Trang chủ Tài liệu - Thư viện - Phim Phật giáo Lưu trử Đức Phật nói về tiền thân

Đức Phật nói về tiền thân

277
0

Lúc ấy, Tôn giả A-nan thầm nghĩ: “Đứa bé  này tuổi còn thơ ấu mà có hạnh chí hiếu, sớm hôm lo lắng ân cần không để cha mẹ thiếu thốn”.           

Đức Phật khất thực xong trở về tịnh xá, thọ  trai xong thì rửa chân trải toà ngồi, vì đại chúng sắp diễn nói kinh pháp.          

Tôn giả A-nan đến trước Đức Phật, chắp tay bạch:           

-Bạch Đức Thế Tôn, chính trong khi con hầu Thế  Tôn vào thành khất thực, thấy một đứa bé dắt cha mẹ mù loà xin ăn đây đó, phụng dưỡng cha mẹ hết lòng hiếu thảo. Hằng ngày làm được mãi như thế thì thật là khó.          

Đức Phật bảo:          

-Này A-nan, chẳng những chỉ kẻ tại gia, mà  hàng xuất gia đều phải hiếu hạnh làm việc trước tiên. Xét về công đức, thì công đức của sự hiếu thảo đối với cha mẹ là không thể lường tính. Vì sao?          

Ta nhớ thời quá khứ, vô lượng kiếp về trước, lúc ấy ta là đồng tử tuổi cũng lên bảy. Vì lòng hiếu thuận, nên từng cắt thịt thân mình để cứu mạng sống của cha mẹ trong cơn nguy cấp. Từ đó đến nay, Ta nhờ công đức này thường làm Đế Thích hay vua cõi người, cho đến hiện tại, thành Phật đều do phước đức ấy.          

Tôn giả A-nan bạch Phật:          

-Bạch Đức Thế Tôn, con muốn được nghe nguyên nhân việc cứu mạng sống cho song thân vào đời trước Ngài, việc ấy như thế nào?          

Đức Phật bảo:          

-Này A-nan, hãy nên lắng nghe, Ta sẽ vì Tôn giả  mà kể lại chuyện ấy.          

Về thời xa xưa, tại cõi Diêm-phù-đề này có  một nước lớn tên là Đắc-xoa-thi-la, nhà vua tên là Đề-bà, có mười vị thái tử, mỗi người trị vì một tiểu quốc. Thái tử út tên là Thiện Trụ. Đất nước của vua ấy sung túc, yên ổn, dân chúng sống trong cảnh thái bình. Lúc ấy có vua hung ác ở nước láng giềng tên La-hầu, muốn xâm chiếm đất nước của vua Thiện Trụ. Vua La-hầu kết giao với đám hung bạo, cử binh tướn đến tấn công. Vua Thiện Trụ binh lực thua sút, nên phải bỏ chạy về nước của cha mình để lánh nạn.          

Vua Thiện Trụ có một thái tử rất yêu quý  tên là Thiện Sinh, tuổi còn thơ ấu không thể  xa lìa, nên nhà vua vừa dắt vợ vừa dìu con vội vã chạy trốn khỏi nước. Đường về cố hương có hai ngả: Một ngả chỉ đi bảy ngày thì đến quê nhà, còn một ngả nữa đường sá chật hẹp hẻo lánh quanh co, phải trải qua mười bốn ngày mới tới. Nhà vua cố gắng mang theo lương thực dự trữ đủ bảy ngày, nhưng trên đường chạy trốn kẻ địch, tâm thần hoảng loạn, nên đi nhầm ngả quanh co hẻo lánh, thành ra mới đi được một nửa thì lương thực đã cạn, những ngày kế tiếp cả ba người đều đói khát mỏi mệt, xem khắp chung quanh hầu như không còn gì để sống. Vì sự cấp bách cùng kế phải hy sinh một người để bảo tồn mạng sống cho hai người, nên nhà vua bảo vợ dẫn con đi trước, còn mình thì đi sau rút gươm sắp chém thân vợ dùng để nuôi thái tử và mạng sống của thân mình. Thái tử Thiện Sinh lúc ấy bỗng nhiên nhìn lại phía sau thấy cha mình đang giơ kiếm sắp chém mẫu hậu nên vội vã tâu:          

-Xin phụ vương chớ giết mẫu thân con, thà  cắt thịt con dùng làm lương thực! Con chưa từng nghe có người con nào lại ăn thịt mẹ mình.          

Thiện Sinh ân cần, thành khẩn khóc lóc van xin để mẫu hậu bảo toàn tánh mạng.          

Khi ấy, vua cha cùng mẫu hậu đồng nói với Thiện Sinh:          

-Ngày nay cha mẹ làm điều tội lỗi này thật không phải với bản ý của chúng ta. Nhưng hai ta sao nhẫn tâm cầm dao trực tiếp cắt thịt con mình.          

Lúc ấy, vương tử đã định ý sẵn, bèn cầm dao bén tự cắt thịt thân mình, quỳ dâng cho cha mẹ. Nhà vua và phu nhân thấy việc như vậy, buồn khóc thảm thiết, hồi lâu mới đành lòng ăn thịt con. Trải qua mấy ngày, thịt trên thân con đều hết mà chưa đến nơi, cơn đói khát lại càng bức bách khó chịu đựng được. Ở khoảng giữa những đốt xương chỉ còn chút ít thịt, đủ để duy trì mạng sống thoi thóp của vương tử vào những giờ phút cuối cùng. Thiện trụ và phu nhân đều dùng lời thương yêu ân ủi con mình, gục đầu vào nhau lưu luyến, rồi đành phải bỏ đi.          

Khi đó, vương tử thầm nghĩ: “ta đã đem thịt mình cứu sống song thân, mong cho cha mẹ về đến quê cũ, thân được an ổn, hưởng cánh thái bình. Nguyện đem thiện căn này mau chứng Bồ-đề nhằm cứu độ chúng sinh trong mười phương, xa lìa các khổ, hưởng được niềm vui chân thưưòng”. Lúc vương tử phát nguyện ấy, Tam thiên đại thiên thế giới hiện đủ sáu thứ chấn động, tất cả chư Thiên nơi cõi Dục, cõi Sắc đều kinh ngạc, liền dùng Thiên nhãn quán sát thế gian, mới biết Bồ-tát tu hiếu hạnh như thế. Các vị Thiên tử ở trong hư không chắp tay tán dương công đức, nước mắt rơi xuống như mưa.          

Bầy giờ, trời Đế Thích biến làm cọp, sói muốn  đến ăn thịt để thử tâm Bồ-tát. Vương ử  tự nghĩ: “Các loài thú dữ ấy muốn  đến ăn thịt ta, ta hiện chỉ còn nắm xương thùa này, xin đem tâm hoan hỷ bố thí tất cả  không chút hối tiếc buồn rầu”.          

Tức thì, Đế Thích liền hiện nguyên hình ca ngợi vương tử:          

-Thật là ít có! Đã có thể dùng thịt nơi thân mình để cứu mạng sống cho cha mẹ, tâm hiếu thảo như vậy, không ai sánh kịp! Ngài cầu mong những gì, xin nói cho chúng tôi biết.          

Vương tử đáp:          

-Ta chỉ dốc cầu đạt được Phật đạo vô  thượng.          

Thiên đế lại hỏi:          

-Tôi nay thấy thân ngài, vì hiếu dưỡng đối với cha mẹ mà da thịt đều hết, sự đau khổ  đó thật khó nhẫn chịu, ngài có hối hận chăng?           

Vương tử đáp:          

-Nếu đúng như thật là tâm ta không chút hối hận, cùng nhất định vào đời vị lai ta sẽ  thành Phật, thì xin khiến cho thịt trên thân ta đầy đủ lại như cũ.          

Nói lời thệ nguyện ấy xong, tức khắc thân thể  được bình phục như trước. Khi ấy, Đế Thích và chư Thiêncùng hết lời tán thán:          

-Hay thay! Hay thay!          

  Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:          

-Vua Thiện trụ thuở xưa nay chính là phụ  vương Tịnh Phạn, vương phu nhân khi đó nay là phu nhân Ma-da, còn vương tử Thiện Sinh là thân Ta. 

 (Trích Luận Bồ tát bản sinh nam)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here