Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Hội thảo khoa học tìm hiểu giá trị Minh Triết Việt

Hội thảo khoa học tìm hiểu giá trị Minh Triết Việt

144
0

Đến tham dự có HT. Thích Hải Ấn, Phó Ban Văn hoá Phật giáo Trung ương, Trưởng Ban Văn hoá Phật giáo tỉnh; ông Phan Công Tuyên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế; cuộc hội thảo cũng đã được sự quan tâm tham dự của đông đảo các giới nhân sĩ trí thức, các nhà nghiên cứu văn hoá tên tuổi như Nguyễn Khắc Mai, Hoàng Ngọc Hiến, Tô Duy Hợp, Hồ Bá Thâm, Bửu Ý, Thái Kim Lan…cùng đông đảo các phóng viên báo đài đóng trên địa bàn tỉnh.

Ông Phan Công Tuyên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phát biểu chào mừng nhận định đây là cuộc hội thảo khoa học có ý nghĩa nhân bản sâu sắc và rất thiết thực trong tình hình văn hoá, đạo đức xã hội của đất nước ta hiện nay, với định hướng Minh Triết truyền thống và hiện đại của đất nước Việt của dân tộc Việt ông cũng đã dẫn nhiều câu nói bất hủ của các danh nhân như Nguyễn Trải, Hồ Chí Minh và thơ can dân gian để nói về nền Minh Triết Việt.

Ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết, Trưởng Ban tổ chức mở đầu cuộc hội thảo cho biết đây là cuộc hội thảo lần thứ II về đề tài Minh Triết Việt, tuy nhiên Ban Tổ chức vẫn chưa thấy có kết quả, hiệu ứng xã hội vẫn chưa đạt được kết quả, các học phái về Minh Triết vẫn “án binh bất động” chưa phát khởi như ý đồ của nhóm “Sái Phu” (những người tiên phong quét dọn đường tiến vào Minh Triết), những giá trị Minh Triết đẹp, quý như những viên ngọc đã bị lãng quên, một sự lãng quên đến độ các giới trí thức trẻ đang học và làm việc trong các tổ chức xã hội đã không còn hiểu biết về nền Minh Triết Việt…Việc tổ chức các cuộc hội thảo như thế này tuy hơi chậm, nhưng chậm còn hơn không với nguyện ước đem được các giá trị Minh Triết vào cuộc sống. Và với tham luận “có một nền Minh Triết Việt Nam” ông đã nhấn mạnh đến các vấn đề như: những cội nguồn văn hoá của Minh Triết Việt ông khẳng định là có, và nó như ngọc trong đá, vấn đề là chúng ta phải biết khai thác, phải biết vỡ núi tìm đá và ông tâm đắc với câu thơ của Đông Kinh Nghĩa Thục “Á Âu chung lại một lò, đúc nên nhân cách mới cho là người”; Về một số viên ngọc Minh Triết: Đạo lý vô vi cư điện các, Minh Triết và thân phận con người…

GS.TS Tô Duy Hợp trình bày tham luận “Bàn về thực chất và đặc điểm biến đổi Minh Triết” xoay quanh các vấn đề Minh Triết nặng tính luận lý hơn thực tiễn trong mối quan hệ tư duy biện chứng từ đối lập đến đối/hợp…

GS. Hoàng Ngọc Hiến trình bày tham luận “Tìm hiểu Minh Triết tam giáo trong văn hoá Việt Nam” từ Minh Triết tam giáo ông nhấn mạnh đến vấn đề “đa nguồn Minh Triết để lấp vào khoảng trống đạo đức hiện nay” ông đánh giá cao ý kiến tìm hiểu và chiết trung 54 nền Minh Triết của 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi theo ông “Minh Triết là tính sáng ngôn, dung hợp, ở bình diện đạo lý đời thường, nhưng không xa lạ với bình diện đạo lý thánh hiền. Và đặc biệt ông nhấn mạnh đến nền Minh Triết Phật giáo mà điển hình là Minh Triết Trần Nhân Tông với đạo lý cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên mà “mỗi lần chạm đến một lần mới”…

Với 30 tham luận rất sâu sắc, giàu giá trị Minh Triết như: “Ngộ-Phương thức Minh Triết của Thiền gia đời Trần” của TS. Nguyễn Kim Châu; “Phật giáo có thể đóng góp gì cho Minh Triết Việt” của Sư Giới Đức; “Nội quán-Nhận thức hướng nội đọc đáo của Minh Triết Phật giáo” của TS. Hoàng Thị Thơ; “Tác phẩm Minh Triết Hồ Chí Minh của Vũ Ngọc Khánh góp phần vào việc nghiên cứu Minh Triết Việt” của GS. Chương Thâu; “Nét Minh Triết trong hoa văn một nồi cổ” của HS. Bùi Hoài Mai; “Y Đức trong ánh rọi chiếu của Minh Triết Việt” của GS.TS Trần Hữu Thăng; “Minh Triết và chính trị của Sơn Hà; Minh Triết của đời thường” của Trần Sáng; “Minh Triết hiện hữu giữa đời thường” của Lê Quang Thái; “Cái lý” của người Mèo hay là Minh Triết của người Mông” của Đổ Ngọc Yên cùng với các tham luận và nhiều ý kiến trao đổi rất sâu sắc của các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, các giới nhân sĩ trí thức nhà báo xoay quanh các vấn đề về Minh Triết và Minh Triết Việt nhằm cùng nhau thực hiện nguyện ước đem được “chút gì rất hiếm hoi như những viên ngọc quý đã bị lãng quên mấy lâu nay của nền Minh Triết Việt lấp vào khoảng trống của văn hoá và đạo đức trong cuộc sống ngày hôm nay…”

Đáng mừng, ngoài các Giáo sư, Tiến Sĩ, các nhà nghiên cứu hay các giới nhân sĩ trí thức cao niên, rất đặc biệt, cuộc hội thảo cũng đã thu hút được nhiều người trẻ tham dự, họ đã lắng nghe một cách rất chăm chú, đây là một dấu hiệu tốt cho hạt giống Minh Triết Việt nẩy nở.

Toàn cảnh cuộc hội thảo

HT. Thích Hải Ấn tham dự hội thảo

GS. Hoàng Ngọc Hiến trình bày tham luận

Học giả Nguyễn Khắc Mai trình bày tham luận

N.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here