Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Để xây dựng một Hiến Pháp nhân ái

Để xây dựng một Hiến Pháp nhân ái

149
0
(LQ) Tại Hội Nghị tiếp thu ý kiến Tăng, Ni, Phật tử về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chiều ngày 12 tháng 3 năm 2013, Cư sĩ Châu Trọng Ngô đã có bài phát biểu thấm đẩm tinh thần nhân ái; BBT lieuquanhue.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu nầy.


Chúng con rất hân hạnh được trình bày  đôi ý nghĩ thô thiển liên quan đến Hiến Pháp Việt Nam, tức là liên quan đến đời sống của mỗi người con dân Việt trong mối tương liên tương tác giữa người dân với Chính Quyền, giữa cá nhân với cộng đồng và giữa cá nhân với cá nhân.

Hơn 100 điều được ghi trong 10 chương của bản dự thảo Hiến pháp có thể được xem như là các hệ quả của một “chủ  trương đường lối” mà “Lời nói đầu”  đã đề cập tới. Chúng con kính xin được đề nghị ghi trong “Lời nói đầu” các tiên  đề nền tảng của “chủ trương đường lối”  đó, làm gốc cho tất cả các điều trong Hiến pháp để từ đó sẽ suy diễn ra các sắc luật  để ban hành.

Trong chủ trương nói trên, nội dung đã được rao giảng từ lâu được hiểu nôm na là mọi của cải đều là tài sản chung”. Chính nhóm từ “tài sản chung” khiến ta phải liên tưởng tới các tài sản tiên khởi của đời người, riêng từng người ai cũng có nên là chung cho mọi người, tính chung vốn có sẵn khỏi cần sự can thiệp của con người.

Căn bản nhất là phải nói đến thân người; đó là một tài sản thiên phú mà  mọi người đều có. Thiên nhiên đã phân bổ tài sản đó cho mỗi người.

Ngoài ra, mỗi người đều có khả  năng tư duy và khả năng sử dụng ngôn từ để phát biểu ý nghĩ của mình. Mỗi khả năng đó cũng là một dạng tài sản chung, do thiên nhiên ban phát cho mọi người.


Tóm lại, có ba tài sản tiên khởi; vì tiên khởi nên vô giá, vốn đã chung rồi mà ai cũng có; đó là: sinh mạng, tư tưởng và ngôn luận. Bởi vậy khi đã chủ trương “tài sản chung”, trọng tài sản chung thì trước hết phải tôn trọng ba tài sản chung tiên khởi. Do đó trong chế độ chính trị với chủ trương “tài sản chung”, Hiến pháp cần xuất phát từ ba tiên đề:
  • Tiên đề 1: Tôn trng sinh mng.
  • Tiên đề 2: Tôn trng t do tư tưng.
  • Tiên đề 3: Tôn trng t do ngôn lun.

(Chúng con nghe vang vọng đâu đây lời dạy về Thân, khẩu, ý, về Ngũ giới và Lục Hòa)


Cần lưu ý rằng trong chủ trương “tài sản chung” thì tài sản căn bản nhất chính là những tài nguyên thiên nhiên, sau đó mới đến các sản phẩm làm ra từ trí tuệ và công sức của con người. Loại tài sản hạng 2 này vướng phải một thực tế là được làm ra từ cá nhân hay từ sự hợp tác của từng nhóm người chứ không phải từ toàn dân. Từ đó ý muốn biến cải riêng thành chung bị dằn co dài ngày để lần hồi loại bỏ sự can thiệp của con người bằng bạo lực để tạo ra sự chung hưởng của cải đã làm ra. Quyền tư hữu dần dà được công nhận trở lại và sự chuyển qua đổi lại giữa riêng và chung chỉ còn thể hiện bằng lòng thương, tự nguyện sẻ chia.

Còn có một tài sản chung khác mà  chúng con xin mạo muội trình thêm như sau: Con người đã từ lâu được sinh ra và lớn lên trong đời sống hợp quần mà hầu hết sinh hoạt đều có tính cách cộng đồng. Mọi xã hội vận hành theo đường hướng đó đều phải có một thiểu số được toàn dân uỷ quyền gánh vác trọng trách điều hành việc nước. Điều này đưa đến vấn đề quyền lực mà khi thể hiện rất dễ bị nghiêng qua quyền lực của nhóm thiểu số. Quyền lực phải được hiểu là một tài sản chung cho nên trong “Lời nói đầu” cần ghi rõ:
  • Tiên đề 4: Quyn lc điu hành mi vic ca đt nưc là quyn lc ca toàn dân.

Bốn tiên đề đó lập nên một nền tảng hiến định, đồng thời là kim chỉ  nam hướng dẫn ngành lập pháp triển khai thành luật nhắm  đến cuộc sống hài hòa giữa người dân và Nhà  nước hay chung hơn là giữa cá nhân và tha nhân giới.

Có lẽ trong Hiến pháp cần phải có thêm vài bổ đề cho mỗi tiên đề  đã nêu. Các bổ đề đó sẽ dẫn đến một số luật (có tính cách giới luật) nhằm ngăn chặn sự lạm quyền hay hạn chế sự vi phạm. Trong cuộc sống, gần như khó có những ngăn ngừa hữu hiệu một cách toàn vẹn bởi vì mọi chuyện đều phụ thuộc vào con người mà cái xấu đang lộng hành. Hiến pháp vẫn có đó nhưng chỉ mới là những điều đang được nói; cuộc sống có thật sự tốt đẹp hay không là tùy việc làm có đúng theo lời nói hay không. Để giảm thiểu hậu quả tiêu cực của vấn đề này có lẽ cần có hai giải pháp song hành.

Một mặt, trong phần Hiến pháp nói  đến quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước, nên có thêm vài điều khoản dẫn đến các biện pháp chế tài để sớm phát hiện sự  yếu kém và thiếu minh bạch của bộ máy hành chính và chấn chỉnh kịp thời các bộ phận chịu trách nhiệm; có như thế, may ra mới không để kéo dài tình trạng thất thoát ngân sách lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng như vừa qua.

Giải pháp thứ hai nhẹ nhàng hơn nhưng cấp bách hơn. Thực trạng của Xã hội Việt Nam rất đáng lo ngại khi thấy dường như cái  ác đang tăng trưởng. Báo chí hằng ngày không ngớt  đưa tin những mất mát, đau thương nối tiếp đau thương; cái ác đang rúc rỉa xói mòn đạo lý cổ  truyền ngay trong cả khung cảnh gia đình. Cũng do những nhận xét này mà chúng con mạnh dạn mong cầu Hiến pháp xác nhận mục tiêu nhân bản cho cả văn hóa và giáo dục, kể cả giáo dục quần chúng và trách nhiệm không chỉ giao cho trường học mà kỳ thật từ mọi phía của người lớn.

Định hướng đó sẽ dẫn đến một việc làm cấp bách của hành pháp là cải cách giáo dục và cải tổ các hoạt động văn hóa hầu chuyển hóa con người trở lại thực chất người. Chúng con hi vọng trong sự cải tổ đó, vai trò của các tôn giáo được hiện diện trong học đường và khắp mọi nơi, cụ thể hóa ý định đã được Đảng nêu ra trong Đại hội X năm 2006: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”.

Quả thật điều hành mọi sinh hoạt trong xã hội không phải là việc dễ vì trên dòng đời xuôi ngược, chủ trương CHUNG thì thường bị LẠM mà công nhận RIÊNG lại dễ vấp THAM. Cả hai dạng tiêu cực này đang tàn phá nặng nề xã hội Việt Nam và hiện nay đã chuyển qua cái ÁC. Thế nên phương thuốc khả dĩ đem lại hiệu quả để xã hội Việt Nam yên bình nội tại thì chỉ còn tìm được nơi lời dạy từ giáo lý của các tôn giáo mà căn bản là ĐẠO LÀM NGƯỜI bằng cách TU TÂM DƯỠNG TÁNH.

Tóm lại, với hệ thống bốn tiên  đề kèm theo lòng yêu thương và tự nguyện sẻ chia đùm bọc trong dân, cùng sự khẳng định chân tình “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, chúng con đang mơ thấy một Hiến pháp nhân ái làm tiền đề cho sự đổi mới của đất nước. Điều mơ ước đó cũng là lời chúc tụng “Hội nghị thành công tốt đẹp” của chúng con.

Chúng con kính cẩn tri ân Chư tôn Thiền  đức và Quí vị đại biểu.

C.T.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here