Trang chủ Phật giáo khắp nơi Doanh nghiệp hiến kế phát triển kinh tế Phật giáo

Doanh nghiệp hiến kế phát triển kinh tế Phật giáo

128
0

Làm giàu từ nền tảng giáo lý đạo Phật

Hầu hết các phát biểu đã phản ánh khá trung thực về các nội dung yêu cầu đúng với tinh thần các đề tài hội thảo đưa ra. Các vấn đề nêu ra và ý kiến đóng góp đều dựa trên nền tảng nhận thức giáo lý Phật đà, quy luật vận động lịch sử và tinh thần hội nhập xuất phát từ thực tiễn đời sống.

wwwTDN.JPG

Toàn cảnh Hội thảo – Ảnh: Bảo Thiên

Sau phần khai mạc của Hòa thượng Trưởng Ban Thích Giác Toàn phát biểu chỉ đạo cũa hòa thượng Thích Thiện Tánh, đại diện của trung ương Giáo hội Phật giáo về định hướng hoạt động của Ban kinh tế thông qua việc thành lập các tiểu ban hoạt động kinh tế về lĩnh vực truyền thông, kinh doanh các ngành nghề. Qua đó, HT. Thích Thiện Tánh cũng khẳng định, giáo lý mà Đức Phật chứng ngộ dưới gốc cây Bồ đề là sự thật duyên khởi. Và như thế, cốt lõi của Phật giáo là triết lý duyên sinh và nhân quả nghiệp báo. Không ai có thể sống một mình, con người có vô số mối quan hệ gắn liền với cộng đồng, xã hội, môi trường sống. Điểm đáng nói, Phật giáo còn chủ trương con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp…Từ điểm nhìn này, nền tảng đạo đức và triết lý Phật giáo có vai trò định hướng, phát triển kinh tế đối với các doanh nhân, doanh nghiệp nói chung, và càng có giá trị hữu hiệu hơn nữa khi chính họ là những Phật tử giữ vai trò là những người làm ra kinh tế phục vụ cho đời sống bản thân, gia đình và đóng góp xã hội, cho nước nhà.

Cùng quan điển đó, Phật tử Vũ Chầm – Tổng Giám đốc Vina Giầy cho rằng, giáo lý Phật giáo khuyến khích Phật tử tại gia tự thân không chỉ làm ra của cải nuôi sống thân mạng của mình mà còn làm kinh tế, làm giàu tài sản cho bản thân, gia đình và cộng đồng, đất nước. Chính Đức Phật đã khuyến khích giới tại gia hãy chọn cho mình những ngành nghề đúng chánh pháp. Các doanh nhân Phật tử sống theo tinh thần Chánh mạng (một trong 8 chi phần của Bát Chánh đạo), không nên vì lợi nhuận mà kinh doanh ngành nghề phi pháp. Ngài cũng nhấn mạnh về những yếu tố tối cần thiết cho sự đi đến thành công của một doanh nhân Phật tử, đó là Trí, Đức và luôn ý thức nhân – quả trong mọi suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình, khéo léo trong việc quản lý và phân phối lợi nhuận, phát tâm chia sẻ với người nghèo khó, cộng sự và cúng dường những bậc đáng hiến cúng, hoan hỷ đóng góp vào những thiện sự…

“Nói chung một khi giới doanh nhân, doanh nghiệp, có nền tảng đạo đức hướng thiện và có trí tuệ đầy đủ thì sẽ không vì lợi nhuận mà bóc lột người khác, khai thác tài nguyện cạn kiệt, làm ô nhiễm môi trường sống. Hơn ai hết chính giới doanh nghiệp sẽ góp phần đem lại sự thịnh vượng cho người dân, khiến cho dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh.”, Phật tử Vũ Chầm khẳng định.

Người cư sĩ làm kinh tế chân chính

Trong phần tổng kết Hội thảo, cư sĩ Trường An – Tổng Giám đốc Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban KTTC TƯGH khẳng định: Cư sĩ có một vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho nền kinh tế nước nhà, cũng như góp phần cho các hoạt động hoằng pháp, Phật sự của Giáo hội, các tổ chức liên hệ Phật giáo, cũng như tham gia các hoạt động công ích xã hội. Giáo hội PGVN cần hình thành các tổ chức kinh tế Phật giáo trên cơ sở của Luật pháp Nhà nước quy định và Hiến chương GHPGVN, nhất là phát huy mối quan hệ hữu cơ giữa các nhà sư trong cương vị là người thầy tâm linh định hướng tinh thần Trí – đức trong kinh doanh đối với các nhà doanh nghiệp, doanh nhân và các nhà doanh nghiệp, doanh nhân làm kinh tế với cương vị là người Phật tử hộ trì Phật pháp từ lợi nhuận trong kinh doanh đúng chánh pháp.

Chư tôn đức chủ tọa Hội thảo – Ảnh: Võ Văn Tường

Cư sĩ Trường An cũng nêu ra việc thành lập Hội doanh nhân Phật giáo trực thuộc Ban Kinh tế tài chánh Trung ương GHPVN. Hội này bao gồm nhiều tiểu ban hoạt động theo nhiều ngành nghề lỉnh vực kinh doanh: Du lịch tâm linh, tổ chức sự kiện văn hóa lễ hội Phật giáo, hệ thống nhà hàng chay Việt, đầu tư hệ thống khách sạn phục du lịch hành hương, vật phẩm thờ cúng, nghệ thuật Phật giáo, hàng mỹ nghệ Phật giáo, công nghệ truyền thông Phật giáo…

Lần đầu tiên của Ban Kinh tế Tài chính Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội thảo và lắng nghe tất cả những ý kiến, những trăn trở, thao thức đóng góp xây dựng làm sáng tỏ những phẩm chất doanh nhân Phật tử, sau nữa là giúp cho Ban Kinh tế Tài chính có những kế hoạch hợp lý nhằm phát huy tiềm lực, của kinh tế Phật giáo, góp phần vào việc xây dựng Giáo hội, cộng đồng xã hội, đất nước ngày càng phát triển, thịnh vượng, văn minh và hạnh phúc an lạc.

B.T (GNO)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here