UNESCO đã công nhận truyền thống văn hóa tâm linh này được là di sản văn hóa thế giới. Chào mừng ngày Phật Đản PL.2562 (2018), Chư tôn tịnh đức tăng già, Phật giáo đồ cùng toàn dân Hàn Quốc đồng lòng thắp lên ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật Tổ, tắm mát trong cơn mưa pháp nhũ, vừa ấm áp, vừa mát mẻ. Mọi người đều bày tỏ lòng tôn kính đấng Đại Hùng Lực, Đại Từ bi, Trí tuệ, đã đem lại sự tự do bình đẳng cho nhân loại chúng sinh.
– Triển lãm lồng đèn truyền thống
+ Thời gian: 11/05 đến 22/05/2018
+ Địa điểm: Tổ đình Tào Khê, Tổ đình Phụng Ân, và suối Thanh Khê Xuyên (Cheonggyecheon-청계천)
Với ánh sáng dịu dàng và đáng yêu, những chiếc đèn lồng lung linh huyền diệu mang theo ước nguyện của người sáng tạo ra chúng. Các bạn có thể tìm thấy các loại lồng đèn giấy hanji truyền thống với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.
– Eoullim Madang (Buddhist Cheer Rally): 12/05 (thứ bảy), 16:30 phút đến 18 giờ tại sân vận động Đại học Dongguk.
– Eoullim Madang (Buddhist Cheer Rally): 12/05 (thứ bảy), 16:30 phút đến 18 giờ tại sân vận động Đại học Dongguk.
Trước khi bắt đầu cuộc diễu hành đèn lồng trên các tuyến phố, người tham gia có thể tìm thấy niềm vui khi xem những điệu múa và bài hát sôi động được biểu diễn bởi các nhóm nghệ sĩ trên sân khấu. Chương trình tiếp theo là buổi lễ tắm tượng Phật và các buổi pháp thoại.
Tắm tượng Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến sự thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.
Nghi thức tắm tượng Phật đã có từ xa xưa ở Ấn Độ. Các tự viện thường thực hiện nghi lễ tắm tượng Phật như một nhu cầu cần thiết để cầu phước diệt tội.
– Diễu hành đèn lồng: 12/05 (thứ bảy), 17 giờ đến 21:30 phút
Đường trước Jongno (Cổng Đông Đại Môn) đến Tổ đình Tào Khê
Tất cả những người tham gia trở thành ngôi sao của buổi diễu hành đèn lồng sáng lung linh!
Hàng trăm nghìn chiếc đèn lồng sẽ tạo ra những làn sóng ánh sáng huyền diệu chảy qua trái tim thành phố Seoul như một dải ngân hà hướng về trái đất. Bất cứ ai cũng có thể tham gia và trở thành một ngôi sao của lễ hội.
– Hoehyang Hanmadang (Lễ diễu hành sau lễ diễu hành): 12/05 (thứ bảy), 21:30 phút đến 23 giờ tại ngã tư Jonggak
Biển trời mưa của cánh hoa thể hiện khát vọng hạnh phúc cho tất cả mọi người!
Các màn trình diễn văn hóa diễn ra dưới mưa hoa và các điệu múa nhóm sôi động của Ganggang Sullae sẽ nối kết tất cả mọi người tham gia, dù khác quốc tịch, giới tính, sắc tộc và tôn giáo.
– Các sự kiện văn hóa truyền thống: 13/05 (chủ nhật), trưa đến 19 giờ
Đường trước Tổ đình Tào Khê
Một loạt các trải nghiệm thực hành để các bạn thỏa mãn thưởng ngoạn!
Lễ hội đường phố sôi động với tính thẩm mỹ độc đáo của Hàn Quốc.
Các bạn có thể tận hưởng những trải nghiệm văn hóa khác nhau bao gồm làm đèn lồng và thưởng thức hương vị văn hóa ẩm thực chay đậm đà bản sắc dân tộc của các ngôi tự viện Phật giáo Hàn Quốc.
– Biểu diễn văn hóa: 13/05 (chủ nhật), trưa đến 18 giờ
Sân khấu biểu diễn ở phía trước Tổ đình Tào Khê
Xem các buổi diễn sôi nổi tràn đầy cảm xúc và niềm vui sâu sắc.
Thưởng thức các màn trình diễn dân gian truyền thống gồm các bài hát, điệu múa và nhảy bằng dây thừng, các màn trình diễn Phật giáo và nhiều tiết mục truyền thống từ các quốc gia châu Á khác.
– Yeongdeungnori (Lễ kỷ niệm cuối cùng): 13/05 (chủ nhật), 19 giờ đến 21 giờ
Đường trước các ngôi tự viện Insa-dong và Tổ đình Tào Khê.
Ngoài ra ở hàng chục điểm tại Thủ đô sẽ diễn ra các hoạt động kỷ niệm Phật Đản với những buổi biểu diễn tuyệt diệu và các cuộc diễu hành của những chiếc đèn lồng lộng lẫy.
Sau khi các nhóm biểu diễn, một cuộc diễu hành đèn lồng khác sẽ được tổ chức để thể hiện khát vọng hòa bình và hạnh phúc trên toàn thế giới.
Vân Tuyền (Nguồn: Phật giáo Korea)