Cũng như vậy, vô thường là một trong ba Pháp ấn của Phật giáo, dùng để quán chiếu rồi đạt đến sự tỉnh ngộ đã nói lên điều đó. “Tất cả mọi thứ đều thay đổi, không có gì tồn tại mãi mãi…” Đây là một công đoạn đầu để hiểu rằng Phật giáo không bảo chết là hết, là xong, là thôi rồi. Có 6 trạng thái tồn tại mà chúng hầu như có cùng một nguyên tắc phổ cập đó là sáu nẽo hay lục đạo, tùy vào nghiệp lực để thọ thai.
Trạng thái tồn tại của bạn là được xác định vào phước đức của bạn có được từ trong kiếp trước. Một ví dụ cho vấn đề này được xem như một ngọn gió tác động lên cánh buồm theo một hướng riêng và bạn phải điều khiển cho tốt hơn và đúng hơn gió tác động. Rồi một điều kiện bất lợi tác dụng ngược với cơn gió có thể làm bạn trở ngại và dừng lại ở trên một mõm đá và mắt cạn. “Phước đức” là điều kiện thuận lợi. Mọi người và bạn ở trên thuyền có tác động qua lại cùng duyên vào gió bằng sự cộng nghiệp. Tiến trình này và cùng với cảnh giới tạo nên một đời sống tốt đẹp. Trong cảnh giới chúng ta, chẳng hạn như mục đích là làm một chúng sanh tốt. Với một điều kiện khác, thì sẽ chuyển đổi chiếc thuyền, thay đổi bể sóng, gió làm xoay ngược vòng đời và khổ hiện hữu, rồi phải luân hồi.
Đầu tiên nói đến cõi trời, đó là một cảnh giới không có mặt của khổ đau, do thiên thần Deva và Devi ngự trị, một loài hữu tình cao cấp, chúng sanh có đủ phước đức mới sinh lên được ở đây. Tuy nhiên cõi trời không phải là vĩnh viễn. Một ngày kia, chúng sanh ở cõi này cũng hết, ước khoảng 10.000 năm cõi người, gọi là trường thọ. Đến khi phước đức dùng hết thì lại sinh ở cõi thấp hơn. Đến đây không có gì khó hiểu, một người không vun trồng cội phước, thì tự họ lại phải làm những việc không tốt. Cõi trời là cảnh giới đẹp, nhưng lại không có sự mong cầu thăng tiến, vì thế chỉ làm trì chậm tiến trình giải thoát mà thôi.
Tiếp đến là cõi người. Đây được xem là cảnh giới tốt nhất khi chúng ta sinh ra ở đây, bởi vì có đủ sự mong cầu tạo thêm phước đức, đặc biệt là giúp đỡ người khác đang còn mê muội, nhưng họ không phải là quá khổ đến nỗi người khác không thể giúp nỗi, mà vì họ không nhận ra sai phạm của mình. Nếu bạn thấy hầu hết mọi người sống ở đây hầu như không quan tâm thế giới xung quanh họ, điên đảo và chỉ ham hưởng thụ, cũng từ đó bạn thấy rõ họ sống nhưng thật ra là mê muội. Từ “Phật” có nghĩa là “người đã thức tỉnh”. Một chúng sanh ở cảnh giới này thì có rất nhiều cơ hội, cho nên nói rằng sinh được làm người là hi hữu và may mắn. Nó còn xa và khó hơn để một chúng sanh cõi thấp hơn muốn có cơ hội làm phước mà chúng ta sẽ thấy.
Cõi thứ 3 là cõi A-tu-la, chúng sanh ở cảnh giới này bị rằng buộc với tính tham lam và thường ở trong tình trạng đấu tranh và xung đột. Theo một số kinh điển ghi lại, cảnh giới này gần giống những chúng sanh ở cõi người mà họ chỉ ham thích sống bằng thuốc phiện, tội phạm, ghanh tị hoặc tham dục mà họ mất khả năng phản tỉnh. Với những lí do khác trong cảnh giới này khiến cho những chúng sanh ở đây rất dễ bị kích động lòng tham dục và sân hận. Một ví dụ tương tự là ở cõi người thường có những chúng sanh nỗi sân giận để rồi giết người hàng loạt hoặc hút sách, sống sa đọa để rồi mang lại tai vạ cho người khác. Những chúng sanh ở cõi này mà chúng ta thường gọi là quỷ sứ, họ thường khởi binh đao lên đánh nhau với cõi trời với lòng ganh tị mãnh liệt.
Cõi thứ tư là súc sanh. Chúng sanh ở cõi này có tính thông minh rất thấp và sự hiểu biết rất hạn chế, ở đây thật khó để làm một việc phước. Ở đây lí giải tại sao Phật Giáo cổ súy việc ăn chay, vì rằng khi bạn hiểu những chúng sanh súc sanh này chính là động vật, côn trùng, vi khuẩn…, chúng cũng ham sống sợ chết, nhiều chủng loại cũng đã từng tồn tại và hủy diệt qua nhiều quá trình lịch sử, mỗi loài có lẽ đều có liên quan đến quan điểm về nhân quả rồi đó. Luật cân bằng sinh thái đã đồng ý với quan điểm này, khi bạn so sánh số người đang sống và số chúng sanh súc sanh ở cõi này cũng đủ biết chúng ta có quan hệ mật thiết với chúng như thế nào, gần gũi hơn cả những gì chúng ta biết. Mỗi chúng sanh xa lạ nhưng có thể đã từng là cha mẹ, con cái, cháu chắt, người thương yêu của chúng ta, trong đó có cả những chúng sanh đang sống ở cảnh giới này. Thật là khó khi một chúng ta đã sinh ra được làm người, mong muốn được tỉnh thức, có lòng từ bi trong một đời hạn hữu. Chúng ta phải bảo vệ và trân trọng mạng sống của động vật và con người. Chúng ta hãy biết thương yêu và giúp đỡ những chúng sanh ở cõi thấp hơn chúng ta khi chúng ta có thể.
Cảnh giới thứ 5 là ngạ quỷ. Ngạ quỷ hay còn gọi là quỷ đói. Chúng sanh ở cõi này đói khát là do lòng tham và không bao giờ cảm thấy đủ. Những bức tranh của người Tây Tạng miêu tả chúng sanh ở cõi này có những cái bụng lớn mà lại không ăn được, bởi vì cổ họng thì lại nhỏ, đến độ một giọt nước cũng không lọt qua được. Những chúng sanh này vì cái khổ của đói khát mà thường phải khổ não bức bách. Một cảnh khác thì mô tả một cái bàn dọn đầy thức ăn thơm ngon, nhưng muốn ăn chỉ có một cách duy nhất là dùng bằng đũa dài 6 feet (1.83m). Với hình ảnh thứ hai này cho chúng ta thấy rằng con người chia sẻ nhau để sống, và cần phải hiểu rằng mỗi người đều cần.
Cõi thứ 6 và cũng là cảnh giới cuối tức địa ngục. Cảnh giới này cũng tương tợ như địa ngục trong phái Nhất thần luận, chúng sanh ở cõi này luôn luôn chịu cảnh khổ nhất không tưởng tưởng được. Ở trong địa ngục, mạng sống của chúng sanh ở đây luôn bị đe dọa, khảo tra, sống trong trạng thái đau đớn không chịu nỗi. Nhưng sự trừng phạt này cho đến cực điểm của khổ đau vẫn có ngày mong ra được, ví như sự trở gió thành cuồng phong, nhưng bão không thể càn quét mãi được.
Đức Dalai Lama dạy rằng chúng sanh vốn luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp, thì cái khổ cũng không thể nghĩ bàn, nhưng mỗi khi tâm siêu việt cả thời gian, tâm thanh tịnh, thì chúng sanh đó có thể giải thoát và giác ngộ cảnh giới Niết-bàn.
Nguồn: http://www.examiner.com