Trang chủ Phật học Học viện PGVN tại Huế và Đại học Pantangwintaung (Myanmar) ký kết...

Học viện PGVN tại Huế và Đại học Pantangwintaung (Myanmar) ký kết hợp tác

262
0
Phái đoàn Đại học Pantangwintaung có TT.TS Banddanta Cintalalankara – Giám đốc; TT.TS Pannasara – Hiệu trưởng; GS. U Aung Thein Nyunt – Trợ lý Hiệu trưởng đặc trách Đào tạo; ông U Aung Ye Yint – Trợ lý Hiệu trưởng đặc trách Hành chánh; TS. Bhaddanta Vepullācāra – Trưởng phòng Tổ chức Hành chánh, cùng đại diện các Phân khoa và đại diện Đại sứ quán Myanmar tại Hà Nội.
Đón tiếp thân mật phái đoàn tại Học viện có HT. Thích Quang Nhuận – Thành viên Hội đồng Chỉ đạo Học viện, Trưởng Ban Bảo trợ; HT. Thích Hải Ấn – Viện trưởng Học viện; TT.TS Thích Nguyên Thành – Phó Viện trưởng kiêm Trưởng Phòng Đào tạo Học viện; TT.TS Thích Nguyên Đạt – Phó Viện trưởng đặc trách Nghiên cứu Khoa học; ĐĐ.TS Thích Hương Yên – Tổng Thư ký Học viện cùng chư Tôn đức Hội đồng Điều hành, quý Giáo thọ, Giảng sư Học viện.
Hòa thượng Viện trưởng Thích Hải Ấn đã có lời phát biểu chào mừng, rất hoan hỷ được đón tiếp chư Tôn đức và quý thành viên phái đoàn Đại học Pantangwintaung. Hòa thượng đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của Học viện trong suốt hơn 20 năm qua, nhấn mạnh về các chương trình đào tạo Cử nhân và Thạc sĩ Phật học trong thời gian sắp đến của Học viện, nhân đây Hòa thượng mong muốn thúc đẩy hợp tác sâu rộng với các Đại học trong khu vực Đông Nam Á.
Đáp từ, TT.TS Banddanta Cintalalankara – Giám đốc Đại học Pantangwintaung đã có lời cám ơn sâu sắc đến sự đón tiếp của Học viện PGVN tại Huế, nêu rõ rằng Cơ sở mới Học viện vừa xây dựng là một địa điểm rất đẹp, yên tĩnh và phù hợp cho vấn đề giáo dục Phật giáo. Thượng tọa hy vọng buổi làm việc sẽ có kết quả tốt đẹp để hai nước nói chung và hai trường nói riêng được hợp tác lâu dài.
Tại buổi làm việc, hai bên đã thống nhất các vấn đề về Đào tạo và Văn hóa để hợp tác. Nội dung biên bản ghi nhớ như sau:
Về Giáo dục Phật giáo:
1. Phân loại và chuẩn bị cơ sở dữ liệu Phật học giữa hai bên để giúp chọn lựa sinh viên, nghiên cứu sinh cho chương trình trao đổi giữa hai bên.
2. Trao đổi sinh viên, giáo viên để nghiên cứu Phật học giữa hai trường đặc biệt về Phật học và các nghành học liên quan.
3. Trao đổi các Tu sĩ ưu tú, các học giả Phật học giữa hai bên.
4. Hai bên thống nhất sẽ hợp tác để bảo tồn và truyền bá lời Phật dạy và những lời dạy theo dạng sách in và bảng điện tử theo định dạng đĩa CD.
5. Biên soạn và xuất bản từ vựng thuật ngữ Phật học trong ngôn ngữ của hai bên.
6. Dịch và trao đổi tài liệu về lời dạy của Đức Phật (Tam tạng kinh điển) và các tài liệu liên hệ với Phật giáo ở Miến Điện và ngôn ngữ mà hai nước sử dụng.
7. Tổ chức các buổi Tọa đàm, hội thảo liên quan đến các lãnh vực của Phật giáo và Văn hóa Phật giáo của hai bên.
8. Lên kế hoạch cất giữ và bảo tồn các bản kinh xưa giữa hai bên.
Về Văn hóa:
9. Thiết lập ngân hàng dữ liệu cung cấp thông tin về Phật giáo phổ biến ở hai nước đặc biệt Nghệ thuật, và tín ngưỡng Phật giáo.
10. Trao đổi tranh, bản khắc kinh điển Phật giáo, tài liệu và tri thức của hai phía.
11. Cùng Tổ chức các cuộc triển lãm nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa Phật giáo…, phát họa sự phát triển Phật giáo của hai phía.
Một số hình ảnh ghi nhận được:
Niệm Phật cầu gia bị
Hòa thượng Viện trưởng Thích Hải Ấn phát biểu
TT.TS Banddanta Cintalalankara phát biểu
TT.TS Pannasara phát biểu
TT. TS Thích Nguyên Đạt phát biểu
ĐĐ.TS Thích Hương Yên thông qua 11 điều ghi nhớ giữa hai bên
Chư Tôn đức ký kết hợp tác giữa hai bên
Tặng quà lưu niệm
HT. Thích Quang Nhuận phát biểu
Chụp hình lưu niệm
Phòng Thông tin Truyền thông Học viện

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here