Trang chủ Vấn đề hôm nay Khai mạc Hội thảo khoa học Phật giáo và Văn học Bình...

Khai mạc Hội thảo khoa học Phật giáo và Văn học Bình Định

198
0
Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên BTS GHPGVN tỉnh Bình Định chỉ đạo tổ chức hội thảo khoa học về Phật giáo  Văn học của tỉnh, với sự tham gia đông đảo của hơn 100 vị họcgiả cùng các nhà nghiên cứu, đến từ nhiều trường đại học  viện nghiên cứu danh tiếng trên toàn quốc đã khai mạc.

H1.jpg
Quang cảnh buổi khai mạc

Theo đó, sáng nay (3-8), dưới sự chỉ đạo của BTS GHPGVN tỉnh, lễ khai mạc Hội thảo Khoa học với chủ đề “Phật giáo và Văn học Bình Định: Thành tựu và Giá trị” đã chính thức được diễn ra, tại Trường Trung cấp Phật học Bình Định (xã Phước Hiệp, Tuy Phước, Bình Định), thu hút hơn 500 đại biểu khắp cả nước tham dự.

Quang lâm chứng minh buổi lễ có HT.Thích Giác Trí, Thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; TT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội.

H2.jpg
Đại biểu tham dự

Trên bàn chủ tọa đoàn có HT.Thích Nguyên Phước, UVTT HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Định, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo; HT.Thích Hải Ấn, UVTT HĐTS, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế; ĐĐ.Thích Đồng Thành, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bình Định, Hiệu trưởng Trường TCPH Bình Định; cùng chư tôn đức đại diện các tự viện trong tỉnh và chư tôn đức đại diện Phật giáo các tỉnh lân cận.

Về phía đại diện Trường Đại học KH-XH&NV – Đại học Quốc gia TP.HCM (đơn vị đồng tổ chức) có sự tham dự của Hiệu trưởng trường, PGS.TS.Ngô Thị Phương Lan; PGS.TS.Nguyễn Công Lý, Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo; PGS.TS.Lê Quang Trường, Trưởng Khoa Văn học.

Bên cạnh đó, Hội thảo còn đón tiếp ông Trịnh Xuân Long, Phó GĐ Sở Nội vụ tỉnh Bình Định; ông Hồ Quang Thơm, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Định; Trịnh Minh Tri, Trưởng phòng PA88 – Công an tỉnh Bình Định.

H3.jpg
HT.Thích Nguyên Phước đọc diễn văn chào mừng

Trong diễn văn chào mừng Hội thảo, HT.Thích Nguyên Phước chia sẻ: “Đã từ lâu, chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo tỉnh Bình Định luôn mong ước có một cơ hội nào đó để thỉnh mời chư tôn thiền đức, các học giả, các nhà nghiên cứu, cùng hội tụ về tỉnh nhà để tìm lại những giá trị tâm linh và lịch sử Phật giáo quê hương, hầu ghi lại những sự kiện lịch sử Phật giáo Bình Định, từ đó, giữ gìn và truyền thừa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mãi cho đến hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo tỉnh nhà, mới tổ chức được một Hội thảo khoa học Phật giáo và Văn học Bình Định thật quy mô và trang nghiêm như thế này. Đây có thể xem là một dấu son lớn, một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử của Phật giáo Bình Định”.

Qua đó, HT.Thích Nguyên Phước cũng gửi lời tán thán, tri ân công đức và sự trợ duyên của UBND tỉnh Bình Định, các cấp chính quyền trong tỉnh, sự đóng góp to lớn của lãnh đạo Trường Đại học KH-XH&NV – Đại học Quốc gia TP.HCM, đặc biệt là của quý thầy cô đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Khoa Văn học của trường, cùng sự nhiệt tình cộng hành tham gia của các nhà nghiên cứu đến từ 30 viện nghiên cứu và trường đại học trên toàn quốc.

H4.jpg
PGS.TS.Ngô Thị Phương Lan phát biểu diễn văn khai mạc

PGS.TS.Ngô Thị Phương Lan phát biểu nhận định: “Hội thảo là sự quy tụ của 140 tham luận. Sau khi nhận được phản biện và chọn lọc, đã có 100 tham luận tiêu biểu được đưa vào kỷ yếu. Gắn liền với sự phát triển của đạo Phật, nhiều ngôi chùa đã được kiến tạo và trùng tu, mà đến nay đã trở thành những danh lam cổ tự, được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh. Những danh lam cổ tự này, với những hoành phi, câu đối… của chư Tổ, chính là nơi lưu giữ những di sản Hán Nôm quý giá. Nếu chúng ta có thể khai thác hết những di sản Hán Nôm này, thì đây sẽ là các nguồn cứ liệu quan trọng để giúp chúng ta và các nhà nghiên cứu hiểu rõ về lịch sử văn hóa vùng đất Bình Định, một cách sâu sắc. Mong rằng, tại hội thảo lần này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ chư tôn đại đức Tăng Ni”.

H5.jpg
Báo cáo đề dẫn do PGS.TS.Nguyễn Công Lý trình bày

H6.jpg

H7.jpg
Tri ân chư tôn đức và tặng giấy khen cho BTC 

H8.jpg
TT.Thích Thanh Quyết phát biểu ý kiến

Được biết, Hội thảo do sự kết hợp tổ chức giữa Trường TCPH Bình Định với Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Khoa Văn học của Trường Đại học KH-XH&NV – Đại học Quốc gia TP.HCM, kéo dài từ ngày 3 – 5-8, thảo luận xoay quanh bốn chủ đề chính: 1. Phật giáo và danh Tăng Bình Định, 2. Danh lam cổ tự và Di sản Hán Nôm Bình Định, 3. Văn học Phật giáo Bình Định, 4. Văn học Bình Định.

Mỗi ngày sẽ diễn ra các phần thảo luận khác nhau, cùng một thời điểm tại các hội trường và giảng đường của Trường TCPH Bình Định. Bên cạnh đó, tại Hội thảo lần này, đoàn đại biểu sẽ được khảo sát văn hóa thực địa các danh lam cổ tự trên địa bàn tỉnh vào các ngày 4, 5-8.

H9.jpg
HT.Thích Giác Toàn ban lời đạo từ

H10.jpg
Đại biểu hội thảo chụp ảnh lưu niệm

 

 

 

 

 

 Một trong những yếu tố đã tạo nên những điều cao quý tại mảnh đất Bình Định, chính là sự hiện hữu của Phật giáo. Minh chứng qua sự xuất hiện của cả chục ngôi cổ tự có niên đại hơn 300 năm và hơn hai chục ngôi có niên đại hơn 250 năm, tại Bình Định. Qua đó có thể thấy, Phật giáo đã đóng góp không nhỏ cho đời sống tâm linh của người dân nơi vùng trời văn đất võ này.

Không phải chỉ là sự hiện hữu của hơn 500 ngôi chùa, với gần 1.500 Tăng Ni và hàng trăm nghìn tín đồ Phật tử trong thời đại hôm nay, mà hơn thế nữa, chính là sự xuất hiện của các bậc Tổ sư như Tổ Nguyên Thiều, Tổ Bích Liên, Tổ Huệ Đăng; các bậc Thần Tăng như Mộc Y Tịnh Giác Thiện Trì; các vị cao tăng, danh tăng, như Minh Giác Kỳ Phương, Từ Mẫn, Chí Mẫn, Quốc sư Phước Huệ, Pháp sư Phổ Huệ,Chánh Nhơn, Liên Tôn Huyền Ý, Trí Độ, Giác Tánh, Huyền Quang, Kế Châu, Tâm Hoàn; các vị Thiền Tăng như Tâm Đạt, Bình Chánh… Đây là những vị, mà cuộc đời của các Ngài, đã là những minh chứng sống động cho đại nguyện tái thế, đã kế thừa mạng mạch tâm linh chánh pháp, giữ gìn, phát huy, xiển dương tinh thần Phật giáo Việt Nam, góp phần cho phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà và sự hưng hiển Phật pháp, hộ quốc an dân.

Trích lời HT.Thích Nguyên Phước, 
Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Định

 Qua các tham luận được chọn lọc in trong hai tập Kỷ yếu, có thể thấy Hội thảo khoa học Phật giáo và Văn học Bình Định đã nhận được nhiều bài viết có giá trị và chất lượng khoa học, có đóng góp mới. Tuy vậy, hiện vẫn còn bỏ ngõ một số vấn đề mà rồi đây nhiệm vụ của các nhà khoa học là cần phải tìm hiểu sâu hơn, đạt chất lượng hơn.

ĐĐ.Thích Đồng Thành, 
Hiệu trưởng Trường TCPH Bình Định

 Hội thảo lần này thu hút rất nhiều tham luận của các chư tôn đại đức từ ba Học viện Phật giáo lớn nhất trên cả nước. Trong đó, chủ đề Phật giáo và danh Tăng Bình Địnhđược quan tâm nhiều nhất với 34 bài tham luận; chủ đề Danh lam cổ tự và Di sản Hán Nôm Bình Định với 20 bài tham luận; Văn học Phật giáo Bình Định với 18 bài tham luận, đặc biệt, không chỉ có các vị là chư tôn đức Phật giáo, mà còn có rất nhiều tham luận đến từ các học giả thế tục; chủ đề cuối cùng  Văn học Bình Định có 26 bài.

PGS.TS.Nguyễn Công Lý, 
Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo 
Trường Đại học KH-XH&NV TP.HCM

 

Giao Hảo

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here