Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Hà Nội: Tọa đàm “Bảo tồn di sản và định hướng kiến...

Hà Nội: Tọa đàm “Bảo tồn di sản và định hướng kiến trúc PGVN”

216
0
Chủ trì buổi tọa đàm, đại diện GHPGVN có TT.Thích Thọ Lạc, Phó trưởng TT Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN và Chư tôn thiền đức tăng ni.

Về phía các cơ quan phối hợp có ông Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích và các nhà nghiên cứu chuyên ngành.

 

Ông Lê Thành Vinh phát biểu khai mạc: “Đây là lần đầu tiên Viện Bảo tồn di tích có sự phối hợp chặt chẽ cùng với các cơ quan chuyên ngành nghiên cứu, quản lý của nhà nước và sự cố vấn của GHPGVN để cùng nhau thảo luận, trao đổi về một chủ đề. Đó là việc bảo tồn di sản và định hướng kiến trúc Phật giáo tại nước ta hiện nay. Và toàn bộ kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo tại buổi lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, diễn ra vào tháng 11 sắp tới”. 
 
Buổi tọa đàm xoay quanh hai chủ đề chính, đó là “Bảo tồn di sản Phật giáo Việt Nam” và “Định hướng kiến trúc Phật giáo Việt Nam” với rất nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận từ các các chuyên gia văn hóa và các kiến trúc sư quan tâm đến kiến trúc Phật giáo. 
 
Đơn cử như có ý kiến cho rằng: Hiện nay, nhiều ngôi chùa có xu hướng xây dựng theo lối kiến trúc của văn hóa Trung Quốc hay Bhutan mà không hề mang nét đặc trưng trong kiến trúc văn hóa Việt Nam. Hay có một ý kiến khác nêu lên vấn đề khá mới là hiện nay tại các khu chung cư có rất nhiều đất trống nhưng hầu như không có một ngôi chùa nào cả. Phải chăng là việc bảo tồn di sản và định hướng kiến trúc Phật giáo chỉ áp dụng trên nền những ngôi chùa cũ hay di tích lịch sử mà chưa có chính sách hay văn bản cụ thể nào quy định và cho phép xây dựng các ngôi chùa nói riêng và các công trình kiến trúc Phật giáo mới? 

 

Buổi tọa đàm đã thống nhất cần tôn trọng tính đa dạng trong văn hóa kiến trúc Phật giáo nhưng sự đa dạng ấy không phải là sự “làm màu” hay sự khác khác biệt, dị biệt, mà phải hài hòa với nền văn hoá truyền thống tốt đẹp, mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc. 
 
Nếu như không kịp thời có những thống nhất trong mô hình kiến trúc thì dần dần những nền văn hóa, bản sắc đó sẽ bị mai một. Vì vậy, việc định hướng đặc trưng kiến trúc truyền thống Việt Nam cần sự tham gia và thống nhất của GHPGVN, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, sự chung tay góp sức của các phật tử và của cả cộng đồng để đạt được kết quả một cách toàn diện nhất. 

Kim Tâm 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here