Đã khai quật được một cầu thang dài được phát hiện ở Gandhara và Taxila.
Những khám phá mới có nghĩa là viết lại lịch sử của thủ đô Liên bang.
Tiến sĩ Mohammad Arif, Tổng Giám đốc Bộ Liên bang Khảo cổ học tiết lộ rằng: “Cuộc điều tra Khảo cổ học và Tài liệu được xem là điều kiện tiên quyết để Khảo cổ Khai quật, Bảo tồn và Bảo vệ Di tích Lịch sử.
Trong tiểu lục địa, Alexander Cunningham là nhà Khảo cổ học đầu tiên, người thực hiện cuộc Khảo sát của cácc địa điểm Di tích Phật giáo.
Là nguồn cảm hứng từ các nhà Khảo nghiệp dư đầu tiên như các sĩ quan quân đội Ý Jean-Baptiste Ventura, Cunningham Khai quật nhiều địa điểm, Bảo tháp trên khắp chiều dài và chiều rộng của tiểu lục địa, những nỗ lực của Ông cuối cùng đã mang hoa trái khi Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI) được thành lập vào năm 1861.
Do sự hạn chế về tài chính, ASI đã ngưng hoạt động từ những năm 1865-1871, sau đó đã được hồi sinh vào năm 1871 như là một bộ phận chính thức.
Sau sự sáng tạo của Chính phủ Pakistan, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng của Pakistan đã tiến hành một cuộc Khảo sát Khảo cổ học quy mô lớn tại các nơi Sindh, Khyber-Pakhtunkhwa, Punjab, Balochistan, và đưa ra ánh sáng một số giai đoạn của Lịch sử vẻ vang của các vùng Thánh địa Phật giáo này.
Phần còn lại của một nhà thờ Hồi giáo ở Islamabad, nằm khoảng 200 mét về phía Tây của Bảo tháp Phật giáo, – bên trong Islamabad Capital Territory và được làm bằng vôi và đá kanjur.
Nhà thờ Hồi giáo được kiến tạo từ thời kỳ Ghaznavi. Tuy nhiên, các cuộc khai quật gần đây cho biết; nó được xây dựng trong thời đại Mughal, đồng xu bằng đồng đã khai quật cũng từ thời đại Mughal.
Các đồng tiền có thể thuộc về Shah Alam, một trong những người con trai của Hoàng đế Aurangzeb (1618 – 1707).
Một trong những cầu thang trong các Bảo tháp Phật giáo là chiếc cầu thang dài nhất ở Gandhara và thung lũng Taxila.
Việc khai quật sơ bộ trực tiếp nhìn thấy các di vật khảo cổ của cấu trúc Phật giáo khổng lồ, các biện pháp 10.15 26 mét. Các cấu trúc của Bảo tháp Phật giáo được làm bằng vật liệu vôi và đá kanjur, đá bán ốp lát, tả nền khoảng giữa thế kỷ thứ 2 và thế kỷ thứ 4.
Cấu trúc Bảo tháp Phật giáo ban đầu được phủ một lớp vôi vữa, đá kanjur chiết xuất từ các hang động Shah Allah Ditta.
Kiến trúc của Bảo tháp Phật giáo nơi đây tương tựa trong việc thực hiện tái thiết Bảo tháp Phật giáo Dharmarjika ở Taxila vào thế kỷ thứ 3, cũng như các Bảo tháp Phật giáo Bhamala và Badalpur.
Dự án khai quật đầu tiên được tiến hành bởi các bộ phận trong Islamabad từ khi thành lập. Kinh phí cho việc khai quật và bảo tồn được cung cấp bởi Quỹ Quốc gia của Pakistan cho di sản văn hóa trong tháng 04 năm 2015, việc khai quật khởi xướng vào tháng 05 năm 2015. Dự án này với tổng chi phí khoảng RS2 triệu (US $ 19,100).
Cuộc khai quật được sự dẫn dắt bởi một nhà Khảo cổ cấp cao từ các bộ phận trước đây, và đã tiến hành khai quật thành công tại các nơi Jinnan Wali Dheri, Badalpur, Taxila, Pir Mankral, Haripur, Zar Dheri trong Mansehra, Harrapa, Punjab và Nowsharo trong Balochistan.
Abdul Ghafoor Lone, người đứng đầu cuộc khai quật chia sẻ với báo giới rằng: “Phần còn lại cấu trúc Bảo tháp Phật giáo, 11 đồng xu bằng đồng cổ quý hiếm từ Ấn Độ-Hy Lạp, thời kỳ Kushan và Mughal được cũng phát hiện ra.
Bốn đầu mũi tên làm bằng sắt và một mẩu chậu đất nung cũng đã được khai quật.
Việc khai quật đã được tiếp xúc với kho tàng văn hóa tiềm ẩn, và đã xác nhận các giả thuyết của những nhà Khảo cổ cấp cao khác nhau, liên quan đến Di sản Văn hóa Islamabad, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào Ban Faqiran.
Những khám phá gần đây đã mở rộng thêm Văn hóa Lịch sử của Islamabad, trước đó vào thế kỷ 15 với những khám phá của Fort Pharwala và Rawat Fort, cũng như thời hậu Mughal Saidpur Village.
Một cuộc điều tra chi tiết có thể giúp tiết kiệm Di sản Văn hóa quý hiếm của thành phố và môi trường. Mục đích của Dự án này đã được gửi đến các cơ quan liên quan để chờ sự chấp thuận.
Kiến trúc Mughal tạo ra một phong cách đổi mới tổng hợp những yếu tố từ Ấn Độ, Timur, Ba Tư và thậm chí Âu Châu. Trong số Hoàng đế Mughal, Shah Jahan là người bảo trợ kiến trúc Mughal nhiều nhất. Shah Jahan hay Vua của Thiên hạ, biểu lộ sự sắc bén và trí nhớ tốt từ nhỏ. Sau khi được đăng ngôi kế vị cha là Jahangir vào năm 1628, ông tự đặt tên cho mình là Bá vương của sự Tiếp hợp Tốt lành, tự hào về di sản Timur của mình. Ông cũng mang danh hiệu là Sao băng của Đức tin, vì ông là người rất sùng đạo. Shah Jahan trung thành thăm viếng mộ của vị thánh Sufi Mu’in al-Din Chishti ở Ajmer, Ấn Độ qua những thăng trầm cho đến cuối thời gian trị vì.
Vì ông trị quốc bằng công lý, người dân tôn kính Shah Jahan như một thánh vương. Ông luôn luôn được miêu tả với hào quang bao quanh gương mặt đôi khi với những thiên thần nhỏ trên đầu nữa. Dưới chân ông, sư tử và cừu nằm bên nhau như dấu hiệu của hòa bình.
Thật vậy, dưới thời trị vì của ông, đế chế vui hưởng sự thịnh vượng và ổn định nhiều nhất. Dưới thời Shah Jahan, kiến trúc Mughal đạt đỉnh cao cổ điển của nó. Phong cách kiến trúc của thời kỳ này cho thấy sự đối xứng, đồng dạng về hình dáng, hàng cột trụ lan can, mái khung vòm và chi tiết công phu. Hầu hết đều biểu trưng bởi cẩm thạch trắng nạm đá. Công trình xây cất nổi tiếng nhất của Shah Jahan là Taj Mahal xinh đẹp mà vẫn được xem là một kỳ quan về kiến trúc ngày nay.
Nguồn: daophatngaynay.com