Trang chủ Vấn đề hôm nay Khai Mạc Khóa Bồi Dưỡng Kỷ Năng Hoằng Pháp

Khai Mạc Khóa Bồi Dưỡng Kỷ Năng Hoằng Pháp

141
0

Tham dự và chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Đức Phương Thành Viên Hội Đồng Chứng Minh TW, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự tỉnh GHPG Thừa Thiên – Huế; Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp GHPG Việt Nam; Chư tôn đức Thường trực Ban trị sự Tỉnh GHPG Thừa Thiên Huế; Chư tôn đức trú trì các Tự Viện cùng đông đảo Tăng Ni giảng sinh và đạo hữu cư sĩ phật tử hoằng pháp viên.

Với tinh thần: “Hoằng pháp thị gia vu, lợi sanh vi bản hoài” của người con Phật, đồng thời để đáp ứng công cuộc hoằng pháp trong thời đại mới các vị giảng sư cần có những kỷ năng nhất định, quan điểm thực hành và kỹ năng thuyết giảng. Vì vậy, Ban Hoằng pháp tổ chức “khóa bồi dưỡng kỹ năng hoằng pháp” không ngoài mục đích trao dồi kỷ năng cho các thế hệ kế thừa, nhằm khơi dậy tinh thần đem đạo và đời, vì hạnh phúc cho số đông…

Phát biểu khai mạc, HT. Thích Quang Nhuận đã nhấn mạnh: “Từ những ngày đầu hình thành miền đất Huế là nơi ươm mầm cho những hạt giống chánh pháp tăng tưởng. Đến nay, sau hơn 700 năm, xứ Huế thực sự đã trở thành một trong những trung tâm phật giáo lớn của cả nước. Sự nghiệp hoằng dương chánh pháp được nhiều cao Tăng thạc đức cần mẫn thực hiện không những trong tỉnh Thừa Thiên Huế, mà lan rộng ra trong nước cũng như nước ngoài. Hệ thống truyền thừa của Tăng già Huế và bản sắc văn hóa Phật giáo Huế ngày một mở rộng không ngoài mục đích Tổ Tổ tương thừa vì sự nghiệp đem lại hạnh phúc cho số đông, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người mà đức Thế Tôn Từ Phụ đã trao truyền”.

Ngẫm lại, ngày xưa đức Phật từng căn dặn sau này mỗi Tỷ – kheo hãy đi một phương để hoằng dương chánh pháp, và bản thân Ngài cũng trãi qua nhiều khó khăn gian khổ trên con đường độ sanh, nhiêu khi bất chấp cả tánh mạng. Công hạnh này đã được Ngài Phú Lâu Na thực hiện và trở thành biểu tượng của những người con phật học hạnh đức Phật và thực hành lý tưởng hoằng dương chánh pháp. Ở Việt Nam chúng ta, dù trải qua những thăng trầm, khó khăn trên những chặng đường lịch sử dân tộc, nhưng hiện thân Phú Lâu Na ngày một nhiều thêm. Lại nữa, trong những ngày chấn hưng Phật giáo hay phong trào đòi quyền tự do bình đẳng tôn giáo năm 1963, cũng đã để lại cho chúng ta những tấm gương sáng, và đức hy sinh vì đạo cao cả. Từ thời kỳ đất nước thống nhất đến nay, Phật giáo đi vào một quỹ đạo mới. Giáo hội Phật giáo Việt Nam được hình thành, công tác hoằng dương chánh pháp lại ngày càng khời sắc.

Cố Đại lão HT. Thích Trí Thủ đã từng nói: “Những gì tôi làm cho đạo pháp là tôi làm cho dân tộc, những gì tôi làm cho dân tộc là những gì tôi làm cho đạo pháp”. Phương châm hành đạo của Ngài được đúc kết từ truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, hòa nhập vào nhau như nước với sữa. Điều này cũng thể hiện tinh thần hoằng pháp căn bản của Phật giáo là Khế cơ, khế lý, khế thời, khế xứ. Từ những quan điểm đúng đắn đó của Phật giáo và chư tổ Việt Nam, những thế hệ Tăng Ni Phật tử thực hiện công tác hoằng truyền Phật pháp sau này đều giữ gìn và phát huy trong những thời đại mới với những kỹ năng mới”.

Sau lễ khai mạc là Hòa thượng Thích Đức Thanh và Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm đã trao truyền cho các Giảng sinh và Hoằng pháp viên cư sĩ những kinh nghiệm hoằng pháp.

Cung nghinh chư Tôn đức Chứng minh

HT. Thích Quang Nhuận, Trưởng Ban Hoằng pháp đọc lời chào mừng

Hòa Thượng Thích Đức Phương ban đạo từ

HT. Thích Đức Thanh trao đổi kinh nghiệm hoằng pháp

TT. Thích Bảo Nghiêm trao đổi kinh nghiệm hoằng pháp

P.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here