Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Hiểu đúng về “Tuyển Phật trường”

Hiểu đúng về “Tuyển Phật trường”

205
0

Trong khoảng thời gian ấy  và hôm nay phụ việc với quý Thầy, những vị Tăng trẻ tuổi nhưng hầu hết đã tốt nghiệp Đại học Phật giáo và các trường Đại học khác ngoài đời đang làm việc tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Huế; và tôi có duyên lành có 3 lần vinh dự được chứng kiến 3 kỳ tổ chức Đại giới đàn: một tại Tổ đình Tường Vân (2000), một tại Tổ đình Thiên Tôn (2005), và lần này là tại Tổ đình Từ Đàm vào các ngày 15,16,17 tháng 2 năm Canh Dần, PL 2553.

Trường Trung cấp Phật học Thừa Thiên Huế cũng như các trường Phật học khác trên toàn quốc từ Nam chí Bắc; không ai gọi trường Phật học là “Trung tâm đào tạo Tăng tài” hoặc trường “Truyển Phật” như một số vị đã hiểu chưa thấu đáo đã có nhiều nhầm lẫn về các thuật ngữ về giáo dục và văn hóa, nhất là văn hóa Phật giáo liên quan đến việc đào tạo Tăng tài và Đại giới đàn để cho quý Tăng, Ni thọ lãnh giới Pháp của Phật chế làm phương tiến tiến tu giái thoát giác ngộ – xưa nay chưa ai gọi “Tuyển Phật trường” hoặc trường Phật học là “trung tâm” bao giờ. Học Tăng dù là Tăng hay là Ni theo học lớp Sơ cấp, lớp Trung cấp, lớp Cao đẳng…là “trường tuyển Phật” như một số người đã hiểu lệch lạc rằng “khi gọi một trung tâm đào tạo Tăng tài bằng từ “trường tuyển Phật” e rằng hơi phản cảm, Phật mà tuyển được thì quá lạ đấy…”

Thiết tưởng, “Trường tuyển Phật” không phải là “từ” mà là “nhóm từ” (gồm 3 từ). Đại giới đàn là “Tuyển Phật trường”, trong ý nghĩa sâu xa mà Đức Phật đã dạy: “Người phát tâm thọ giới, chính là chuẩn bị bước vào hàng Phật quả trong tương lai”; Do vậy, “Tuyển Phật Trường”, được hiểu là trường tuyển chọn những người làm Phật trong tương lai. Tuyển chọn ra những con người có nhân cách đạo đức, làm mô phạm cho đời, cho chúng sanh, ích lợi cho xã hội, xứng đáng là những sứ giả của Như Lai, chớ không thể tùy tiện chuyển đổi theo cấu trúc ngữ pháp chữ Hán sang cấu trúc chữ Quốc ngữ (theo mẫu tự a,b,c) một cách quá “tự do” làm cho ý nghĩa của “Tuyển Phật trường” thiêng liêng bị biến tướng, biến nghĩa trái với nếp nghĩ của những người “biết đắn đo và cân nhắc”.

Xưa nay, Tăng, Ni được các giáo thọ sư truyền trao dạy dỗ; quan yếu nhất vẫn là giới luật Phật chế để giữ gìn oai nghi tế hạnh, nếp sống đạo hạnh trong chốn thiền môn, và giao tiếp ở ngoài dân gian sao cho đúng với “người xuất gia học Phật”. Vì rằng “học Phật” là để từng bước “tập làm Phật” khác nào học văn, học toán thì phải biết cách làm văn, biết cách làm toán vậy.

Nên với những người hiểu lệch lạc “Phật mà tuyển được thì quá lạ đấy”, chúng ta là những người “học Phật” từng bước “tập làm Phật” thì cũng hoan hỷ chia sẻ với họ, những người chưa có duyên may học Phật, hiểu chưa thấu đáo ý nghĩa của nhóm từ “Tuyển Phật trường”, vì họ không lên chùa, không gần gũi với chư Tăng và có thể là chưa phải là một “Phật tử Huế” cần từng bước đưa họ đến với chùa với Phật tổ để họ có điều kiện học hỏi.

Tuy bản thân chúng tôi may mắn được sống gần chùa, gần quý Thầy, quý Điệu đã hơn 50 năm nay mà mỗi lần viết và nói điều gì cũng đều kính cẩn tham vấn, cầu học ở quý Thầy; trao đổi với các Điệu theo phương châm “bất sĩ hạ vấn” để kip sửa chữa sai sót, vụng về. Về mặt thế học noi gương ấy mà học như lời ân cần chỉ bày của Chư tôn Thiền đức thường nói vui với các thiện tri thức: “Đại thi hào Lý Bạch một khi đã sáng tác đều đọc cho bà vú nuôi trẻ nghe để kịp thời chỉnh lý những sai sót đáng tiếc, sơ cấp trong thuật viết văn…”.

Mấy hôm nay, giúp việc với quý Thầy bản thân chúng tôi như tự răn mình phải luôn luôn cẩn trọng khi nói, khi viết nên chuộng lối “ái ngữ” để câu văn được dễ nghe, dễ cảm và chẳng phiền lụy một ai.

Q.S

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here