Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Hé mở bức màn Phật giáo Mật tông Tây Tạng thần bí

Hé mở bức màn Phật giáo Mật tông Tây Tạng thần bí

148
0

của người dân Tây Tạng đã phác hoạ lên một bức tranh cuộc sống lung linh đầy huyền bí ở nơi đây. Sự thật về lịch sử hình thành và bản chất của học phái Mật Tông Tây Tạng như thế nào đang đặt ra những câu hỏi triết học hóc búa vẫn còn nguyên giá trị đối với các nhà nguyên cứu từ trong quá khứ cho mãi đến tận ngày hôm nay.

Từ trên giác độ văn hoá nhìn nhận nếu ta muốn tìm hiểu về văn hoá Mật tông vùng Tây Tạng thì ta phải nắm vững hệ thống Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Trước khi Phật giáo được truyền nhập vào Tây Tạng thì người dân nơi đây đã có nhiều phát kiến sáng tạo về văn hoá. Văn hoá Mật tông Tây Tạng là sản phẩm của sự kết hợp giữa Phật giáo Đại Thừa truyền thống thời kỳ cuối và văn hoá bản thổ địa phương vùng Tây Tạng. Theo lịch sử thì quãng thời gian vùng Tây Tạng lần đầu tiên tiếp xúc với Phật Giáo là vào khoảng năm 641 tương đương đời nhà Đường năm Trinh Quan thứ 15. Thông qua quá trình tiếp thu và giáo hoá của Phật giáo thì giới quý tộc địa phương vùng Tây Tạng đã tiếp thu được rất nhiều tinh hoa của nền văn hoá Ấn Độ. Họ đã giử con cái và người thân sang Ấn Độ du học Phật giáo rồi dựa trên tiếng Phạn họ đã sáng chế ra văn tự, biên dịch kinh Phật rồi mời đại sư về Mật tông vùng miền Bắc Ấn Độ tên là Liên Hoa Sinh vào Tây Tạng để sáng lập ra một di sản văn hoá đặc sắc về Mật tông ở Tây Tạng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng khá lớn về văn hoá của vùng trung nguyên Trung Quốc đối với Tây Tạng ta cũng không thể xem thường.

Thời kỳ đầu khi công chúa Văn Thành vào Tây Tạng đã có không ít nho sinh và đạo sĩ cùng đi theo. Ngoài ra đạo pháp tồn tại trong tôn giáo Tây Tạng đã vốn có sẵn các hoạt động thần bí như: yết chú, hoạ bùa, lập đàn tế..vv khá gần gũi với phái Nam Cung Chính Nhất của Đạo Giáo. Hơn nữa cơ sở lập lịch pháp của vùng Tây Tạng cũng rất giống với thời cổ đại ở vùng trung nguyên Trung Quốc. Trước khi học phái Mật Tông của Ấn Độ du nhập vào Tây Tạng thì nó đã tồn tại các dòng tôn giáo bản địa sơ khai tồn tại cho đến tận ngày hôm nay. Nói chung dòng tôn giáo bản địa ở Tây Tạng rất giống với học phái phù chú của Đạo Giáo. Các chuyên gia nguyên cứu về Tây Tạng đã đưa ra kết luận: chắc chắn hiện tượng nhân vật Lưu Phúc Thông của Bạch Liên Giáo vào cuối triều Nguyên và Hồng Đăng Chiếu ở đời nhà Thanh là những nhân vật chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dòng văn hoá bản địa ở Tây Tạng.

Vào thế kỷ thứ 7 khi Phật Giáo truyền nhập vào Tây Tạng cũng đúng vào lúc thiền sư tên là Huyền Trang đời nhà Đường sang Tây Thiên thỉnh kinh như tác phẩm “Tây Du Ký” đã phản ánh. Dựa vào những gì mà thiền sư Huyền Trang ghi chép cho ta thấy lúc đó Phật Giáo ở Ấn Độ đang ở vào thời kỳ thịnh vượng nhất. Các dòng tư tưởng Duy Thức, Trung Quan, Nhân Minh ở đất nước Thiên Trúc-Ấn Độ đều lấy Di Lặc Bồ Tát làm cơ sở truyền giáo. Hai loại lập trường đó là: Bát Nhã rốt cuộc là Tính Không và Duy Thức suy cho cùng là Thực Hữu đã đối lập nhau về cơ sở lý luận và nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới Phật Giáo truyền thống vùng Tây Tạng. Học thuyết Nhân Minh vùng Tây Tạng (hay còn gọi là Lượng Luận) hẳn sẽ không còn phải nghi ngờ gì khi nó có quan hệ trực tiếp với Phật Giáo truyền thống ở Ấn Độ và nếu so sánh với học thuyết Nhân Minh ở vùng trung nguyên Trung Quốc thì nó cũng chịu ảnh hưởng rất sâu sắc. Chính các nhân vật pháp sư và học giả Phật Giáo vùng Tây Tạng phải có hiểu biết uyên thâm về học thuyết Nhân Minh cho dù môn Logic học của họ lại có nhiều chỗ khác biệt với học vấn của giới thiền sư ở vùng trung nguyên Trung Quốc. Kinh điển Phật Giáo ở Tây Tạng phản ánh khá rõ về lý luận Phật Giáo- Ấn Độ thời kỳ thịnh vượng. Sự phát minh ra văn tự ở Tây Tạng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ Phạn cho nên ngày nay ta có thể thấy cuốn Đại Tạng Kinh được biên dịch theo văn tự Tây Tạng vẫn còn nguyên bóng dáng của nó. Trên giác độ chữ viết phổn thể thì Phật Giáo ở vùng Tây Tạng và trung nguyên Trung Quốc đều thống nhất nếu có chỗ khác nhau thì chỉ là cách hành xử trong thực tiễn mà thôi. Chính lối hành xử này đã đột xuất tạo ra đường lối truyền giáo bí mật về Phật Giáo hay còn ta còn gọi bằng cái tên Mật Tông vùng Tây Tạng.

Tư tưởng của Mật Tông- Tây Tạng quá nửa là do đại sư Liên Hoa Sinh truyền dạy và nếu ta so sánh với ba nhà truyền giáo về Mật Tông của Ấn Độ vào Trung Quốc thời kỳ Đường Huyền Tông đó là Thiện Vô Uý, Kim Cương Trí và Bất Không Tam Tạng thì ta sẽ thấy có sự thống nhất. Phật Giáo-Mật Tông của Trung Quốc kể từ đời nhà Đường cho đến giai đoạn cuối vương triều nhà Nguyên phát triển khá phồn thịnh. Kể từ vương triều nhà Minh về sau này giới thống trị đã để ý giám sát chặt chẽ nhiều điều tệ hại của Mật Tông-Trung Quốc từ quá khứ đến hiện tại đã ra sắc lệnh ngăn cấm triệt để. Tuy nhiên Mật Tông ở Nhật Bản lại bắt đầu được phát triển trở lại. Tư tưởng Mật Tông thời kỳ nhà Đường từ đất Trung Quốc truyền nhập vào Nhật Bản còn được gọi bằng cái tên Đông Mật còn nếu xuất xứ của nó khởi nguồn ở Tây Tạng thì ta gọi là Tạng Mật. Đông Mật và Tạng Mật tuy không giống nhau nhưng nó đều tiếp thu đạo Bà La Môn Giáo ở Ấn Độ, thuật Du Gia và các phương pháp tu thân khác. Cả hai học phái đều toát lên ý tưởng “hoá tinh thành khí và hoá khí thành thần” hay giới Mật Tông- Tây Tạng còn gọi bằng khái niệm “nhập vào yên tịch như lạc biển tiêu diệt tội chướng”. Ngoài ra Mật Tông- Tây Tạng còn có nhiều bí truyền về phương pháp điều chỉnh thân và tâm xuất phát từ thuật Du Gia nhưng so với thuật tu thân của học phái Du Gia bản gốc thì nó mang nhiều sắc thái lý luận hơn. Tức là tính thực tiễn và tính cha truyền con nối theo kiểu bí mật chân truyền của Mật Tông- Tây Tạng cao hơn thuật Du Gia như Đại Thủ Ấn, Đại Viên Mãn..vv. Ta cũng có thể nói Mật Tông-Tây Tạng nhấn mạnh vào Thiền Học nhưng Thiền Học của nó cũng khác biệt với học phái Thiền Tông ở vùng trung nguyên Trung Quốc. Bởi vậy một số học giả Mật Tông- Tây Tạng đã cường điệu hoá lập trường nhận thức và coi đó là điều kiện tiên quyết của việc chuyển đổi nghiệp chướng. Thực sự họ đã đề cao vai trò lý luận “minh tâm thấy tính” mà thôi.

Mật Tông-Tây Tạng dựa dẫm rất nhiều vào các câu yết chú. Những lời yết chú trong câu tụng niệm của nó rất khó giải thích về ý nghĩa nhưng lại mang hiệu quả rất thần kỳ. Phật Giáo ở vùng trung nguyên Trung Quốc cũng có lời yết chú nhưng quá nửa các lời yết chú đó pha lẫn lời yết chú của Mật Tông-Phật Giáo thời kỳ đầu và giữa quá trình phát triển hình thành lên. Về cơ bản những lời yết chú của Mật Tông-Tây Tạng được người tu luyện vận dụng thành thục và nó đã được lưu truyền khá rộng rãi. Ngoài ra Mật Tông-Tây Tạng còn có một đặc điểm đó là người tu hành cần phải thoát tục hoàn toàn nhưng phương pháp thực hành của họ thì lại lấy thế gian làm điểm xuất phát. Điều này đã được Phật Giáo phản ánh trực tiếp bằng nguyên lý “thực ảo- không hữu không phải là hai mà cũng chẳng phải là một”. Mật Tông-Tây Tạng tin tưởng vào các hoạt động sinh hoạt thường nhật của cơ thể con người ta thậm chí thông qua việc điều chỉnh, dẫn đường, khống chế ham muốn là cách thức và con đường để con người ta trở thành những vị Bồ Đề. Bởi vậy trong quá trình tu luyện theo Mật Tông-Tây Tạng có nội dung nam-nữ cùng tu luyện và ở thời xưa có không ít kẻ tội đồ đã lợi dụng nội dung tu luyện này làm hại dân lành và gây hoạ cho Phật Giáo. Sau cuộc cải cách của đại sư Tsong-kha-pa (1357-1419) của phái Hoàng Giáo thì Mật Tông-Tây Tạng đã tăng cường được tính kỷ luật và duy trì được trật tự phát triển đồng thời khắc phục được điểm khiếm khuyết này.

Đời nhà Tống có vị đại sư Phật Học ở Ấn Độ tên là A-đê-xia đã vào Tây Tạng đề xướng học thuyết “chính trí, chính kiến” đồng thời truyền thụ phương pháp “trung quan, chính kiến ”. Ông đã viết tác phẩm “Bồ Đề đạo cự luận” có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật Giáo ở vùng Tây Tạng. Gần quãng thời gian đại sư A-đê-xia vào Tây Tạng truyền giáo thì cũng có một số hoà thượng theo học phái Đại Thừa ở vùng trung nguyên Trung Quốc cũng vào Tây Tạng truyền giáo. Số hoà thượng này truyền dạy về lý thuyết “thiền định tĩnh quan” nhưng dân cư Tây Tạng đã quá tin tưởng vào lý thuyết Phật Giáo chính thống ở Ấn Độ nên họ đã xua đuổi số hoà thượng theo học phái Đại Thừa. Thực ra tư tưởng “trung quan chính kiến ” của phái Hoàng Giáo- Mật Tông Tây Tạng so với tư tưởng Thiền Tông chính thống và so với tư tưởng “tĩnh quan định tuệ” của phái Thiên Thai tuy có chỗ khác biệt nhưng nó đều là sản phẩm của sự kết hợp giữa dòng văn hoá bản địa Trung Hoa và Phật Giáo truyền thống Ấn Độ.

Năm Vĩnh Lạc dưới vương triều nhà Minh, đại sư Tsong-kha-pa đã sáng lập ra Hoàng Giáo-Mật Tông Tây Tạng. Dựa vào tác phẩm “Bồ Đề đạo cự luận” của đại sư A-đê-xia và tác phẩm “Bồ Đề đạo thứ đệ quảng luận ” cùng với tác phẩm “Lược luận” ta thấy ngũ thừa của đạo Bồ Đề gồm có: Nhân, Thiên, Thanh, Vấn, Duyên Giác đã quán xuyến: Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát. Đồng thời qua tác phẩm “Mật thừa đạo thứ đệ luận” ta thấy có sự thống nhất lý luận về phép tu luyện theo Mật Tông. Việc nghiêm khắc tuân thủ theo giới luật, chuyên tu thanh tĩnh và chú trọng phát huy Ngũ Luân Di Lặc đã trở thành những nội dung rất có giá trị của học phái Mật Tông-Tây Tạng.

Mật Tông-Tây Tạng kể từ đầu nhà Đường cho đến ngày nay tự phân chia thành bốn học phái lớn. (1) Phái Nyingma tục gọi là Hồng Giáo về sau này lại phân thành năm phái nhỏ. Hiện nay quá nửa học phái này định cư ở vùng biên cương Thanh Khang-Trung Quốc. (2) Phái Yejunin tục gọi là Bạch Giáo về sau phân thành chín phái nhỏ. Hiện tại chủ yếu phái này định cư trên dãy núi Gong Ya ở quê hương Min Ya-Tây Tạng. (3) Phái Sa-skya tên tục gọi là Hoa Giáo, tính từ thời kỳ Bảo Đại Pháp Nguyên trở về sau này đều lưu truyền trong nội bộ Tạng tộc và vùng biên cương Thanh Khang. Học phái này còn có mặt ở khu vực sông Kim Sa như Vân Nam, Nộ Giang, Ly Giang..vv và nó là học phái uy tín lừng lẫy nhất của Mật Tông-Tây Tạng. (4) Phái cuối cùng Norye-Lu tên gọi là Hoàng Giáo do đại sư Tsong-kha-pa sáng lập ra. Hiện nay các học phái Đạt Lai và Ban Thiền thậm chí cả đại sư Chương Hỷ..vv của Mông Cổ đều là hậu duệ của Hoàng Giáo. Bốn đại môn phái của Mật Tông được đánh giá cao thấp khác nhau nhưng tựu chung chúng đều tạo ra các ý kiến trái ngược từ phía những người nguyên cứu Phật Học. Nếu ta đứng trên lập trường của phái Hoàng Giáo ta sẽ thấy vấn đề “chính kiến Phật pháp ” là như sau: “lấy tư tưởng trung lập và có chính kiến với pháp môn tĩnh quan là căn cứ lý luận để nguyên cứu chuyên sâu về nghĩa lý và triết học rồi tu luyện theo quy tắc Mật Tông từ thấp lên cao”. Như vậy theo phái Hoàng Giáo thì Mật Tông-Tây Tạng đã chú trọng phép tu Đại Uy Đức Kim Cương và Thời Luân Kim Cương. Ngày xưa nhiều vị tăng đời thứ chín của Hoàng Giáo đã từng đến thành phố Bắc Kinh, Nam Kinh và nhiều nơi khác ở Trung Quốc thành lập hội tu luyện theo Thời Luân Kim Cương.

Những vị Lạt Ma-Tây Tạng muốn tu luyện Phật Pháp-Mật Tông suốt cả cuộc đời mình thì họ cần phải tuân theo những quy phạm nghiêm khắc. Với mức độ tu luyện vài chục năm thì may ra họ mới có thể hội nhập đủ kiến thức thực tế và lý luận. Bất kỳ vị Lạt Ma nào muốn trở thành Đại Sư thì họ phải bắt đầu công việc tu dưỡng và học tập từ năm lên bảy hoặc tám tuổi.  Để có thể đọc hết các kinh điển căn bản trong kho tàng kinh Phật đồ sộ thì họ cần phải mất ít ra hai mươi năm. Sau khi họ đã hội đủ kiến thức Phật Pháp căn bản thì họ lại phải tiếp tục thi tuyển để được công nhận là Đại Sư rồi mới được tham gia công tác giảng dạy. Nếu ai muốn chuyên tu Mật Tông-Tây Tạng thì cần phải có một vị Đại Sư nào đó tiếp nhận làm đồ đệ rồi tiếp nhận bí quyết chân truyền khiến tâm họ có thể chuyên nhất và biết cách tìm nơi tu luyện chốn hang sâu cùng cốc. Thường thường quãng thời gian để họ làm được điều này phải mất khoảng trên mười năm. Do vậy các quá trình như: Giáo-Lý-Hành-Quả đối với bọn họ là các trình tự kỷ luật nghiêm khắc về học tập, suy ngẫm và biện luận.  Hành có nghĩa là sự tu dưỡng về kỹ năng và dựa vào đạo Đại Thừa Bồ Đề thì ta thấy công việc học tập của họ bao gồm năm mảng.(1) Thanh Minh học tức là bao gồm văn tự học và ngoài văn tự học. (2) Nhân Minh học bao gồm triết lý logic của Phật Giáo và các tư tưởng triết học phổ thông khác. (3) Y Phương học bao gồm sử dụng dược thảo làm thuốc, kỹ năng chiêm bốc đoán mệnh.vv ngoài ra Hồng Giáo của Mật Tông-Tây Tạng còn thêm vào mảng học này kiến thức về kiếm thuật, võ thuật..vv. (4) Công Xảo học bao gồm hội hoạ, điêu khắc, và thêu thùa..vv. (5) Nội Minh học bao gồm việc tu dưỡng tâm tính theo Phật Pháp để có thể đạt tới cảnh giới cao hơn. Rất nhiều tấm gương của những vị Lạt Ma đã trải qua trăm cay ngàn đắng trên con đường học tập đạt tới địa vị  Đại Sư khiến người đời thán phục. Những vị Lạt Ma ngoài việc phải tuân thủ các giới luật Phật Pháp phổ thông thì họ còn phải tuân thủ các giới luật biệt truyền của học phái Mật Tông-Tây Tạng.

Vào khoảng cuối đời nhà Thanh và đầu những năm Dân Quốc ( tức năm1911 là mốc) thì sự giao thoa giữa văn hoá Hán ở trung nguyên và Tây Tạng trở lên phồn thịnh. Kể từ đó về sau này giới tăng nhân ở đất Hán và Tây Tạng tăng cường các cuộc đi lại thăm viếng lẫn nhau. Trên thực tế số tăng nhân từ đất Hán vào Tây Tạng để theo học Mật Tông cũng không phải là ít. Cũng trong khoảng thời gian này có một vị Lạt Ma-Tây Tạng tên là Bạch Phổ Nhân Tôn Giả cùng với một số nhân vật kiệt xuất khác của Tây Tạng đã đến Bắc Kinh để giảng dạy về Mật Tông-Tây Tạng khiến mọi người một phen ngưỡng mộ vì lý thuyết “tăng-tục đồng nhất”. Sau đó ít lâu vị pháp sư Đại Dũng ở đất Hán cũng theo vào Tây Tạng học Mật Tông. Pháp sư Đại Dũng tu luyện Mật Tông được ba năm thì viên tịch ở miền Thanh Khang-Tây Tạng. Ông cũng là người khởi đầu của phong trào theo học Mật Tông từ  đất Hán hay đất Ba Thục sau khi có truyền thuyết ông hoá thân thành linh đồng sau khi vào Tây Tạng từ thời kháng chiến chống quân Nhật. Danh tiếng của Mật Tông- Tây Tạng cũng đạt tới cao trào ở thời kỳ đó.

Một vị đại sư phái Bạch Giáo của Mật Tông-Tây Tạng đã nhận xét: “Rất nhiều nhân sĩ, trí thức ở vùng đất Hán nếu nguyên cứu Phật Giáo-Đại Thừa kỹ lưỡng thì họ sẽ thấy rất nhiều phương tiện hữu ích để gặt hái được thành tựu như mong muốn. Nếu họ vào Tây Tạng theo học Mật Tông thì mười người may lắm mới có được một, hai người thành tựu mà thôi. Trên thực tế sự thất bại trong việc tu luyện theo Phật Giáo-Đại Thừa của họ là do họ đã có quá nhiều tham vọng mà thôi”. Lời nhận xét của vị đại sư phái Bạch Giáo cho ta thấy hai vấn đề. Thứ nhất các phương tiện tu luyện của Phật Giáo-Đại Thừa là sẵn có và rất dễ giác ngộ. Thứ hai việc tu luyện theo học phái Mật Tông-Tây Tạng là rất khó khăn và đầy gian nan trên con đường đi tới thành công. Kể từ đó về sau này các vị cao tăng ở mảnh đất trung nguyên Trung Quốc tìm đến theo học Mật Tông-Tây Tạng ngày một đông và nó gần như là một căn bệnh “mốt thời thượng” khiến cho người đời lại càng thêm kính nể học phái đầy “ma lực quyến rũ” này.

Khi sức hưởng và phạm vi của Mật Tông-Tây Tạng ngày càng lan rộng thì âm thanh phản ngược về nó cũng ngày càng mãnh liệt hơn. Sau khi nhà nước Trung Quốc thi hành chính sách cải cách và mở cửa tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao thông thuận lợi thì chính sách tôn giáo của nhà nước Trung Quốc đối với vùng Tây Tạng dường như có nhiều sự trì trệ trong khi Mật Tông-Tây Tạng đã có một bước phát triển khá dài. Những năm gần đây liên tục có các vị pháp sư Mật Tông ở những địa phương nổi tiếng của Tây Tạng vào trung nguyên giảng đạo càng khiến có thêm nhiều người chú ý. Chúng ta cần biết rằng Mật Tông tuy đã có căn gốc “nồng hậu” ở vùng Tây Tạng nhưng nó vẫn là sản phẩm của sự kết hợp giữa luồng văn hoá Hán-Tạng và Phật Giáo Ấn Độ. Nó được sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư địa phương Tây Tạng. Người chuyên tu theo Phật Giáo-Đại Thừa vẫn có thể tu luyện theo học phái Mật Tông-Tây Tạng nhưng họ cần phải có thái độ nghiêm túc và chớ lên vọng tưởng nó là con đường tắt để đi tới thành công. Chúng ta không phân biệt hoặc đánh giá về Phật Giáo-Đại Thừa ở trung nguyên hay Mật Tông-Tây Tạng đâu là ưu điểm và đâu là khuyết điểm để tránh những cách nhìn phiến diện thiếu hụt giá trị lịch sử vốn có của nó. Trên phương diện một người nguyên cứu Phật Giáo ta cũng thấy rằng những nỗ lực không mệt mỏi cộng với niềm tin mới là chìa khoá của thành công chứ ta không thể “một bước lên trời” như ai đó vọng tưởng. Quả thật nếu ai đó vẫn còn ý tưởng cần phải có một pháp sư mật truyền yết chú, hoặc tham dự một buổi lễ giảng kinh thông tuệ hay nhập thiền lạc cảnh giới để vươn tới một vị Bồ Đề chân chính thì họ đã tự làm u mê chính bản thân mình. Bởi lẽ học phái Mật Tông-Tây Tạng tuy nhấn mạnh ý tưởng “tự thân thành Phật” nhưng điều đó đòi hỏi cả một quá trình tu luyện gian khổ theo từng bước từ thấp lên cao chứ không phải câu chuyện“ cá chép hoá rồng trong một ngày ”.

B.Đ.K

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here