Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có: HT.Thích Viên Minh, Ủy viên Hội đồng chứng minh GHPGVN; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; HT.Thạch Soong, Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn hóa TƯ GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhã, Phó TT Ban Nghi lễ TƯ GHPGVN, cùng chư tôn giáo phẩm Ban thường trực HĐTS, UV HĐTS, các ban ngành viện TWGH và BTS các tỉnh thành phố trong cả nước đồng về tham dự.
Chư tôn đức chứng minh và quý vị đại biểu tham dự buổi lễ.
Về phía chính quyền đến tham dự Hội thảo có: Tiến sĩ Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban tôn giáo Chính phủ; ông Ngô Đại Đức, Phó Trưởng phòng Tôn giáo ban Dân tộc Tôn giáo UBTW MTTQVN; PGS.TS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn Di tích; ông Nguyễn Văn Chiến, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Giáo sư sử học Lê Văn Lan, đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương cùng về tham dự.
HT.Thích Trung Hậu phát biểu khai mạc buổi lễ.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, HT.Thích Trung Hậu cho biết, trong chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa của Ban Văn hóa và Ban Nghi lễ TƯ GHPGVN kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN lần này, Hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng” là hoạt động tiếp theo thuộc Đề án “Định hướng đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt Nam” đã được triển khai từ năm 2014 nhằm từng bước cung cấp những cơ sở khoa học cho việc thực hiện Đề án đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Chủ đề Hội thảo được tập trung vào các nội dung gồm: những vấn đề chung, lý luận về Phật học, văn hóa Phật giáo Việt Nam; tìm hiểu, bảo tồn và phát huy đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam thông qua: Pháp phục, Ngôn ngữ, Kiến trúc và Di sản.
Tiến sĩ Bùi Hữu Dược phát biểu chúc mừng buổi lễ.
Phát biểu chúc mừng buổi lễ, Tiến sĩ Bùi Hữu Dược tin tưởng, trong bối cảnh văn hóa hiện nay, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ nêu bật và phát huy truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng, thể hiện tinh thần văn hóa dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc, độc lập, tự cường.
HT.Thích Thiện Nhơn phát biểu chỉ đạo Hội thảo.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, HT.Thích Thiện Nhơn nhấn mạnh, quá trình tồn tại và phát triển liên tục trong 35 năm qua của Phật giáo Việt Nam được thể hiện, chứng minh trong tuần lễ Triển lãm, Hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng”. Qua các tham luận thuộc 4 chủ đề của quý học giả là tiếng nói tâm huyết của những người có trách nhiệm và luôn mong muốn GHPGVN phát triển không ngừng trong lòng dân tộc và đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ hội nhập, phát triển của nhân loại.
HT.Thích Gia Quang phát biểu tham luận tại Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, HT.Thích Gia Quang đã có bài tham luận với chủ đề “Tổng quan văn hóa Phật giáo Việt Nam trong tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam”. Theo đó, văn hóa Phật giáo Việt Nam là một phạm trù rộng lớn và gắn liền trong tiến trình phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Phật giáo có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa dân tộc. Do đó, bảo vệ và phát huy văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng tức là góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc.
Được biết, Hội thảo sẽ diễn ra trong 2 ngày 02-03/07, với sự tham gia của Hội đồng trị sự TƯ GHPGVN, đại diện 4 hệ phái (Bắc tông, Nam tông Kinh, Nam tông Khmer, Khất sĩ), đại diện các ban ngành viện thuộc TƯ GHPGVN; đại diện các cơ quan từ trung ương đến địa phương làm công tác quản lý liên quan đế tôn giáo, tín ngưỡng; các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn di sản tôn giáo; các cơ quan truyền thông, báo chí.
Cũng trong dịp này, được sự chỉ đạo và phối hợp của Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch thành phố Hà Nội, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, “Lễ chiêm bái tượng Phật ngọc Hòa bình Thế giới” được tổ chức trong Lễ khai mạc. Tượng Phật ngọc Hòa bình Thế giới là một trong những pho tượng Phật ngọc lớn nhất và trang nghiêm nhất thế giới được hoàn tất vào cuối tháng 12 năm 2008, cao 2,54m, ngang 1,77m, nặng hơn 4 tấn. Hòa cùng nghi lễ nghênh đón và chiêm bái tượng Phật ngọc hòa bình Thế giới, trong đêm khai mạc, Đông đảo quý Tăng ni, quý vị khách quý cùng Phật tử về tụ họp sẽ thực hiện nghi lễ truyền đăng để thắp và truyền đi ngọn lửa về tình yêu thương và sự nhân ái; cùng với đó là chương trình biểu diễn nghệ thuật chủ đề Phật giáo được dàn dựng công phu với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng. Đây là hoạt động ý nghĩa, mang đậm nét văn hóa Phật giáo của Lễ khai mạc.
Xin trân trọng gửi tới quý độc giả một số hình ảnh đã ghi nhận được: