Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ GS.TS Thái Kim Lan: Dừng một giây để biết tôi đang thở

GS.TS Thái Kim Lan: Dừng một giây để biết tôi đang thở

138
0

Kích động sinh viên Việt

Hiện nay, châu Âu đang có xu hướng thiên về lối sống chậm, nghiên cứu giảng dạy về Triết học và Phật giáo, GS thấy có mối quan hệ nào giữa trào lưu sống chậm của châu Âu với triết lý Phật giáo, tinh thần Á Đông?

Phật giáo có ảnh hưởng rất nhiều với tư tưởng của Âu châu bây giờ. Triết học Phật giáo, tinh thần Á Đông cũng đưa ra được một sự chọn lựa về đời sống phản tỉnh, không động, không xáo trộn. Phật giáo đưa lại phương cách họ chọn lựa để suy nghĩ.

Trong khi phương Tây đang hướng tới lối sống chậm thì Việt Nam lại bắt đầu chạy theo những những cái nhanh như: đồ ăn nhanh, lối sống gấp… GS nghĩ thế nào?

Cứ theo cái đà đó để sống thì sẽ không có cơ hội nhìn lại mình, để thở một không khí mà chúng ta nghĩ sẽ đem lại ích lợi về tinh thần, thể xác.

Được biết lần đầu tiên sang Đức, GS đã bị một vài cú sốc về sự thích nghi văn hoá, lối sống, thậm chí muốn bỏ tiếng Việt theo tiếng Đức. GS có thể chia sẻ vài điều giúp các bạn trẻ vượt qua khủng hoảng như vậy không?

Phật giáo đưa lại phương cách chọn lựa để suy nghĩ.

Thích nghi đôi khi đồng nghĩa với sự thay đổi bản thân. Cần giữ lại bản sắc của mình, giữ đời sống nội tâm không bị cuốn hút theo những ảnh hưởng bên ngoài. Nhiều khi có mâu thuẫn, xung đột, chúng ta gặm nhấm, không muốn nói ra. Thói quen đó có thể là tiêu cực. Chúng ta nên phát biểu ra bằng viết, bằng sự trao đổi như blog chẳng hạn. Viết là một sự giải phóng, chính vì vậy tôi làm thơ.

Giảng dạy tại trường Đại học Đức, lại cũng tham gia giảng dạy tại Việt Nam về Triết học phương Tây, GS thấy sự khác biệt lớn nhất của sinh viên Việt và Đức là gì?

Họ tranh luận nhiều, ta thụ động hơn. Vì thế, tôi luôn cố gắng để… kích động sinh viên Việt.

Phải biết cách thở khi tư duy

Là một người rất say mê thiền, GS nói rằng tính khoa học đứng đằng trước thiền, còn tôn giáo chính là bản chất. Tính khoa học của Thiền có thể hiểu như thế nào?

Có hai điểm trong thiền học, điểm thứ nhất là trực tiếp với sự vật, nhìn sự vật như sự vật xảy ra. Điểm thứ hai là sự biết một cách triệt để và vượt qua sự triệt để đó để thấy giới hạn của sự triệt để đó. Tức là mình có sự tự chủ để phê bình lại điều đó, thấy giới hạn của nó. Trong thiền học gọi là sự thức tỉnh, không bao giờ dừng lại, không cố chấp trong định kiến nào cả. Mỗi sự cố chấp là sự cản trở.

Như vậy thiền có phải là cách làm con người ta thông tuệ hơn, thưa GS?

Rất đúng, thiền căn cứ vào trí tuệ nhiều hơn. Không có trí tuệ sẽ không tìm ra bản chất sự thật khi chúng ta chỉ nhìn qua lăng kính chủ quan.

Nếu nói về sự tác động thể chất, GS có thấy thiền làm cho mình khoẻ mạnh hơn, đẹp hơn?

(Cười rất thoải mái) Đẹp hơn thì tôi không biết nhưng chắc chắn làm cho mình khoẻ hơn. Bởi một trong những ng

Thường thì hằng ngày mình thở mà không hề biết mình thở

uyên tắc để giữ gìn sắc đẹp là phải thở. Khi thở sâu giúp đưa nhiều oxy vào cơ thể, oxy giúp chống lão hoá. Đó chính là khoa học.

Vậy phải thở thế nào để tư duy tốt?

Khi tư duy phải biết cách thở. Thường thì hằng ngày mình thở mà không hề biết mình thở, nhưng hãy dừng lại một giây để mình nghĩ rằng: Tôi đang thở. Khi tập trung được hơi thở, ý nghĩ sẽ thức tỉnh và tập trung tư duy. Khi tâm không tĩnh, con người sẽ bị loạn, nhảy từ chuyện này qua chuyện kia.

Sống trong sự tương phản

GS là một phụ nữ gốc Huế, ăn nói rất dịu dàng, tuy nhiên lại dạy bộ môn Triết học có vẻ rất khô cứng. Giữa con người và lĩnh vực Triết học có tương phản quá không?

Cuộc sống là những sự tương phản, chúng ta sống trong sự tương phản. Mỗi người rèn luyện trong sự tương phản đó. Khi tôi dịu dàng rất dịu dàng, khi Huế rất Huế nhưng khi về tư tưởng thì cũng theo kịp mọi người dù Đông hay Tây. Mọi việc đều đặt đúng vị trí.

Hình như để làm được điều đó là quá khó?

Đúng là cũng khó nhưng cần rèn luyện để thích nghi với cuộc sống và giữ được bản sắc của mình.

Có phải cách giữ phong cách Việt trong cuộc sống hiện đại ở Đức của GS chính là thích nghi với sự tương phản?

Cuộc sống hiện đại chính là thích nghi, đối mặt, cân bằng những sự tương phản.  

GS.TS Thái Kim Lan, Việt kiều Đức gốc Huế, sang Đức từ năm 1965, là giảng viên Triết học Đại học Ludwig – Maximilian, TP Munich, Đức.
GS là người có công rất lớn trong việc khôi phục nghệ thuật Tuồng của Việt Nam, nhận giải thưởng Đào Tấn năm 2005.
Gương mặt "Vinh danh đất Việt" năm 2006.
Chủ tịch Hội giao lưu văn hoá Đức – Á tại Munich.
Phó chủ tịch Hội Thân hữu Phật tử châu Âu.
Giải nhất "Người nước ngoài sáng tác bằng tiếng Đức" cho chùm 12 bài thơ năm 1980.
Theo: Khoa học và Đời sống

 T.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here