Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Hạnh phúc cao thượng

Hạnh phúc cao thượng

152
0

Viết như thế là nhìn nhận tu sĩ Phật giáo sống không có hạnh phúc. Câu liên kết này chứng tỏ người viết chưa hiểu đúng và đủ khái niệm hạnh phúc. Một tu sĩ Phật giáo mà viết như vậy là chưa thấm nhuần đạo vị, có thể làm người đọc nghĩ rằng, người viết thiếu ý thức khi quyết định xuất gia.

Nếu hiểu đạo và có ý thức đầy đủ về sự lựa chọn lí tưởng sống của mình, Tăng, Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam phải dùng quan hệ tương đồng để viết một câu liên kết có nội dung khác. Ví dụ: Tu sĩ Phật giáo chúng tôi xuất gia cũng để kiếm tìm hạnh phúc – cái phúc cao thượng mà phần đông người đời khó tìm thấy.
Hàng Phật tử chúng ta đều biết sau khi đắc đạo, đức Phật đã thuyết giảng về Tứ diệu đế. Tứ diệu đế nói về khổ và thoát khổ. Đó là cốt tuỷ của Phật pháp. Vì bài thuyết pháp hệ trọng này mà đạo Phật được mệnh danh là đạo giải thoát như Phật tổ đã từng khẳng định: "Nếu nước đại dương có một vị là vị mặn thì đạo ta cũng có một vị là vị giải thoát".

Phật giáo không nhìn nhận có một thứ hạnh phúc tách rời khổ đau. Phật giáo cho rằng có hạnh phúc vì có khổ đau và ngược lại. Kinh nghiệm cho biết chỉ khi nào thoát khỏi khổ đau ta mới có thể nhận thức được hạnh phúc một cách trọn vẹn và đầy đủ. Ngay khi khổ đau vừa bị huỷ diệt thì hạnh phúc đã có mặt, như bóng tối vừa tan biến thì ánh sáng liền xuất hiện. Cho nên Tứ diệu đế nói về khổ và diệt khổ cũng có nghĩa là Tứ diệu đế đã nói về hạnh phúc hiểu theo quan điểm của Phật giáo. Đó là thứ hạnh phúc cao thượng, là thân tâm thường an lạc của những cư sĩ tín thành, là thiền lạc của các bậc chân tu, là Niết-bàn của chư Phật, chư Bồ-tát…

Hạnh phúc cao thượng ấy của bậc chân tu, Trưởng lão Ayupala đã phân tích rõ ràng khi trả lời câu hỏi của vua Milanda về lợi ích của người xuất gia: Tâu đại vương! Người xuất gia có ba điều lợi ích và cao quý như sau: nhờ thọ trì giới, người ấy thường lánh xa điều ác, thành tựu điều lành, tăng trưởng điều lành, người ấy sẽ trở thành một con người có đức hạnh. Đấy là sự lợi ích và cao quý thứ nhất. Thứ hai, nhờ thực hành thiền định, người ấy tìm được sự quân bình và yên tĩnh tâm hồn, người ấy sẽ không còn bị tham sân nung đốt, quấy nhiễu nữa. Thứ ba, nhờ thực hành thiền quán mà người ấy phát sinh trí tuệ, viên mãn trí tuệ… để lần lượt chứng đắc đạo quả thánh nhân, chấm dứt khổ đau, phiền não… (Kinh Mi Tiên vấn đáp, Hoà thượng Giới Nghiêm dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2003, tr.93)

Từ một bài tập nhỏ về hành văn, chúng ta tìm thấy bài học lớn về hạnh phúc, về lí tưởng sống cao đẹp của một tu sĩ Phật giáo. Chính trong ý nghĩa ấy mà ngày lễ Phật đản mãi mãi là ngày vui lớn của nhân loại. Bởi lẽ, ngày Phật đản sinh chính là ngày ra đời của bậc giác ngộ – người đã chứng đắc đạo giải thoát và chỉ rõ cho chúng sinh phương pháp hữu hiệu để diệt trừ khổ đau, tìm thấy hạnh phúc chơn thật và cao thượng.

T.H-H.T.H
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here