Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Hội thảo về Niết Bàn của sinh viên đại học Harvard

Hội thảo về Niết Bàn của sinh viên đại học Harvard

162
0

New York, Hoa Kỳ – Trường Harvard College Buddhist Community và nhóm Dharma, Hội sinh viên Ấn giáo của đại học Harvard, lần đầu tiên đã cùng đến vào cuối tuần để thảo luận về khái niệm của cảnh giới niết bàn, danh từ Phật học diễn tả sự thanh tịnh hoàn toàn của tâm, và moksha, khái niệm của Ấn giáo về sự nhận chân chính mình và giải thoát khỏi sự hiện hữu trên cõi đời.


Một trong những sự khác biệt giữa hai khái niệm, theo Rohan V. Prasad’10, phát ngôn viên của nhóm Dharma, là người ta có thể đạt được cảnh giới niết bàn ngay tức khắc và trong đời sống thường nhật, trong khi moksha lại thiên về giây phút cuối cùng của đời người. Ông nói ‘Cả hai ý tưởng đều là mục tiêu cuối cùng của mỗi tôn giáo’.


Trong phần đầu của cuộc thảo luận vào chiều thứ Sáu, cuộc đối thoại được điều hợp bởi bà Aba Cecile McHardy, một cựu thành viên tại Radcliffe Institute.


Bà McHardy nói ‘Tôi là một người bạn tâm linh. Tôi đón nhận tất cả không riêng gì Phật tử,’ bà thường tổ chức những buổi tiếp tân tại căn nhà trọ của bà tại Mt. Auburn St. để hướng dẫn mọi người cách áp dụng Phật pháp vào đời sống thường nhật của họ


Bà nói rằng bà muốn được biết đến với tên ‘The Friendly Dragon’ vì không muốn bị nhận diện. Trong chương trình hôm thứ sáu, bà cũng đã hướng dẫn một trò chơi trong đó bà khuyến khích những người tham dự chọn cho mình một cái tên khác để gọi trong suốt buổi thảo luận.


Mihiri Ụ Tillakaratne’09, trưởng nhóm Phật giáo, cho biết cô thích thú với phần thứ hai của chương trình, cuộc thảo luận vào ngày chủ nhật lôi cuốn nhiều sinh viên hơn vì ‘không khí rất cởi mở và đón nhận’.


Cô nói ‘Tôi thật sự cảm nhận rằng tất cả chúng tôi đều cố gắng tìm hiểu về tôn giáo bạn. Chúng tôi có được cơ hội, không những chỉ bàn về các vấn đề phức tạp và cao siêu, mà còn nói về đời sống cá nhân của mình, nhất là với cương vị của những sinh viên đại học’.


Tillakaratne, người chuyên ngành về lịch sử đang được đào tạo để trở thành một tu sĩ Phật giáo, cho biết cô hy vọng có thể giao lưu giữa những người thế tục và những bậc tu hành trong Phật giáo.


Cô nói ‘Tôi rất muốn nối liền phương Đông và phương Tây lại với nhau’.


BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here