Trang chủ Thiền môn xứ Huế Festival Huế 2010: Giới thiệu điệu múa Lục cúng hoa đăng

Festival Huế 2010: Giới thiệu điệu múa Lục cúng hoa đăng

165
0

Múa Lục cúng hoa đăng là một điệu múa cổ xưa của Phật giáo do các vị sư Ấn Độ truyền vào Việt Nam. Và được du nhập vào xứ Đàng Trong và tại Thuận Hóa-Phú Xuân, xứ “Thiền kinh Phật giáo” chư vị Tổ sư trong chốn thiền môn xứ Huế đã tiếp thu và phát triển lên đến đỉnh cao nghệ thuật, điệu múa Lục cúng hoa đăng từ đó trở thành là một loại hình âm nhạc đặc thù của Phật giáo xứ Huế.

Điệu múa Lục cúng có nghĩa là điệu múa theo sáu lần dâng cúng. Tương ứng với mỗi lần cúng là một lễ vật cúng dường: 1. hoa, 2. hương, 3. đèn, 4. trà, 5. quả, 6. nhạc để cúng dường lên đức Phật.

Việc Ban Tổ chức Festival Huế phối hợp với Ban Trị sự THPG Thừa Thiên Huế tổ chức giới thiệu điệu múa “Lục cúng hoa đăng” trong dịp Festival Huế 2010 lần này là nhằm giới thiệu nét đặc sắc và đa dạng của văn hóa nghệ thuật Phật giáo Huế với công chúng và du khách quốc tế về dự Festival Huế 2010.

Toàn bộ chương trình được dàn dựng trên nền cổ nhạc Phật giáo, phân bố thành 3 hồi chính: hồi 1: triệu thỉnh Tiên đồng bái Phật; hồi 2: hành đàn Song lục và chồng bình dâng phẩm cúng;  hồi 3: kết chữ “thiên hạ thái bình” và tự quy hồi đàn.

Ứng với mỗi phần, ban nhạc cử lên các bài tán cổ tương ứng. Phần 1 gồm các bài “Hội Phật tiền”, “Nhạn giới”, “Phật diện”, “Ngã kim y giáo”, “Thuyền duyệt tô đà”; Phần 2 gồm các bài “Nhân duyên”, “Khể thủ”, “Diệu hoa thiên mẫu”; Phần 3 gồm các bài “Ngã kim y giáo”, “La liệt”, và “Tam tự quy”.

Điệu múa đã được 30 vũ sinh (là Tăng sinh) biểu diễn rất thành công trong sự trầm trồ thán phục của công chúng và du khách. Tuy nhiên do mang tính biểu diễn, giới thiệu nên “môi trường diễn xướng” không là một kỳ đại lễ của Phật giáo có hương khói quyện tỏa có đèn nến lung linh nên chưa thể hiện được chức năng nghi lễ đặc thù của điệu múa.

chùm ảnh múa lục cúng hoa đăng

M.N

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here