Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Đường tới thực tại của bạn

Đường tới thực tại của bạn

125
0

Câu hỏi đầu tiên của tôi đối với những người muốn tu Thiền sẽ là: Tại sao bạn muốn tu Thiền? Tôi cho câu hỏi này rất là quan trọng, bởi vì nó là ý nguyện quyết định toàn bộ giá trị của việc hành thiền. Nếu động cơ của chúng ta không thanh tịnh như nó phải được, thì việc chỉnh sửa bản thân bằng chánh tư duy là bổn phận của chúng ta.

Tại sao phải hành Thiền?

Một số người muốn tu Thiền bởi vì tâm tư của họ bị xáo trộn và họ muốn có được một cái tâm thanh thản…Họ muốn được thoát khỏi tình trạng bồn chồn không yên, sự nhàm chán hay tâm trạng thất vọng của họ. Thật tốt cho họ nếu uống một vài viên thuốc ngủ, bởi vì việc này không chỉ làm cho công việc nhanh hơn mà còn đem lại cho họ kết quả như mong muốn mà không cần bất cứ một sự nỗ lực nào bên phần của người bị thiệt hại.

Một số người khác lại nghĩ rằng Thiền như là một liệu pháp để chữa cả thân bệnh và tâm bệnh, và dù điều này đôi khi có thể xảy ra, nhưng nó không phải là chức năng chủ yếu của Thiền. Với nhiều kỹ xảo và hóa dược, y học ngày nay có tính hiệu quả lớn hơn lĩnh vực này rất nhiều.

Về sau có những người muốn có được một nội lực kỳ diệu hoặc loại năng lực đặc biệt nào đó mà làm cho lòng tự ngã của họ tăng lên. Họ muốn có một cái gì đó hiếm thấy mà những con người bình thường không có – thực tế là để khoe khoang mà thôi. Đối với những người này, thiền là một sự thất bại hoàn toàn, thậm chí nó có thể tiêu khiển họ đi vào những hành vi trái luân lý.

Chúng ta cần phải rất cẩn thận, sau đó xem lại động cơ tại sao chúng ta muốn tu Thiền. Và đầu tiên chúng ta phải hiểu thiền là gì. Đối với những câu hỏi – Tại sao chúng ta hành thiền? Thiền là gì? – đều có liên quan chặt chẽ.

Tập trung và Quán tưởng

Thiền có hai khía cạnh, Dharana và Bhavana. Dharana có nghĩa là tập trung và Bhavana có nghĩa là suy ngẫm, quán tưởng, cứu xét, phân tích. Như vậy,  đúng là Thiền phải gồm có hai phương diện này –  (1)Tâm tập trung vào một đối tượng và (2) khả năng phân tích. Cả hai cùng nhau tạo thành tổng thể của thiền là Thiền Định (Samatha) và Thiền Tuệ cũng gọi là thiền Minh sát (Vipassana). Samatha là để tập trung tâm trí và Vipassana là để phân tích. Sự phân tích cùng với sự tập trung tuyệt đối tạo nên một pháp tu gọi là Thiền. Thế bây giờ, chúng ta tập trung vào cái gì và phân tích cái gì? Thông thường trong một thế giới vật chất bên ngoài không cần phải đòi hỏi một tâm thức tập trung, tâm viên mãn, để phân tích.

Thậm chí không hành thiền và chỉ phụ thuộc vào các dụng cụ, người nghiên cứu khoa học cũng đã phân tích thế giới bằng những kỹ xảo tuyệt diệu. Tuy nhiên,  người làm khoa học vẫn  để nguyên bản tâm không động tới. Sự thật bên trong của các sự việc không thể khám phá bằng các phương pháp hay thiết bị khoa học…Thiền là phương tiện mà chúng ta cần đi vào bên trong bản thân để tìm kiếm cái mà vẫn chưa vượt ra ngoài tự thân của chúng ta.

Các cách thức hành thiền được tìm thấy trong hầu hết các tác phẩm tôn giáo. Các Phật tử đã có một số minh kiến đặc biệt cho riêng mình; chẳng hạn về bản chất của Thiền Tuệ (Samatha) hay sự tĩnh lặng của tâm thức, và Thiền Minh sát (Vipassana) hay sự tỉnh giác của tâm. Tuy nhiên, những kỹ thuật được bắt nguồn từ những người được biết trong các trường phái triết học Samkhya, Vedanta và các trường phái Hindu khác và có thể có trong các tôn giáo dạy thiền khác.

Nguồn tâm của bạn

Chúng ta phải rèn luyện tự thân để nhìn vào bên trong, và cách duy nhất để đạt đến điều này là thông qua thiền định. Khi Thiền quán, tâm thức được chuyển đổi; nếu không tâm sẽ không có nội lực tập trung vào một đối tượng…Tuy nhiên chúng ta sẽ sớm nhận ra rằng do bởi thực tập thiền quán cao độ và liên tục, chúng ta rất có thể đánh mất khả năng phân tích và tư duy. Điều quan trọng là không làm điều này bởi vì trong khi tập trung là  bước đầu tiên của việc hành Thiền, còn suy ngẫm, quán tưởng và phân tích là bước thứ hai. Dựa trên những hoạt động này mà thiền được kiến lập, đó là, chuyên chú tập trung tư tưởng vào một chủ đề hay một đối tượng, và duy trì khả năng trong thời gian thiền định để thấy và quán tưởng rõ ràng những khía cạnh của nó. Nếu hiểu được điều này, chúng ta sẽ hiểu Thiền có ý nghĩ lớn như thế nào đối với các Phật tử.

Tìm cầu tính cách Vô Ngã

Thiền chỉ có ích và đáng giá nếu chúng ta thật sự nghiêm túc về việc khám phá tự thân, hoặc nói theo Phật ngữ, là tìm kiếm tính cách vô ngã’ hay ‘tìm kiếm cái mà ta cho là ảo tưởng bên trong nó’. Nếu chúng ta tìm kiếm sự thật đó bằng thái độ nghiêm chỉnh  – thì chúng ta không chỉ được toại nguyện mà còn để giúp đỡ người khác những người vẫn chưa kiếm tìm được nó – thế nên, nghiên cứu và thực hành Thiền là việc đáng giá cần nên làm.

Tịnh Như dịch theo The Times of India 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here