"Tứ thập nhất đại Lâm Tế chấn thiền phong, đào chú công thâm, thùy thọ đương đầu khế bổng;
Ngũ thập cửu niên Diêm Phù thùy hóa tích, trí bi nguyện mãn, nhi kim tát thủ hoàn gia."
Tạm dịch:
"Lâm Tế đời bốn mươi mốt, chấn chỉnh Thiền phong, nung đúc công sâu, ai người đưa đầu chịu đánh;
Diêm Phù thọ năm mươi chín, rủ lòng giáo huấn, trí bi nguyện đủ, chừ đây buông thỏng về nhà."
Những ngày đầu tháng 3 năm Canh dần (04.2010), chúng con có dịp trở về chốn Tổ Tây Thiên. Một cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàn trổi dậy trong tâm trí chúng con. Tại ấp Thuận Hòa làng Dương Xuân hạ ngày xưa thảo am gọi là Thiếu Lâm Trượng Thất nay đã trở thành Tổ đình Tây Thiên nơi ghi dấu hình bóng chư Tổ sư truyền thừa mạng mạch dòng thiền Tử Dung – Liễu Quán.
Hình dáng ngôi trượng thất đang còn được bảo tồn qua 92 năm nay; tại thảo am này, Thiền sư Tâm Tịnh đã nghiên cứu tu thiền và luật lại tham cứu tịnh độ. Với bản hoài “Thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh” nên Thiền sư Tâm Tịnh đã đào tạo được 9 cao đệ có chử Giác đứng đầu gọi là "Cửu Giác", đó là: Giác Nguyên về sau kế tục ngài để trú trì tại Tây Thiên; Giác Tiên, khai lập chùa Trúc Lâm do tỳ kheo ni Diệu Trường cúng; Giác Viên, khai sơn chùa Hồng Khê; Giác Nhiên, trú trì và đại trùng tu chùa Thuyền Tôn; Giác Hải, khai sơn chùa Giác Lâm; Giác Bổn trú trì chùa Từ Đàm và trú trì chùa Từ Quang; Giác Ngạn trú trì chùa Kim Đài ở Châu Chữ; Giác Hạnh, khai sơn chùa Vạn Phước; và Giác Thanh(4)Trú trì Quốc tự Thiên Mụ. Các vị có chữ "Giác" này lại đào tạo ra một thế hệ Tăng tài , hầu hết là rất nổi tiếng trong Phật Giáo Huế hiện nay.
Hôm nay, nhân ngày Tổ sư quảy dép qui tây, hàng hậu học là những hậu duệ của Ngài đã trang nghiêm trọng thể, tổ chức truy niệm Giác linh liệt Tổ thuộc môn phái Tổ đình Tây Thiên vào ngày 04 – 05 tháng 03 năm Canh Dần (17-18.04.2010).
Đại Y và Bình Bát của Tổ Sư Tâm Tịnh
Pháp uyển Tổ Tâm Tịnh truyền cho Ngài Giác Hải
Mộc Bản, Điệp Giới Đàn chùa Từ Hiếu (1924) do Tổ sư Tâm Tịnh Làm Đường Đầu
HT. Thích Đức Phương nhiên hương cúng dường Tổ Sư
Chư Tôn đức tham quan phòng truyền thống
Những kỷ vật của chư Tổ được trưng bày tại phòng truyền thống
Được tận mắt chiêm ngưỡng những pháp khí, kỷ vật của chư Tổ còn lưu lại, nào là Đại y của Tổ sư Tâm Tịnh được vua Khải Định ban trong dịp Ngài được cung cử chức Tăng Cang quốc tự Diệu Đế, rồi những Pháp y, Bình Bát, Pháp uyển …mà chính Tổ sư trao truyền ấn chứng cho 9 cao đệ có chử Giác đứng đầu gọi là "Cửu Giác", chúng con càng thêm bồi hồi súc động, trong lòng chợt nghĩ phải chăng đây chính là bằng chứng khẳn định mạng mạch chư Tổ mãi mãi được hàng hậu duệ của các Ngài vẫn cẩn thận gìn giữ và phát huy cho tới ngày nay.
NK.