng xâm nhập chặt chẽ nhất , cần thiết nhất của một và tất cả, tất cả là một; làm cho mọi Quốc độ của chúng sanh được thanh khiết, như Quốc độ của chư Phật.

Thứ tám: Nhất tâm kết hợp với hết thảy chư Bồ Tát trong sự nhất thể trong thệ nguyện giữ gìn đầy đủ và trọn vẹn phẩm chất, đạo hạnh, kiến thức, tâm linh của chư Như Lai.

Như thế, sẽ giúp ích cho vị Bồ Tát có thể nhập vào mọi giới chúng sanh. Thể hiện sự giáo hoá, vượt khỏi mọi tư nghị.

Thứ chín: Bánh xe Pháp luân sẽ vận hành bất thoát chuyển, thệ nguyện ra sức phổ độ chúng sanh, bằng cách thực hiện công năng như các vị Ðại y sư.

Thứ mười: Thể hiện sự chứng ngộ tối thượng trong mọi thế giới, bằng cách vượt qua cá Bồ Tát địa (Thập địa); thành tựu các thệ nguyện của mọi chúng sanh, không ngừng thể hiện Bồ Tát tính.

Cùng với quan điểm và ý nghĩa nầy, khi trình bày những khả năng linh nghiệm của các vị Bồ Tát, Kinh Thập Ðịa viết:

“Khả năng nầy cũng giống như một chiếc thuyền lớn trơi trên đại dương; khi thuyền còn ở trong bờ chưa ra biển khơi, cần phải bỏ nhiều công sức chèo chống để khởi hành; tuy nhiên, khi đã đưa thuyền ra khơi, khjông cần phải nhờ sức người giúp thêm, vì gió lớn giúp thuyền lướt sóng.”

Lời Kinh trên đây hàm ý:

Một vị Bồ Tát, qua bao nhiêu kiếp luyện tâm, luyên thân, luyên đức, tức là đã tích tập thiện nghiệp, thì chỉ một nỗ lực nhỏ thì cũng vượt trội, tác dụng vô cùng. (theo Conzé).

Cũng trong nhận định trên, “Kinh Bồ Tát Kim Cương Tạng” (Vajra Garbha) có đoạn dạy rằng:

“Các nam tử, các nữ nhân trong Phật Ðạo! Khi vị Bồ Tát đang ở địa thứ 7, tức là đã hoàn toàn thể nghiệm làm sạch con đường tu hành bằng trí tuệ siêu việt, tức là đã trang bị cho chính mình bằng các Bản nguyện, được hộ trì bằng cách thể hiện Gia trì lực của Như Lai.

“Chư vị hoàn toàn thanh tịnh, chân thành trong tâm, khai triển lòng Từ bi vô biên, thương xót mọi chúng sanh không giới hạn nào.

Vị ấy đã thể nhập vào chính sự hiệu biết rằng: Bản chất của chúng vốn là vô sanh (anutpana), bất sanh (ajàta), vô tướng (alakshana), vô thành (asambhuta), vô loại (avinasita), vô tận (anisshthica), vô chuyển (apravritti), vô diệt (anabhinir vritti) và vô tự tính (abhavasbhàva)”.

Bồ Tát giới

Giới luật của Ðại Thừa Phật Giáo có một số điểm khác hẳn với Tiểu Thừa Phật Giáo.

Ðại Thừa Phật Giáo thường hướng đến lợi ích của chúng sanh là điều chính yếu; trong khi đó, Tiểu Thừa Phạt Giáo tập trung vào việc đạt được phúc đúc cho chính mình.

Giới luật của một vị Bồ Tát trong Ðại Thừa Phật Giáo được trình bày trong Kinh Phạm Võng (Brahmajàla Sutra), ghi rõ 58 giới, mà trong đó có 10 điều cấm kỵ quan trọng nhất là (1) Giết hại, (2) Trộm cắp, (3) Tà dâm, (4) Nói dối, (5) Sau rượu, (6) Nói xấu người khác, (7) Khen mình mà chê người, (8) Ganh ghét, (9) Hờn giận, (10) Huỷ báng Tam bảo.

Bồ tát hạnh nguyện:

Hạnh nguyện của vị Bồ Tát là quyết tâm đạt tới Bồ Ðề, vì lợi ích của loài hữu tình, nhằm dắt dẩn cho họ đến cảnh giới Niết Bàn.

Hạnh nguyên nầy là hiện thân của Bồ đề tâm (Bodhicitta) , được các Tỳ kheo các hàng cư sĩ trong Ðại Thừa phát nguyện.

Vị thế của Bồ Tát

Những nhận định trên của một vị Bồ Tát trong Ðại Thừa Phật giáo, có nhiều ý nghĩa và giá trị tương đồng của vị A La Hán (Arhat) trong Phật Giáo Tiểu Thừa, mà trong đó, vị A La Hát tập trung vào sự giải thoát cần thiết cho chính mình.

Trong nhận định chung, Khái niệm về đức Bồ Tát đã từng được tìm thấy ý nghĩa trong nhiều Kinh căn của Tiểu Thừa Phật Giáo, nhất là khi trình bày về các “tiền thân của đức Bổn Sư Thích Ca” ( theo Bản Sanh Kinh).

Trong những kinh điển Ðại Thừa Phật Giáo, khi nói đến công năng của vị Bồ Tát đắc quả, người ta thường xem đó chính là tiền thân của chư Phật trong tương lai.

Trường hợp ngài Ðương Lai Hạ Sanh Tôn Phật và kinh điển liên quan đến Ngài đã cho thấy rõ ràng quan điểm đó.

Trong chiều hướng đó, trong kinh điển Ðại Thừa Phật Giáo đã phân chia ra làm hai hạng Bồ Tát ở hai cảnh trí giải thoát khác nhau:

Thứ nhất: Bao gồm những vị Bồ Tát đang sống trong chúng sinh.

Thứ hai: Bao gồm những vị Bồ Tát siêu việt, tiến đến Phật quả.

Những vị Bồ Tát đang hiện sống trên trái đất, với tất cả chúnh sanh là những vị trải rộng lòng từ bi, hỷ xã quảng đại của mình, ra sức giúp đỡ chúng sanh, để chúng sanh hướng về Phật quả. Ðó là hạnh nguyện chính của Bồ Tát trong thế gian.

Những vị Bồ Tất “siêu việt” (hiểu theo nghiã thông dụng của từ nầy) là những vị đã đạt các hạnh nguyện Ba La Mật (pàramità) – Ðáo bỉ ngạn – và Phật quả- nhưng chưa nhập Niết Bản.

Tùy theo căn cơ và chức năng, các vị Bồ Tát thể hiện trong vị thế nầy hay vị thế khác, không ở một địa vị giáo hoá cố định.

Ðây là điều khác nhau cơ bản trong các cấp độ ở Phật Giáo Ðại Thừa và Phật Giáo Tiểu Thừa.Ðó là chư vị đã đạt tới Nhất thiết trí, không còn trong vòng sinh tử luân hồn, xuất hiện trong thế gian dưới nhiều dạng khác hẳn nhau, cũng theo mục đích cứu độ chúng sanh.

Ðó là chư vị được Phật tử tôn thờ và đảnh lễ, quan trọng nhất là Bồ Tát Quán Thế Âm Avalokitesvara), Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) , Bồ Tát Ðại Hạnh Phổ Hiền (Samantabhadra) , Bồ Tát Ðại Thế Chí (Maha Sthàmapràpta) ; Bồ Tát Ðại Tạng Vương (Ksitigarbha)…

Mười hạnh nguyện của Bồ Tát Hạnh

Ðối với phép tu hành của các vị Bồ Tát, thì có mười phép có tính phương tiện như sau:

Thứ nhất: Người tu Bồ Tát hạnh thì lòng không keo lận, bao giờ cũng sẵn lòng xả thân mạng của mình không chút toan tính, chỉ muốn vì lợi ích của chúng sinh, mà không cần phải báo đáp trở lại cho mình.

Ðiều nầy được gọi là “Bố thí phương tiện”

Thứ nhì: Người tu Bồ Tát hạnh, thì luôn luôn tuân thủ theo đóng những giới luật, tự mình có đủ uy lực cần thiết, không kinh thường kẻ khác, đối với các cảnh trần gian lòng không nhiễm trược.

Ðiều nầy được gọi là “Trì giới phương tiện”.

Thứ ba: Người tu Bồ Tát hạnh, thì luôn luôn xa lià những sự điên đảo, hung ác và không có tướng bỉ với ngã; đối với chúng sinh nếu có kẻ nào ngang tàng, xâm phạm đến mình, cũng chịu nhịn nhục, để loại trừ những tác hại.

Ðiều nầy được gọi là “Nhẫn nhục phương tiện”.

Thứ tư: Người tu Bồ Tát hạnh đối với mọi việc trong sạch thì phải chịu khó nhọc, dũng mãnh, không lười nhác; học được pháp gì thì suy nghĩ sâu sắc, không xao nhãng, cẩu thả trong nhận thức.

Ðiều nầy được gọi là “Tinh tiến phưong tiện”.

Thứ năm: Người tu Bồ Tát hạnh, xả bỏ hết “ngũ dục” (sắc dục, thanh dục, hương dục, xúc dục, vị dục) và mọi điều phiền não, mà đối với mọi pháp môn Thiền định giải thoát thì phải có nguyện ý tu tập, cầu chứng được Phật quả.

Ðiều nầy được gọi là “Thiền định phương tiện”.

Thứ sáu: Người tu Bồ tát hạnh, xa lià những điều ngu si phiền não, nuôi lớn những công đức tu tập, luôn luôn hoan hỷ tiến tu, không chán nản; khai phát các tuệ giải, thành tựu Ðại Bồ Ðề.

Ðiều nầy được gọi là “Trí tuệ phương tiện”.

Thứ bảy: Người tu Bồ Tát hạnh, vận dụng cái tâm bình đẳng, đại Từ bi, tạo những lợi lạc cho hết thảy chúnh sinh, dù phải trải qua nhiều kiếp, những vẫn không mỏi chán.

Ðiều nầy được gọi là “Ðại từ phương tiện”.

Thứ tám: Người tu Bồ Tát hạnh, tuy hiển rõ chư pháp là vốn không có tự tính, những vẫn lấy cái tâm bình đẳng mà chịu mọi điều phiền não, dù cho phải trải qua bao nhiêu kiếp ở trần gian, vẫn không nản lòng, sờn chí.

Ðiều nầy được gọi là “Ðại bi phương tiện”.

Thứ chính: Người tu Bồ Tát hạnh, lấy cái vô ngại trí tuệ mà khai phá cho tất cả chúng sinh, khiến họ liễu ngộ các giác tỉnh bản hữu, không có điều gì nghi hoặc nữa.

Ðiều nầy được gọi là “Giác ngộ phương tiện”

Thứ mười: Người tu Bồ Tát hạnh, chuyển cái pháp luân, vô thượng hóa đạo hết thảy chúng sinh, để họ nghe theo để tu tập, tạo thêm khả năng Bồ Ðề Hạnh.

Ðiều nầy gọi là “Chuyển bất thoái pháp luận phương tiện”.

Kết luận:

Những điều kể trên cho thấy được rằng: Thực đức của các vị Bồ Tát là mở rộng lòng từ bi, sử dụng linh họat các phương tiện trong tam giới. Họ không nhập Niết Bàn, mà vẫn cứ vào trong cõi sinh tử, hoá độ chúng sinh. Họ lấy ý nghĩa “tự giác và giác tha” làm cơ sở hành trì.

 K.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here