Đất nước Việt Nam chúng ta trải qua mấy ngàn năm lịch sử để dựng nước và giữ nước. Ông cha ta ngày xưa đã đỗ biết bao xương máu, để giành quyền độc lập tự do dân tộc mà viết lên những trang sử sáng chói lưu danh muôn thuở nước nhà.
Thiền sư Vạn Hạnh (938 – 1025) có nhiều đóng góp to lớn cho triều đại nhà Lý. Một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử nước Đại Việt – Việt Nam. Ngài được xem là nhà cố vấn của vua Lê Đại Hành, là người thầy khả kính của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho nhà vua trở thành người Phật tử chân chính và mang đạo vào đời. Thiền sư Vạn Hạnh đã đóng góp công lao to lớn trong việc thiết lập triều đại nhà Lý được thịnh trị trên 200 năm.
Ngài họ Nguyễn, quê châu Cổ Pháp (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), bẩm tính thông minh, thông Nho, Lão, Phật. Năm 21 tuổi Ngài xuất gia tu học cùng với thiền sư Ðịnh Tuệ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ.
Đạo Phật từng gắn bó với dân tộc, đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, nhưng chưa bao giờ gây thù hận cho ai mà còn chia sẻ và giúp đỡ nhân loại. Lịch sử hai thời đại Lý-Trần, Phật giáo đã phát triển cực thịnh, được xem là quốc giáo. Đến thời nhà Hậu Lê rồi nhà Nguyễn, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo.
Ðến khi người Pháp mang quân xâm chiếm nước ta, đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần với nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái và cầu khẩn van xin.
Chúng ta đang nhìn lại những chặng đường lịch sử đó là những vị khai quốc công thần. Như thời An Dương Vương có Cao Lỗ, thời Lê có Nguyễn Trãi, Thời Trần có Trần Thủ Độ…
Một trong những vị công thần đã tạo nên ánh hào quang rực rỡ nhất của triều đại Lý nước ta là thiền sư Vạn Hạnh. Đặc biệt hơn hết ngài là một tu sĩ Phật giáo, là một công dân của đất nước Đại Việt thời bấy giờ, là vị Quốc sư của triều đại nhà Lý. Bác Hồ đã từng viết lên những vần thơ sử nước nhà như sau:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Vai trò của thiền sư Vạn Hạnh trong việc kiến lập và xây dựng vương triều nhà Lý là một nét đẹp văn hóa Việt Nam mà hàng hậu học chúng ta cần phải hiểu biết về ông cha mình, để bảo tồn bản sắc dân tộc truyền thống tốt đẹp “mang đạo vào đời”.
Phật giáo triều đại nhà Lý luôn đồng hành cùng dân tộc
Điểm đặc biệt của đất nước chúng ta là Phật giáo luôn kề vai sát cánh với dân tộc trong mọi thời đại. Từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta trong những năm đầu Công nguyên, dân tộc ta đã tiếp thu nền Phật giáo chân chính, biết kết hợp hài hòa với đạo thờ ông bà tổ tiên để xây dựng giềng mối đạo đức, bằng tình người trong cuộc sống.
“Uống nước nhớ nguồn” là văn hóa gốc của người Việt Nam về đạo thờ ông bà tổ tiên, sống hiếu thảo biết kính trên nhường dưới, tôn trọng và quý kính những người đã có công dựng nước, giữ nước trong 4000 năm văn hiến với tinh thần biết ơn và đền ơn.
Đạo Phật đã truyền vào Việt Nam trên 2000 năm nay, kết hợp với truyền thống thờ ông bà tổ tiên của đất nước ta, đã đem lại cơm no áo ấm và gìn giữ được giềng mối đạo đức làm người.
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, từ khi đạo Phật có mặt ở thế gian không gây ra bạo động hận thù mà còn giúp cho nhân loại sống đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, bằng trái tim có hiểu biết. Chính vì vậy mà ngày 15 tháng 12 năm 1999 Đại hội đồng Liên hiệp quốc công nhận lễ Vesak Phật giáo là văn hóa của thế giới loài người.
Nhiều dòng thiền đã đến Việt Nam như dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến dòng thiền Vô Ngôn Thông, rồi đến dòng thiền Thảo Đường, phát triển rất mạnh và thật sự đi vào lòng dân tộc. Nhưng mãi đến hai triều đại Lý-Trần thì Phật giáo mới trở thành nếp sống văn hóa đạo đức của dân tộc. Thế cho nên người xưa đã ca tụng:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Đặc biệt vào thời Lý–Trần những vị vua khai quốc đều là những Phật tử thuần lòng, có vị cởi bỏ long bào, xuất gia trở thành tu sĩ như vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Trong chế độ phong kiến quân chủ vai trò của nhà vua rất to lớn, nắm giữ cả vận mạng quốc gia. Mỗi khi vị vua là Phật tử thì quan quân thần dân thiên hạ phải bắt chước làm theo, vì họ là những bầy tôi trung thành. Sự ảnh hưởng sâu sắc đó, trải qua nhiều thời đại, Phật giáo đã đi sâu vào lòng dân tộc với tinh thần “tốt đạo đẹp đời”, mà ngày hôm nay đất nước ta lấy Phật giáo đời Trần làm quốc giáo.
Chúng tôi thiết nghĩ rằng từ tiền đồ ban đầu do các vị Thiền sư đời Lý khởi xướng với tinh thần mang đạo vào đời, nhờ vậy mà trên thì vua quan ủng hộ, dưới thì dân chúng noi theo lấy tinh thần đoàn kết dân tộc và áp dụng bằng giáo vào trong đời sống gia đình xã hội, nhờ vậy mà đất nước ta tồn tại cho đến bây giờ.
Chúng tôi hiện giờ là những tu sĩ trong thời hiện đại, có duyên biết được lịch sử ông cha ta hơn ngàn năm về trước, không thể ngồi yên ở đây với tinh thần phục hưng ngôi Chùa Linh Xứng, khơi gợi lại công lao to lớn của hai triều đại Lý-Trần “mang đạo vào đời”.
Ngày hôm nay đất ta được thống nhất và hòa bình trở lại hơn 40 năm, tinh thần hộ quốc an dân đã thấm nhuần trong lòng dân tộc, chúng tôi mong mỏi thiết tha kêu gọi quý ban chính quyền các cấp, quan tâm hơn và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, để phục hưng ngôi Chùa Linh Xứng trong triều đại nhà Lý được hình thành.
Dân tộc Việt Nam trên bốn ngàn năm văn hiến từ thời kỳ dựng nước và giữ nước, nhờ biết áp dụng Phật giáo vào trong toàn dân mà mọi người được cơm no áo ấm, sống nhân từ và đạo đức hơn.
Tinh thần yêu nước đối với dân tộc Việt Nam, người Phật tử cần phải tôn thờ các vị công thần đã có công trong việc dựng nước và giữ nước.
Đất nước ta trải qua bao cuộc chiến tranh do giặc ngoại bang xâm lược, toàn là những siêu cường quốc trên thế giới, nhưng cuối cùng bị bại trận bởi dưới sự lãnh đạo của các anh hùng kiệt xuất như Thánh Gióng, bà Trưng Trắc, bà Trưng Nhị, thánh Trần Hưng Đạo, thánh Lý Thường Kiệt, bác Hồ và gần đây nhất là thánh Võ Nguyên Giáp.
Dân tộc Việt Nam chúng ta có thể thờ những vị đó, với tinh thần tưởng nhớ công ơn giành chủ quyền độc lập đất nước, để nhắc nhỡ hàng hậu học về lịch sử chói sáng của cha ông ta.
Uống nước nhớ nguồn và đạo thờ ông bà tổ tiên là văn hóa ứng xử mang tính nhân văn đạo đức, những ngày giỗ kỵ hằng năm chúng ta cũng ôn lại tiểu sử của ông bà nhờ đó con cháu mình biết được những đóng góp to lớn của cha ông ta cho đất nước, cho cộng đồng và gia tộc để phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước Việt Nam.
Đến triều đại nhà Trần vua Phật hoàng Trần Nhân Tông đã xem ngai vàng như dép rách và nhường ngôi cho con mà xuất gia tu học. Sau khi được đạo, Ngài khuyên mọi người phá bỏ các hủ tục mê tín, có tính cách hại người và vật, giữ 5 điều đạo đức, tu 10 điều lành với tinh thần “tốt đời đẹp đạo”.
Trên đà tiến bộ của đất nước về mọi mặt đều được phát triển đến tột bực, vật chất đầy đủ, con người dễ bị tha hóa nếu không có sự kết hợp của luật pháp nghiêm minh, đưa giáo lý Phật-đà vào trong giáo dục thì e rằng tệ nạn xã hội tràn lan.
Chúng tôi thiết tha kêu gọi vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, 100 trồng người, đất nước ta cùng toàn dân đồng lòng mang đạo vào đời như ông cha ta ngày xưa, thì xã hội sẽ từng bước tiến đến dân giàu, nước mạnh, văn minh, đạo đức và hòa hợp.
THIỀN SƯ VẠN HẠNH VỚI TINH THẦN MANG ĐẠO VÀO ĐỜI
Thiền sư Vạn Hạnh là một vị cao tăng, đắc đạo. Ngài có thể biết được sự hưng thịnh và suy vong của đất nước theo dòng lịch sử nước nhà. Thiền Sư Vạn Hạnh với tinh thần “từ bi và trí tuệ” luôn mong muốn đất nước được hòa bình, thạnh trị dân chúng an cư lạc nghiệp theo tinh thần Phật dạy.
Do triều đình nhà Lê suy vong, để thay đổi vận mệnh của đất nước, Thiền sư đã vận động quần thần trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, sáng lập ra triều đại nhà Lý. Sau này, cũng chính Thiền sư đã tham mưu cho Lý Thái Tổ trong việc dời đô, từ kinh đô Hoa Lư về thành Thăng Long năm 1010.
Thiền sư Vạn Hạnh, người đã cùng vua Lý Thái Tổ khai sáng kinh đô Thăng Long, suốt đời đóng góp và phát triển sự nghiệp nước nhà với tinh thần “Hộ quốc an dân”. Ngài có công rất lớn, trong việc đạo diễn xây dựng nên triều đại nhà Lý, là bước tiến cho các triều đại về sau, phát triển rực rỡ, cụ thể nhất là triều đại nhà Trần.
Thiền sư Vạn Hạnh được phong làm quốc sư. Ngài đã cố vấn nhà vua dùng chính sách an dân, thúc đẩy tích cực lao động sản xuất, tu bổ đê điều để phát triển nghề nông thuần túy.
Công việc đầu tiên của Lý Công Uẩn là xóa hết nợ thuế cũ cho những người mồ côi, góa bụa, già yếu hoặc tàn tật. Đồng thời miễn thuế cho nhân dân cả nước trong ba năm liền. Đây là việc làm nhân đạo có tấm lòng bao dung quảng đại, thể hiện tinh thần vì nước vì dân của vị vua đầu triều Lý.
Thiền sư Vạn Hạnh người làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (nay là làng Đại đình, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), họ Nguyễn, không rõ tên tục là gì. Ngài sinh vào khoảng năm 938. Gia đình Ngài có truyền thống tu theo đạo Phật. Từ thuở nhỏ ngài đã rất thông minh, và nỗi tiếng thông suốt tam giáo Khổng, Lão và Phật giáo.
Năm 21 tuổi, ngài xuất gia cùng với Thiền sư Định Huệ, theo học với ngài Thiền Ông, tức là đời pháp thứ bảy của thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi. Sau Thiền Ông tịch rồi, ngài chuyên tu tập pháp “Tổng trì Tam-ma-địa”, mỗi khi nói điều gì ra cũng lạ thường và rất khó hiểu, chính vì thế người đời đều gọi ông là nói những lời thần sấm.
Thiền sư Vạn Hạnh đã triển khai tinh thần mang đạo vào đời và được vua Lý Công Uẩn cho toàn dân áp dụng. Nhờ vậy mà triều đại nhà Lý đã thịnh trị suốt 200 năm. Tư tưởng thền sư Vạn Hạnh là tư tưởng đặc thù của tinh thần “hộ quốc an dân” trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Tuy thiền sư là người tu hành nhưng vẫn giúp nhà vua tư vấn về chính sự, nhưng không màng đến công danh, bổng lộc không thừa hưởng bất cứ quyền lợi nào, đây là tinh thần “tốt đạo đẹp đời” nhưng mà không bị dòng đời làm ô nhiễm.
Năm Thuận Thiên thứ 9, vào ngày rằm tháng 5 ngày 30-06-1025, ngài không đau ốm gì mà tịch, thọ 87 tuổi. Vua Lý Thái Tổ và các đệ tử rước ngài lên đài hỏa táng rồi thâu hài cốt xây tháp để thờ.
Trước khi thị tịch ngài để lại bài kệ rằng :
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô,
Nhậm vận thạnh suy vô bể úy,
Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.
Dịch :
Thân như sấm chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thu héo tàn
Nhìn cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Thịnh suy ngọn cỏ giọt sương rơi
Cảm mộ đức hạnh cao quý của Thiền sư, về sau, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) có làm bài kệ truy tán để tưởng nhớ công ơn của ngài:
“Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm cơ
Hương quan danh cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ”.
Nghĩa là:
“Vạn Hạnh thông ba cõi
Thật hợp lời sấm xưa
Quê hương tên Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh vua”.
Ông làm Tổng Trấn Thanh Hóa gần 20 năm (từ 1082 đến 1101), giúp cho tất cả nhân dân được cơm no áo ấm, muôn nhà sống yên vui, hạnh phúc nhờ biết đưa Phật pháp vào trong đời sống gia đình, xã hội và phá bỏ các hủ tục có hại.
Chính ông là người đã thành lập ngôi chùa Linh Xứng tại núi Ngưỡng Sơn, (tức núi người con gái đẹp) ngày nay thuộc xã Hà Ngọc, Huyện Hà Trung Tỉnh Thanh Hóa. Thiền sư Hải Chiếu đã hết lời ngợi ca trong bia Chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn như sau:
Thái úy trong thì sáng suốt khoan hòa, ngoài thì nhân từ giản dị. Những việc đổi dời phong tục, nào có quản công. Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ quần chúng, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng oai vũ để trừ bọn gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết dân lấy ấm no làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng cả đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được an thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đều ở đây cả. Giúp chính sự cho ba triều, dẹp yên loạn biên tái, chỉ khoảng vài năm mà tám phương yên lặng, công thật to lớn”.
Ngoài việc làm cho vùng đất tiếp giáp phía Nam của đất nước được yên ổn, vững mạnh, ông còn có công rất lớn trong việc phát triển chùa chiền và trùng tu lại rất nhiều chùa, làm cho đạo Phật ở Thanh Hóa lúc bấy giờ được phát triển hưng thịnh.
Sau khi làm tròn nhiệm vụ ở xứ Thanh và rời khỏi đây chỉ 4 năm, đến năm 1105, vị anh hùng kiệt xuất Lý Thường Kiệt qua đời, thọ 86 tuổi. Đây là duyên khởi Chùa Linh Xứng. Thế cho nên:
“Anh hùng Lý Thường Kiệt khơi nguồn tâm linh, mở trang sử mới cho người dân nước Việt. Phật hoàng Trần Nhân Tông đưa đạo vào đời, phá trừ mê tín làm rạng rỡ tổ tiên”.
Thái úy Lý Thường Kiệt là một vị danh tướng thời Lý. Chiến công của ông đã làm cho quân thù khiếp sợ trên sông Như Nguyệt (nay là sông Cầu thuộc làng Như Nguyệt, Bắc Ninh).
Thái úy Lý Thường Kiệt vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba với tên tuổi gắn liền với bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc nước Đại Việt.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Dịch nghĩa:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Bản dịch
Bài thơ trên có lẽ là một bản tuyên ngôn của dân tộc Đại Việt được ghi lại lần đầu tiên thành văn. Chúng ta dù trải qua thời gian dài để nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử, vẫn chưa biết đích xác tác giả bài Tuyên ngôn độc lập, song đến nay nhiều người vẫn công nhận ông là người đã dùng bài thơ trên để làm vũ khí tuyên truyền chống ngoại xâm thành công.
Lịch sử mãi ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba Lý Thường Kiệt, người lãnh đạo quân dân Đại Việt thời Lý, dẹp Tống bình Chiêm thắng lợi. Ông được lịch sử ghi nhận là vị anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc ở buổi đầu thời giữ nước. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm cho mọi kẻ thù đều phải khiếp phục và sợ hãi.
Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà Nam đế cư là bản mở đầu ( tức là Sông núi nước Nam vua Nam ở). Sông núi nước Nam là của người Nam chứ không phải là của người phương Bắc, (tức Trung Quốc ngày nay).
Một lần nữa câu đầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước Đại Việt Sông núi nước Nam vua nam ở. Khẳng định nước Đại Việt là của người Nam, là quyền bất khả xâm phạm về chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Sông núi nước Nam là của người Nam, là của con người đất nước Đại Việt. Đó là một sự thật hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận được bởi giang sơn bờ cõi này là do dân tộc ta đã gầy dựng trong bốn ngàn năm văn hiến.
Ngày xưa thời phong kiến, ai cũng công nhận Thần linh thượng đế là đấng tối cao hay còn gọi là “Trời”, thế cho nên làm vua gọi là Thiên tử tức con trời, thay trời để trị vì thiên hạ. Chính vì vậy, ai cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong sách trời:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. “Rành rành định phận tại sách trời”.
Câu thứ hai của bài thơ nhấn mạnh tính chất chủ quyền độc lập của đất nước Đại Việt được viết lại trong sách trời.
Đã làm người ai cũng khát khao quyền độc lập tự chủ của một đất nước, thế cho nên dân tộc ta kiên quyết gìn giữ đất nước chống ngoại bang xâm lược phương Bắc, bảo vệ chủ quyền dân tộc Đại Việt. Ý chí ấy được khẳng định qua hai câu kết của bài thơ:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Lời tuyên bố thật hùng hồn và đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm chủ quyền của nước Đại Việt. Nếu chúng bay dám coi thường cả một dân tộc Đại Việt, dám xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại nặng nề.
Đúng với ý nghĩa, Sông núi nước Nam là của người dân Đại Việt là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta thời bấy giờ, tuy chỉ có vỏn vẹn bốn câu nhưng được xác định chủ quyền của một đất nước.
Bản tuyên ngôn ấy được kết tinh đầy đủ bởi ý chí kiên cường và tình đoàn kết dân tộc nước Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước được toả sáng cho đến ngày hôm nay.
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Đại Việt – Việt Nam, sau khi thoát khỏi thời kỳ một ngàn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên sau thời kỳ đó, đất nước ta vẫn còn hứng chịu nhiều cuộc ngoại bang xâm lăng cả phương Bắc lẫn phương Tây, nhưng bất cứ thời đại nào cũng có nhiều anh hùng hào kiệt đứng lên cùng với nhân dân chiến đấu không ngừng, để giành lại nền độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc.
Trong 10 thế kỷ vừa qua, lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010-2010), các nhà nghiên cứu về lịch sử đất nước đã tính ra có ít nhất ba bản tuyên ngôn độc lập xuất hiện bằng thơ ca, văn học để công bố cho thế giới biết chủ quyền độc lập dân tộc nước Đại Việt-Việt Nam.
Sau khi đất nước an ổn không còn giặc ngoại bang xâm lược nữa, Tổng trấn Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh vác trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước nhằm đem lại lợi ích cơm no áo ấm cho toàn dân.
Ông cho tu bổ đê điều, đường sá và rất nhiều các công trình công cộng khác để phục vụ cho đời sống kinh tế phát triển chăn nuôi, trồng trọt hoa màu và ruộng lúa, ngoài ra ông còn phát triển thêm nghề đục đá. Và đồng thời cải cách bộ máy hành chính cho phù hợp với thực tế đất nước trong hoàn cảnh không còn chiến tranh.
Với tài năng và những chiến công đã cống hiến cho đất nước, Lý Thường Kiệt xứng đáng là một nhân vật lịch sử kiệt xuất của dân tộc Đại Việt – Việt Nam. Trong những công trạng và sự hy sinh của bản thân ông, ta có thể thấy được sự phi thường của một vị anh hùng lịch sử có một không hai.
Ngoài việc đánh tan quân ngoại xâm, ông giúp cho dân chúng cơm no áo ấm, xây chùa và trùng tu rất nhiều chùa để cho mọi người dân biết tin sâu nhân quả, tin lời Phật dạy mà sống đời đạo đức và dứt ác làm lành.
Tóm lại, anh hùng Lý Thường Kiệt đáng được con cháu của đất nước Việt Nam ngày hôm nay học hỏi và bắt chước noi theo với ba mục đích chính:
1-Tinh thần thứ nhất là vị anh hùng kiệt xuất dẹp Tống bình Chiêm.
2-Cải cách hành chính và xây dựng lại các công trình công cộng, tu bổ đê điều, thúc đẩy chăn nuôi trồng trọt hoa màu, mở mang ruộng đất để phục vụ cho người dân.
3-Xây chùa và sửa sang chùa, để cho mọi người tu học theo lời Phật dạy sống đời đạo đức, tin sâu nhân quả, dứt ác làm lành bằng trái tim yêu thương và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống.
Ông mất tháng sáu năm Ất Dậu (tức trong khoảng từ 13/7 đến 11/8/1105), thọ 86 tuổi. Nhiều nơi đã lập đền thờ, dựng bia ghi công lao của ông, tiêu biểu nhất là bài văn bia chùa Linh Xứng ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá:
Lý công nước Việt/ Noi dấu tiền nhân/ Cầm quân tất thắng / Trị nước yên dân/Danh lừng Trung Hạ/Tiếng nức xa gần/Vun trồng phúc đức/Quy sùng đạo Phật.
www.daophatngaynay.com