Trang chủ Phật giáo khắp nơi Đánh thức tâm hồn

Đánh thức tâm hồn

126
0

Từ chuyện bắn người đến chuyện nữ sinh bị đánh hội đồng

Các báo gần đây đồng loạt đưa tin về clip nữ sinh bị đánh hội đồng tại Hà Nội gây xôn xao dư luận. Việc học sinh đánh nhau có thể xem như "bình thường" vì đây không phải là chuyện bây giờ mới có. Nhưng điều đáng nói là việc học sinh có cả nam lẫn nữ tham gia thì đúng là một hành vi không chút ‘anh hùng’. Lại còn đáng trách vô cùng là sự thờ ơ dửng dưng ngồi xem của những học sinh khác và thái độ vô cảm của các người trẻ trước hành động tàn bạo kia. Trước đó mấy ngày là câu chuyện một số thanh niên nam nữ trên một chiếc xe hơi va quẹt với người đi xe gắn máy. Một thanh niên trong xe đã rút súng bắn vào đầu người ấy và sau đó mặc kệ nạn nhân, cả nhóm thản nhiên tiếp tục đi.

xahoi-2.jpg

Hiện tượng bạo lực trong giới trẻ khiến không ít người quan tâm lo lắng về thế hệ tương lai

xahoi-3.jpg

xahoi-1.jpg

Khuôn mặt tuổi trẻ hiện nay?

Chúng ta tự hỏi những ngày tháng tươi đẹp nhất của đời người là tuổi trẻ hiện nay đang được sử dụng như thế nào? Ngoài chuyện vùi đầu vào học tập, phải chăng một số các em đang buông thả cho một nếp sống rất "bản năng", một nếp sống thỏa mãn những cơn khát của si mê và dục vọng. Họ có ước mơ không? Xin thưa: có đấy nhưng không phải ước mơ làm điều gì để nâng cao nhận thức về cuộc đời và trăn trở vì giá trị sống của cộng đồng xung quanh mà là ước mơ làm sao có thật nhiều tiền để tiêu xài, để ăn chơi thỏa thích, để "thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt".

Nhưng khoan hãy quy kết cho tiền mọi tội lỗi hay cũng đừng ngụy biện là do "mặt trái của cơ chế thị trường" thay cho cụm từ "tàn dư văn hóa đồi trụy" mà một số người sử dụng để khỏa lấp sự suy giảm lý tưởng sống, sự trống vắng những thần tượng chân chính hay sự chao đảo của các giá trị đạo đức xã hội. Khi tuổi trẻ không còn những ước mơ hướng thiện thì cũng chính là lúc họ để cho cái ác chế ngự tâm mình, để rồi hành động theo sự mù lòa của lương tri. Khi sa vào vòng lao lý hay gặp thất bại trong cuộc sống, họ lại hoang mang và đổ cho định mệnh mà không biết rằng đó chính là định mệnh của nghiệp, cái nghiệp bất thiện mà họ đã tạo nên từ sự mê vọng và vô minh của chính mình. Chúng ta có quyền trách người trẻ, nhưng cũng phải công tâm nhìn lại, phải chăng họ thiếu người hướng dẫn, thiếu người "làm gương" trong cuộc sống? Phần đông những thiếu niên, thanh niên hư hỏng đều có một gia đình không êm ấm, hoặc cha mẹ quá lo toan cơm áo, hoặc giàu có vật chất nhưng gia đình đang đổ vỡ, thiếu sự chỉ bảo, dạy dỗ. Chúng ta cũng cần phải xem xét lại môi trường giáo dục đạo đức mà các em học sinh được dạy bảo. HT. Nhất Hạnh trong một bài viết đã khuyên nhủ "Con phải định hướng cuộc đời xứng đáng với sự có mặt của mình. Không ai có thể chạy trốn định nghiệp, làm sao có thể chạy trốn chính mình. Cũng không ai có thể phán xử hay đặt để ai vào địa ngục nếu tâm người đó không sẵn sàng bước vào, lại càng không một ai có thể cứu thoát cho ai" (Thích Nhất Hạnh – Đạo Phật đi vào cuộc đời). Như xưa kia, miếng cơm từ tay Mục Kiền Liên đến miệng Thanh Đề hóa thành quả cầu gai lửa, thiêu đốt toàn thân…Cơm từ đâu hóa thành như thế, từ vọng thức, từ lòng tham và tâm ác hóa thành…

Trong "Câu chuyện của dòng sông", Herman Hesse đã diễn tả cuộc đời của Tất Đạt với ba lần vấp ngã và ba lần tỉnh ngộ. Ngộ song hành với mê, phiền não đâu

xahoi-4.jpg
Đau lòng! 

Mấy hôm nay theo dõi trên báo chí và xem clip nữ sinh bị đánh trên mạng, tôi thực sự thấy đau lòng. Bạo lực đã lan vào đến tận môi trường học đường, và nữ sinh, vốn được xem là "phái đẹp" cũng sẵn sàng làm nhục người khác và rồi trả lời rất thản nhiên với công an điều tra là "em đánh thế đã ăn thua gì, ở ngoài đời còn nhiều vụ đánh nhau ác liệt hơn thế". Và đau lòng hơn nữa là vì lý do mà em nhỏ này trả lời một cách vô tình nhưng lại không khác xa với thực tế. Ngoài đường, chỉ cần một cú va chạm nhẹ khi tham gia giao thông, người ta cũng sẵn sàng tranh cãi, ăn thua đủ điều với nhau. Còn vì quyền lợi, lại có những con người sẵn sàng thanh toán nhau. Suy nghĩ kiểu "mạnh được yếu thua" đó nếu cứ tiếp tục lan tràn trong môi trường giáo dục và giới trẻ mà không có biện pháp điều chỉnh kịp thời thì chắc chắn tương lai xã hội sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. (Ngô Thế Triệu, 5/1 đường số 13, P.16, Q.Gò Vấp – TP.HCM) 

Thái độ thờ ơ  cũng dung dưỡng cái xấu 

"Trong bối cảnh cái tốt không được đưa lên đúng tầm, cái xấu đang nổi lên mà không bị pháp luật trừng trị kịp thời và quan trọng hơn, không được ngăn ngừa từ gốc là gia đình, đạo đức con người sẽ đi về đâu, an toàn của công dân sẽ được bảo đảm ra sao? Sự thờ ơ bao giờ cũng dung dưỡng cho cái xấu" – TS.Hồ Thiệu Hùng (Tuổi Trẻ)

thì giác ngộ ở đó. Tất Đạt đã từng uống rượu, đánh bạc, rành các nghệ thuật ăn chơi, nhiễm cả thói khinh người, thấy mình sáng như một ngôi sao và tha nhân chỉ là lá rụng theo chiều gió. Chàng ném tiền qua các cuộc chơi và chìm sâu vào dục lạc. Nhưng ở tận cùng hố thẳm của sự sa đọa, chàng nhớ lại đời sống thánh thiện trước kia và cảm thấy mình đã quá tàn tạ trong cuộc đời vô vị này, như có thi sĩ đã ngậm ngùi:

"Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới
Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn".
(Vũ Hoàng Chương)

Tất Đạt ghê tởm chính mình và trong một lần soi bóng xuống dòng sông, chàng cảm thấy tận cùng đau khổ nên đã muốn quyên sinh, may thay một tiếng Om vang ra từ trong vô thức, vọng lên từ đáy lòng, đánh thức chàng vượt lên mọi khổ đau khắc khoải bấy lâu.

Phải bắt đầu từ đâu?

Chúng ta phải tìm chữ Om ấy ở đâu hôm nay? Một câu trả lời rất quen thuộc là phải bắt đầu từ gia đình, vì gia đình là tế bào của xã hội. Nhưng khi xã hội cũng đang bị ô nhiễm thì phải làm sao? Thiết nghĩ, trước tiên những nhà lãnh đạo hay hoạch định chính sách phải xây dựng lại chương trình giáo dục, bớt phần "văn" mà tăng phần "lễ" qua các giá trị sống phù hợp. Trẻ em, thanh thiếu niên phải được sống và hưởng thụ những năm tháng tươi đẹp nhất trong bầu không khí hướng thiện với những hoạt động ngoại khóa nghiêng về khía cạnh xã hội thiết thực: thăm người già neo đơn, nhà trẻ mồ côi, quyên quần áo cũ…Phải xây dựng lại lý tưởng từ những việc làm bình thường: gìn giữ vệ sinh công cộng, ý thức bảo vệ tài sản chung, nhường nhịn xếp hàng khi đi tàu xe, vào quán, trên đường phố, biết cảm ơn, xin lỗi mọi người…Không gì khó giải thích cho bằng chúng ta cứ dạy các em về xã hội chúng ta như là một xã hội đã công bằng dân chủ văn minh hơn nhiều quốc gia tư bản khác mà đi đến đâu cũng thấy xả rác, cũng thấy người lớn lao vào nhau khi va quẹt xe, khi xếp hàng giành chỗ, bấm còi inh ỏi trên đường phố bất kể trước nhà thương hay trường học…Người lớn phải làm gương cho người trẻ, dù chúng ta ở trong vai trò xã hội nào, là thầy cô giáo, cha mẹ và nhất là công chức, đại diện cho pháp luật của đất nước. Phải làm sao cho các em cảm nhận được, thấy được sự tốt đẹp của xã hội.

Hình ảnh người cha dúi tiền đưa cho anh cảnh sát giao thông hay một học sinh không được thi vì thiếu tiền học phí, một bệnh nhân ốm đau cần cấp cứu mà không được chữa trị khi chưa đóng đủ tiền viện phí… là những hình ảnh không dễ gì quên đối với các em trong những năm tháng vào đời. Nó hình thành nên thói quen sống của các em và sau đó là tính cách, như chúng ta đã biết khi "gieo tính cách, các em sẽ gặt lại số phận" của mình. Nếu hôm nay các em thờ ơ với cái ác thì ngày mai liệu chúng ta hy vọng sẽ có một thế hệ biết yêu cái thiện mỹ của cuộc đời chăng?

Chúng ta hãy can đảm, thành thực nhìn lại, đặc biệt là môi trường giáo dục. Hãy đề cao những giá trị sống thiết thực và giàu tình thương yêu, giảm đi những tuyên truyền theo kiểu hình thức và thành tích. Hãy nỗ lực đánh thức tâm hồn thế hệ trẻ, đừng để các em vô cảm với cái xấu, cái ác. Vì tuổi trẻ là tương lai của chúng ta.

 N.C (GNO)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here