Trang chủ Về TTVHPG Liễu Quán Hoạt động Quảng Bình: Hội Thảo Khoa Học “Khoa Học Xã Hội và Văn...

Quảng Bình: Hội Thảo Khoa Học “Khoa Học Xã Hội và Văn Hóa Phật Giáo Bắc Miền Trung-tiềm năng và định hướng nghiên cứu”

307
0

Chủ tọa buổi tọa đàm gồm: Hòa thượng Thích Hải Ấn, Trưởng ban Điều hành Trung Tâm VHPG Liễu Quán Huế; Tiến sỹ Trần Đình Hằng, Viện trưởng Phân viện nghiên cứu quốc gia miền Trung  tại Huế; Tiến sỹ Lê Thị Hoài Thu, Phó hiệu trưởng Trường đại học Quảng Bình; Đại diện lãnh đạo chính quyền các ban nghành cùng các nhà nghiên cứu khoa học thuộc các ngành:  lịch sử, triết học, văn hóa, du lịch, nhân học, địa lý, ngôn ngữ, kinh tế…

Mở đầu buổi hội thảo, TS.Lê Thị Hoài Thu giới thiệu về sứ mệnh của Trường đại học Quảng Bình về công tác đào tạo kết hợp với nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ ngành giáo dục tỉnh nhà. Tiếp đó, HT.Thích Hải Ấn phát biểu về tôn chỉ hoạt động của Trung tâm VHPG Liễu Quán. Trong đó nhấn mạnh 5 tiêu chí hoạt động:

1. Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán là cầu nối giao lưu văn hoá giữa các vùng miền để tìm hiểu và giới thiệu cho nhau những đặc thù của các Trung tâm văn hoá trong cả nước.

2. Trung tâm là lối vào để giới thiệu mọi sinh hoạt văn hoá Phật giáo Huế, tìm hiểu mối tương quan mật thiết giữa văn hoá Phật giáo Huế và văn hoá Phú Xuân.

3. Trung tâm sẽ giới thiệu một cách khai quát về đặc trưng các chùa Huế, hệ thống truyền thừa của các môn phái, pháp phái, những nét kiến trúc chùa tháp, các tự khí.

4. Trung tâm đặc biệt sưu tầm các công trình dịch thuật trước tác của các bậc cao tăng thạc đức, các nội dung văn bia, đối liễn, thi phú.

5. Trung tâm sẽ còn giới thiệu nét văn hoá trong nghi lễ Phật giáo Huế và mối hổ tương giữa âm nhạc Phật giáo Huế và Nhã nhạc cung đình Huế.

Mong muốn hợp tác với các cơ quan cùng nhau nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa Phật giáo khu vực miền Trung.

Tại hội thảo, có 14 tham luận của các nhà khoa học công bố một số kết quả nghiên cứu mới về di sản văn hóa Phật giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo đó, ĐĐ.Thích Không Nhiên trình bày “Dấu ấn Phật giáo trên đất Quảng Bình”, với các thông tin giá trị và thú vị – kết quả sau nhiều lần nghiên cứu thực địa, điền dã nhằm thực hiện các chuyên đề cho ấn phẩm Liễu Quán: “Những ngôi cổ tự trên đất Quảng Bình” (số 5), “Dấu ấn Phật giáo dọc đôi bờ sông Gianh” (số 7). 

Trong tham luận của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông đã trình bày những thông tin giá trị về mối tương quan giữa Phật giáo và văn hóa Chăm-pa trên đất Quảng Bình.

Nhà nghiên cứu Phạm Đức Thành Dũng hiện đang công tác tại Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế trình bày về quá trình hình thành, phát triển và sự giáo thoa giữa Phật giáo Bắc truyền và Phật giáo Nam truyền, sự truyền bá Phật giáo theo hướng tây Quảng Bình. Đây được xem là một phát hiện mới về sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu Võ Vinh Quang, Lê Thọ Quốc…đã khái quát về các pháp khí, hệ thống tượng thờ về phong các nghệ thuật, chất liệu tạo tác, danh tính, nguồn gốc xuất sứ… Trong đó, quả đại hồng chung được tìm thấy có niên đại sớm nhất từ thời Cảnh Hưng thứ 14 (1753) và các đại hồng chung thời Gia Long, Khải Đinh…

Thạc sỹ Lê Trọng Đại  quyền trưởng bộ môn lịch sử Đại học Quảng Bình cho rằng hệ thống chùa ở Quảng Bình theo số liệu hiện nay trên 70 chùa nhưng chắc chắng sẽ không dừng lại ở đó. Tuy nhiên, số lượng tu sỹ không nhiều để hướng dẫn bà con Phật tử sinh hoạt tín ngưỡng. TS.Mai Thị Liên Giang quyền Trưởng khoa Xã hội Đại học Quảng Bình mong muốn TT-VHPG Liễu Quán, Phân viện nghiên cứu Quốc gia miền Trung tại Huế sẽ là cầu nối với Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung về lĩnh vực nghiên cứu văn hóa. Qua đó, nhà trường mong sẽ được liên kết giữa hai trung tâm nghiên cứu với khoa xã hội để phục vụ trong việc đào tạo sinh viên nhằm phát triển nền Giáo dục Đại học Quảng Bình.

 

Tại hội thảo đã có nhiều trao đổi của các nhà nghiên cứu với mong muốn xác định lại các di tích Phật giáo trong thư tịch như Mỹ Đức, Đại Hữu, cần nghiên cứu công phu để thẩm định giá trị, lập hồ sơ di tích để có hướng bảo vệ, phục dựng trùng tu. Sự hợp tác giữa các cơ quan để bước đầu sơ thảo về lịch sử Phật giáo đất Quảng Bình. 

Hình ảnh buổi hội thảo:

Chủ tọa đoàn thảo luận

HT. Thích Hải Ấn phát biểu

TS. Lê Thị Hoài Thu phát biểu tọa đàm

Tin – ảnh – Liễu Quán – Huế

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here