Trang chủ Phật học Hành trình tâm linh của tôi (Trích từ tác phẩm mới nhất...

Hành trình tâm linh của tôi (Trích từ tác phẩm mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma)

128
0

Tôi là một cây cười chuyên môn
 
Tôi đã từng đối diện với nhiều trường hợp khó khăn suốt con đường của cuộc đời tôi, và quê hương tôi đang trãi qua một thời điểm nghiêm trọng. Nhưng tôi cười thường xuyên, và cái cười của tôi là lây lan.  Khi người ta hỏi tôi làm thế nào tôi có thể tìm thấy động lực để cười bây giờ, tôi trả lời rằng tôi là một cây cười chuyên môn.  Cười là một đặc điểm của người Tây Tạng điều này khác biệt với người Nhật Bản hay Ấn Độ.   Họ rất vui vẻ, giống như người Ý Đại Lợi, hơn là hơi dè dặt một chút như người Đức hay người Anh.
 
Sự vui tươi của tôi cũng đến từ gia đình tôi.  Tôi đến từ một ngôi làng nhỏ, không phải một thành phố lớn, và cung cách của đời sống là vui tính hơn.  Chúng tôi luôn luôn hài hước với chính mình, chọc ghẹo người khác, đùa bởn.  Đấy là thói quen của chúng tôi.

Thêm vào điều ấy, như tôi thường nói, trách nhiệm biểu lộ hiện thực.  Dĩ nhiên vấn nạn là ở đấy.  Nhưng suy tư về những khía cạnh tiêu cực không giúp đưa đến tìm thấy những giải pháp, và nó tàn phá sự an lạc của tâm hồn.  Mọi thứ mặc dù liên hệ.  Chúng ta có thể thấy khía cạnh tích cực ngay cả những thảm họa tệ hại nhất, nếu chúng ta tiếp nhận một viễn tượng thánh thiện.  Tuy thế, nếu chúng ta lấy sự tiêu cực như chắc thực và nhất định, chúng ta sẽ làm gia tăng sự lo lắng và băn khoăn, trái lại bằng sự trãi rộng cung cách chúng ta nhìn vào một vấn đề, chúng ta thấu hiểu điều gì tệ hại về nó , nhưng chúng ta chấp nhận nó.  Đây là thái độ của tôi, tôi suy nghĩ, từ sự thực hành và từ triết lý nhà Phật, là những điều hổ trợ tôi vô cùng.
 
Thí dụ, lấy việc bị mất nước.  Chúng tôi là những người không có quốc gia, và chúng tôi phải đối diện nghịch cảnh cùng với nhiều hoàn cảnh đau thương ở Tây Tạng.  Tuy thế, những kinh nghiệm như vậy cũng mang đến nhiều lợi lạc.
 
Như đối với tôi, tôi đã là người không nhà hơn nửa thế kỷ.  Nhưng tôi đã tìm thấy một số lượng lớn những ngôi nhà mới suốt toàn thế giới bao la.  Nếu tôi vẫn ở điện Potala, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ có cơ hội để gặp gở thật nhiều cá nhân, thật nhiều lĩnh tụ ở Á châu, Đài Loan, Hoa Kỳ, và Âu châu, những vị giáo hoàng cũng như nhiều nhà khoa học và kinh tế học nổi tiếng.
 
Cuộc sống lưu vong là một đời sống bất  hạnh, nhưng tôi luôn luôn cố gắng đề trau dồi một thể trạng vui tươi của tâm hồn, cảm kích những cơ hội của sự hiện hữu này mà không có một ngôi nhà ổn định, đã được đề nghị cho tôi, vượt xa mọi nghi lễ.  Cách này, tôi đã có thể bảo tồn sự hòa bình của tâm hồn nội tại.
 
Như một thiếu niên, tôi đã học hỏi từ những vị thấy của tôi để bảo vệ môi trường
 
Như một cậu bé nhỏ, khi tôi đang học hỏi Phật Pháp, tôi đã được dạy chăm sóc thiên nhiên, từ việc thực hành bất bạo động áp dụng không chỉ cho con người mà cho toàn thể chúng sinh.  Mọi thứ đấy là sức sống mãnh liệt của tâm thức.  Bất cứ nơi nào có tâm thức, thì có sự cảm nhận như khổ đau, hạnh phúc, và sướng vui.  Không có chúng sinh nào muốn khổ đau.  Trái lại, tất cả chúng sinh mưu cầu hạnh phúc.  Trong sự thực hành Phật Giáo, chúng ta rất quen thuộc với ý tưởng này của bất bạo động và mong ước chấm dứt tất cả khổ đau mà chúng ta cẩn thận không tấn công hay tàn phá sự sống một cách vô ý thức.  Rõ ràng, chúng ta không tin rằng cây cối, hay bông hoa có một tâm thức, những chúng ta đối xử chúng với sự tôn trọng.  Vì thế, chúng ta gánh vác một ý nghĩa của trách nhiệm phổ quát đối với con người và thiên nhiên.
 
Sự tin tưởng vào tái sinh giải thích sự quan tâm của chúng ta cho tương lai.  Nếu chúng ta nghĩ chúng ta sẽ phái tái sinh, chúng ta làm cho nó , bổn phận của chúng ta để bảo vệ những thứ nào đấy vì thế, trong tương lai, sự tái sinh của chúng ta sẽ lợi lạc từ đấy.  Mặc dù chúng ta không thể tái sinh ở một hành tinh khác, ý tưởng tái sinh động viên chúng ta chăm sóc trái đất và những thế hệ tương lai.  Ở phương Tây, khi chúng ta nói về “nhân loại”, chúng ta thường chỉ liên hệ đến thế hệ hiện tại.  Nhân loại quá khứ không hiện hữu nữa.  Nhân loại của tương lai, như sự chết, chưa hiện hữu.  Từ quan điểm của phương Tây, chúng ta quan tâm với những khía cạnh thực tiển của sự vật, chỉ thuần cho thế hệ hiện tại.
 
Sự cảm nhận của người Tây Tạng về thiên nhiên xuất phát từ phong tục của chúng tôi một cách phổ biến và không chỉ từ Đạo Phật.  Nếu chúng ta lấy thí dụ về Đạo Phật ở Thái Lan hay Nhật Bản, trong những môi trường khác biệt với chúng tôi, văn hóa và thái độ không giống nhau.  Môi trường thiên nhiên của Tây Tạng, không giống như những người khác, có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với chúng tôi.  Người Tây Tạng không sống trên một hòn đảo nhỏ với số người quá mức.  Xuyên suốt lịch sử chúng tôi không lo ngại về lĩnh thổ mênh mông thưa thớt, hay về những người láng giềng xa xôi.  Chúng tôi không có cảm giác bị đè nặng đàn áp như nhiều cộng đồng khác.
 
Hoàn toàn có thể thực hành một cách toàn hảo căn bản của một niềm tin hay một nền văn hóa mà không cần phối hợp nó với một tôn giáo.  Nền văn hóa Tây Tạng của chúng tôi, mặc dù đầy gợi hứng từ Phật Giáo, nhưng nó không được hình thành nên triết lý của nó hoàn toàn từ đấy.  Một lần nọ tôi đã gợi ý một tổ chức giúp người tỵ nạn Tây Tạng rằng sẽ thật là hấp dẫn để  học hỏi nghiên cứu những con người của chúng tôi đã được hình thành bởi kiểu mẫu truyền thống đời sống của họ nhiều như thế nào.  Những nhân tố nào đã làm cho người Tây Tạng bình lặng và thân mật tự nhiên?  Người ta luôn luôn tìm kiếm một câu trả lời trong tôn giáo của chúng tôi, nó đặc thù, mà quên đi rằng môi trường của chúng tôi cũng là ngoại lệ.

Sự bảo tồn thiên nhiên không cần thiết là một hành vi thiêng liêng, và nó không luôn luôn đòi hỏi từ bi.  Như những Phật tử, chúng tôi từ bi đối với tất cả chúng sinh, nhưng không cần thiết đối với mỗi hòn đá, cây cối, hay nơi cư ngụ.  Hầu hết mọi người chúng tôi chăm sóc ngôi nhà của chúng tôi mà không cần cảm nhận bất cứ sự từ bi nào về nó.  Tương tự thế, hành tinh của chúng ta là ngôi nhà của chúng ta, và chúng ta phải duy trì nó với sự cẩn trọng, để bảo đảm sự hạnh phúc của chúng ta và niềm hạnh phúc của con cháu chúng ta, của bạn bè chúng ta, và của toàn thể chúng sinh những ai chia sẻ nơi cư trú vĩ đại này. Nếu chúng ta nghĩ về hành tinh của chúng ta như ngôi nhà của chúng ta hay “bà mẹ” của chúng ta, Bà Mẹ Đất, chúng ta sẽ cần phải chăm sóc nó.
 
Ngày nay chúng ta   hiểu rằng tương lai của nhân loại tùy thuộc trên hành tinh của chúng ta, tương lai của nó tùy thuộc trên nhân loại.  Nhưng điều ấy không phải luôn luôn quá rõ ràng.  Cho đến bây giờ, Bà Mẹ Đất đã có thể bao dung sự vô tình của chúng ta.  Tuy thế, ngày nay, thái độ của nhân loại, dân số, và kỷ thuật đã đạt đến một mức độ mà Bà Mẹ Đất của chúng ta không thể chấp nhận nó nữa trong im lặng.  “Những đứa con của mẹ đang cư xử một cách tệ hại,”  bà đã cảnh cáo để làm cho chúng ta nhận ra rằng có những giới hạn mà không thể vượt qua.
 
Như những người Phật tử, chúng tôi chủ trương sự vừa phải, mà điều ấy không phải không liên hệ với môi trường, vì chúng tôi không tiêu thụ bất cứ điều gì một cách lãng phí. Chúng tôi thiết lập những giới hạn trên những thói quen của chúng tôi về tiêu thụ, và chúng tôi đánh giá một cung cách giản dị, trách nhiệm của đời sống.  Sự liên hệ đến môi trường của chúng tôi luôn luôn là đặc biệt.  Nhưng kinh điển cổ xưa của chúng tôi nói về bình chậu và sức chứa của nó.   Thế giới là chiếc bình, ngôi nhà của chúng ta và chúng ta, sự sống, là dung lượng của nó.
 
Kết quả của điều này là mối quan hệ đặc biệt đến thiên nhiên, vì, không có chiếc bình, dung lượng không thể được chứa đựng gì cả.  Không thể hoàn toàn khiển trách loài người vì đã sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu, nhưng chúng ta không nên khai thác thiên nhiên vượt quá nhu cầu một cách vô tình.  Cần yếu phải thẩm tra lại từ quan điểm đạo đức sự phân phối mà chúng ta đã nhận, sự phân phối cho điều mà tất cả chúng ta trách nhiệm, và sự phân  phối mà chúng ta sẽ trao lại cho những thế hệ tương lai.  Rõ ràng, thế hệ chúng ta đang đi qua một thời điểm nghiêm trọng.  Chúng ta có tăng cường những hình thức của sự đối thoại toàn cầu, nhưng những xung đột xãy ra thường xuyên hơn những đối thoại để xây dựng hòa bình.  Những kỳ diệu của khoa học và kỷ thuật tồn tại song song với nhiều thảm họa như sự đói kém và sự tiệt chủng của những hình thức sống nào đấy.  Chúng ta làm  hết mình để khám phá không gian khi đại dương, biển cả, và nguồn nước ngọt đang trở nên ngày càng bị ô nhiễm.  Có thể là những  nhóm người nào đấy trên trái đất, những động vật, cây cỏ, côn trùng, và ngay cả những vi sinh vật nào đấy sẽ không được những thế hệ tương lai biết đến.  Chúng ta phải hành động trước khi nó quá trể.

Chuyển ngữ:  Tuệ Uyển

 
The Huffington Post   |  By His Holiness The Dalai Lama
 
http://www.huffingtonpost.com/2010/10/11/dalai-lama-book-my-spirit_n_758092.html

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here