Không có tài liệu lịch sử chứng minh nào để có thể hướng dẫn các chuyên gia tái tạo nguyên bản ngôi Già lam Phật địa hùng vĩ hoành tráng hơn một nghìn ba trăm tuổi này.
Chùa đá Mireuksa là một trong hai ngôi Cổ tự thời Baekje (Bách Tế) còn tồn tại, được kiến tạo vào thế kỷ thứ 7 (693).
Chùa đá Mireuksa đã được khai quật từ năm 1980.
Vào năm 1999, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định phục chế ngôi chùa đá 1367 năm tuổi vốn có những dấu hiệu bắt ổn định và hư hỏng nghiêm trọng. Trong suốt 10 năm tháo dỡ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các Xá lợi và những hiện vật khác, nhờ đó họ biết được năm xây dựng ban đầu của ngôi chùa.
Trong khi các nhà khảo cổ và kỹ sư đang tìm hiểu các chi tiết cấu trúc của chùa, họ nhận ra nó có giá trị cao về nghệ thuật và văn hóa. Các phát hiện của họ cho thấy rằng ngôi chùa này là Phật tự bằng đá lớn nhất và cổ xưa nhất tại Đông Á.
Một số bí ẩn về cấu trúc của ngôi chùa đá Cổ đã được giải mã. Bí mật đằng sau sự bền vững của ngôi chùa đá, bâo gồm hàng nghìn mẫu đá điêu khắc, lớp đất mỏng giữa các khối đá. Các lớp đệm, cách chia trọng lượng từ trên xuống dưới. Dựa trên kỹ thuật xây dựng cổ đại, các nhà khoa học và kỹ sư hiện đại đã đưa ra một phương pháp mới – Trộn đất với các khoáng chất – Để làm cho hiệu ứng kéo dài.
Đội phục chế đang tận dụng những viên đá cũ, và chỉ dùng đá mới khi cần thiết. Một số đá cũ được sử dụng toàn khối, và một số được cắt ra và kết hợp với các vật liệu mới để tăng cường độ bền.
Ngôi chùa được phục chế này sẽ được tạo tác bằng 62% vật liệu cũ và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Một số bí ẩn về cấu trúc của ngôi chùa đá Cổ đã được giải mã. Bí mật đằng sau sự bền vững của ngôi chùa đá, bao gồm hàng nghìn mẫu đá điêu khắc, lớp đất mỏng giữa các khối đá. Các lớp đệm, cách chia trọng lượng từ trên xuống dưới. Dựa trên kỹ thuật xây dựng cổ đại, các nhà khoa học và kỹ sư hiện đại đã đưa ra một phương pháp mới – Trộn đất với các khoáng chất – Để làm cho hiệu ứng kéo dài.
Nguồn: daophatngaynay.com