Trang chủ Vấn đề hôm nay Hội nghị QT lần thứ 8 về "Tổng Hạnh phúc Quốc gia"...

Hội nghị QT lần thứ 8 về "Tổng Hạnh phúc Quốc gia" sẽ diễn tại Malaysia

249
0
Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích cung cấp nền tảng sáng tạo cho các hoạt động trao đổi truyền cảm hứng, tương tác và các cuộc tranh luận khoa học về nghiên cứu, liên quan đến Tổng Hạnh phúc quốc gia Bhutan (GNH) ở các khu vực nhưng không giới hạn: Phát triển chính sách công, Hệ thống kinh tế, Giáo dục, Tâm linh, Phong cách sống & Sức khỏe, Truyền thông văn hóa, Truyền thống & Di sản, Hệ sinh thái khả năng phục hồi, Đo lường & Chỉ số.
 
Hội nghị sẽ  chào đón các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học hàn lâm, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, các nghiên cứu sinh, các nhà giáo dục và các bên liên quan trên các cộng đồng xã hội.
 
Khái niệm “Tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness – GNH) là triết lý phát triển, hướng dẫn của Bhutan được tuyên bố bởi vị Quốc vương Phật giáo Bhutan thứ tư vào năm 1972.

 

Khi thế giới khốn khổ trước những cơn khủng hoảng kinh tế, thiên nhiên hủy hoại, biến đổi khí hậu thì quốc gia Phật giáo Bhutan lại càng dâng trào hào khí như một quốc gia tiên phong, định hướng được cách phát triển bền vững, và hiệu quả cho nhiều quốc gia trên thế giới. Đức Quốc vương Phật giáo Bhutan Jigme Singye Wangchuck mang lại sự hài lòng của người dân làm thước đo hoạch định chính sách phát triển kinh tế – văn hóa, cho nên đã loại bỏ chỉ số đo lường sự phát triển Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thay thế bằng chỉ số mới Tổng Hạnh phúc quốc gia (GNH).
 
Với đề xuất của Quốc gia Phật giáo Bhutan tại Liên Hợp Quốc năm 1972, một loạt các hội nghị, các diễn đàn quốc tế về GNH lan tỏa khắp thế giới, tác động đến tư duy chiến lược của các chính trị gia, các nhà học giả và đã dẫn đến hành động của Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết chọn ngày 20 tháng 03 hàng năm làm ngày Hạnh phúc thế giới, nhằm gia tăng nhận thức về việc công nhận hạnh phúc là một trong những chỉ tiêu phát triển toàn cầu.
 
GNH thể hiện sự thay đổi trong ý thức về cách người dân Bhutan cân bằng giữa giá trị vật chất, và phi vật chất, ưu tiên hạnh phúc của con người và mọi sự sống.
 
Mục tiêu của GNH là đạt được một hình thức phát triển cân bằng bao gồm một loạt các lĩnh vực đóng góp quan trọng cho hạnh phúc. Cách tiếp cận này nhằm mục đích cân bằng tính hiện đại với truyền thống, vật chất với tinh thần và kinh tế xã hội. 
 
Vân Tuyền (Nguồn: Centre for Bhutan & GNH)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here