Trang chủ Về TTVHPG Liễu Quán Hoạt động GS. Phạm Thảo Nguyên thuyết trình "Phong Hóa – Ngày Nay của...

GS. Phạm Thảo Nguyên thuyết trình "Phong Hóa – Ngày Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn"

173
0

Hòa thượng Thích hải Ấn, Phó Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPG tỉnh TT Huế, Trưởng Ban Điều hành TTVHPG Liễu Quán Huế; HT. Thích Quang Nhuận, Trưởng Ban Hoằng pháp GHPG tỉnh TT Huế, Phó Ban Điều hành TTVHPG Liễu Quán Huế cùng chư tôn đức Tăng, Ni quý vị nhân sĩ trí thức, cộng tác viên TTVHPG Liễu Quán, Ban Bảo trợ TTVHPG Liễu Quán Huế đã đến dự.

Chư tôn đức và quý nhân sĩ trí thức tham dự

2 tờ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 30 đến những năm đầu của thập niên 40 thế kỷ trước như một tiếng nổ lớn trên mặt trận văn hóa và báo chí nước ta. Với chủ trương: "Hăng hái theo con đường mới, tìm lý tưởng mới. Không khuất phục thành kiến. Không làm nô lệ ai, không xu phụ một quyền thế nào. Lấy lương tri mà xét đoán, theo lẽ phải mà hành động. Lấy thành thực làm căn bản. Lấy trào phúng làm phương pháp, lấy tiếng cười làm vũ khí." Từ một tờ báo không ai biết đến, nó trở thành một tờ báo thu hút được mọi tầng lớp quần chúng ngay từ số ra mắt, cả nước biết tới, tạo niềm vui sống khi con người buồn chết vì khổ đau, vạch mặt làm bia chế giễu những kẻ tai to mặt lớn, sống trên sự đè nén bóc lột kẻ dưới, cấp trên thì luồn cúi đã gây nhiều căm thù trong quần chúng.

HT. Thích Hải Ấn phát biểu chào mừng

Thầy Cao Huy Hóa giới thiệu GS. Phạm Thảo Nguyên

Thế nhưng, chỉ với đời sống phải nói là rất “ỉu” Phong Hoá được xuất bản rất mạnh hàng tuần từ số 14 tới số 190 (5-6-1936) thì bị rút giấy phép, đóng cửa.. Nhất Linh đã đoán biết sẽ có ngày Phong hóa bị rút giấy phép, nên đã nhờ anh là Nguyễn Tường Cẩm, một công chức, xin ra tờ Ngày Nay chỉ toàn về văn nghệ và hình ảnh từ 31-1-1935. Nên khi Phong hóa không còn, Ngày Nay đã thay thế, chẳng khác gì Phong hóa thứ 2. Tờ Ngày Nay hoạt động được gần 5 năm, sau số 224, ngày 7-6-1940, thì cũng bị Tây đóng cửa.

Giáo sư Phạm Thảo Nguyên (người con dâu của nhà thơ Thế Lữ, một người trong BBT Phong Hóa và Ngay Nay) và một số hậu duệ của các thành viên Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn và bạn hữu đã chung sức sưu tầm và số hóa toàn bộ hai tuần báo nổi tiếng những năm 1930 này…để cống hiến cho việc nghiên cứu văn hóa và xã hội VN trong khoảng thời gian đó. Và bà đã mang tặng cho TTVHPG Liễu Quán Huế để làm tư liệu cho bất cứ nghiên cứu sinh nào cần nghiên cứu đều có thể tham khảo.

GS. Phạm Thảo Nguyên thuyết trình

Các cử tọa trao đổi, chia sẻ với diễn giả

Buổi thuyết trình nhằm giới thiệu để những người chưa biết , chưa được đọc Phong Hóa – Ngày Nay hiểu về lịch sử ra đời của những tờ báo này trong thời kỳ 1930 thuộc Pháp, trong lúc việc sử dụng chữ quốc ngữ còn mới chưa được nhuần nhuyễn.

Bài thuyết trình lần lượt giới thiệu các mặt giá trị của tờ báo như lịch sử thành lập nhóm Tự Lực Văn Đoàn và tông chỉ viết văn, làm thơ của nhóm, về nội dung tờ báo, diễn giả đã giới thiệu những bài phân tích chính trị về chế độ cai trị của thực dân Pháp của Hoàng Đạo, đã thức tỉnh thanh niên rất nhiều…; Phong trào Thơ mới;  Mỹ Thuật Phong Hoá đã biết dùng các học sĩ vừa ra trường Mỹ Thuật đông Dương: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Lemur Cát tường…xây dựng dần  lòng yêu cái đẹp, và biết thưởng thức cái đẹp…Ngoài việc làm đẹp cho tờ báo, các hoạ sĩ còn sử dụng những bức tranh khôi hài Lý Toét  Xã Xệ vào việc cảI tạo xã hộI, chỉ cho người dân thấy đâu là cái lố bịch, đáng cười đáng sửa bỏ đi; Y phục phụ nữ tân thời tạo ra áo dài kiểu mới Lemur; Âm Nhạc mới: Ngày Nay  có hân hạnh là nơi công bố những bài nhạc cải cách đầu tiên của Lê Thương, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn văn Tuyên, …; Kịch Nghệ, Thế Lữ là một kịch sĩ, đạo diễn đầu tiên của nên kịch nói Việt Nam, sau này là Chủ tịch hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Dân sinh, Phong Hoá mở hội Ánh Sáng xây nhà cho dân nghèo…

Buổi thuyết trình có những ý kiến trao đổi của các cử tọa là những vị nhân sĩ trí thức xung quanh những nội dung của 2 tờ báo cũng như việc tờ cả 2 báo đều bị đóng cửa một cách ít ai biết rõ nguyên nhân…


HT. Thích Quang Nhuận, phát biểu đúc kết và cảm ơn

Toàn cảnh buổi thuyết trình

T.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here