Trang chủ Phật học Đánh Giá Duyên Khởi Và Tính Không

Đánh Giá Duyên Khởi Và Tính Không

287
0


Tin tưởng nơi những hành động và kết quả của chúng

Trong sự hiểu biết tính không của những hiện tượng

Thật kỳ diệu hơn ngay cả sự kỳ diệu.

Thật phi thường hơn ngay sự phi thường. 

-Luận Về Tâm Thức Giác Ngộ Của Long Thọ-

Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận  rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.  Tuy nhiên, nếu chúng ta không luận ra một cách chính xác những hiện tượng là trống rỗng điều gì – điều gì bị phủ nhận – rồi thì vào lúc kết cuộc của việc phân tích này chúng ta sẽ cảm thấy rằng đối tượng sẽ hoàn toàn không hiện hữu.

Kinh nghiệm này sẽ làm cho những hiện tượng dường như sớm nở tối tàn, giống như những bức họa không có thực chất, kế đến không có gì cả.  Sai lầm này đến từ việc không phân biệt giữa việc vắng mắt sự tồn tại cố hữu và không tồn tại.  Thất bại phân biệt những điều này làm cho không thể đánh giá đúng tính duyên khởi của mọi hiện tượng, trái lại thật thiết yếu để thấu hiểu rằng tính không có nghĩa là duyên khởi, và duyên khởi có nghĩa là tính không.

TÍNH KHẢ THI CỦA NHÂN VÀ QUẢ

Chúng ta cần thiết để có thể nhận thức thấu đáo duyên khởi về toàn bộ mọi tác nhân, hành động, đối tượng như một sự phủ nhận của sự tồn tại cố hữu của chúng và để thấy rằng nguyên nhân và hiệu quả tồn tại một cách rạch ròi.  Quả thực, một đối tượng được chứng minh là trống rỗng sự tồn tại cố hữu (vô tự tính) bằng lý do của sự kiện rằng nó là một sự duyên khởi, vì thế động lực học của duyên khởi, chẳng hạn như nhân và quả, có thể đứng vững được.  Tính không không phải là một sự trống rỗng hoàn toàn (không có gì cả) để phủ nhận sự tồn tại của tất cả mọi hiện tượng nhưng là một tính không của sự tồn tại cố hữu (tự tính không).  Những hiện tượng là trống rỗng về thể trạng [tự tính] này, nhưng tự chúng không trống rỗng; một cái bàn là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, nhưng nó không trống rỗng trong việc biểu hiện là một cái bàn.  Do thế, qua tính không – qua sự trống vắng của sự tồn tại cố hữu – mọi tác nhân, hành động và đối tượng là khả dĩ.

Trong cách này, thực tế tính không có nghĩa rằng đối tượng phải tồn tại, nhưng nó tồn tại một cách khác biệt từ những gì chúng ta đã tưởng tượng.  Sau khi chúng ta đã nhận ra ý nghĩa của tính không, thì không đủ để chỉ cho rằng mọi hiện tượng phải tồn tại nhưng không có một ý nghĩa rõ ràng về việc chúng tồn tại như thế nào.   Chúng ta cần biết từ trong chiều sâu của chúng ta rằng thấu hiểu duyên khởi thúc đẩy sự thấu hiểu tính không và thấu hiểu tín không thúc đẩy sự thấu hiểu duyên khởi.

LUẬN LÝ TỪ TÍNH KHÔNG ĐẾN DUYÊN KHỞI

Đối với chúng tôi dường như dễ dàng hơn để thấu hiểu tính không bằng lý do của sự kiện rằng con người và sự kiện là duyên khởi hơn là thấu hiểu rằng một đối tượng phải là một sự duyên khởi qua sự kiện rằng nó là trống rỗng sự tồn tại cố hữu.  Nhưng đây là tư duy của chúng tôi.

Trong giả huyển, những sự mâu thuẩn hoàn toàn có thể hiện thực, thí dụ, một người trẻ bổng nhiên già đi, hay ai đấy là ngu ngơ dần dần biến thành một học giả biết rộng.  Trong một thế giới của sự thiết lập cố hữu quy định toàn thể, sự thay đổi triệt để như thế sẽ không thể làm được.  Nếu một cây cổ thụ đã thật sự, về căn bản như nó trong mùa hè, với những đặc trưng như cành lá và hoa trái, thế thì những hoàn cảnh không thể tác động nó và làm cho nó đánh mất những đặc trưng này trong mùa đông.  Nếu sự xinh đẹp của nó là tự phát, nó sẽ không thể biến thành xấu xí do những hoàn cảnh.

Điều gì là sai có thể toàn là thứ ấy, trái lại điều gì là thật phải đúng như nó là.  Khi ngôn ngữ của ai đấy là không đáng tin cậy, chúng ta nói nó là sai.  Sự thật rằng những hiện tượng có một tính tự nhiên của giả dối là điều cho phép thay đổi rất nhiều, chuyển từ tốt sang xấu và xấu sang tốt, phát triển và suy tàn.   Bởi vì con người và sự vật không có tính biểu hiện tự phát chân thật, chúng bị ảnh  hưởng bởi những điều kiện và có thể chuyển hóa.  Bởi vì trẻ trung không phải là một sự thật bất biến, nó có thể biến thành già nua.

Bởi vì những hiện tượng là giả dối trong ý nghĩa này, chúng sẳn sàng thay đổi một cách lập tức: những vùng đầy ấp con người và rồi dân số mất đi; những xứ sở hòa bình bắt đầu đánh nhau với những cuộc chiến; những quốc gia hình thành và biến mất.  Tốt và xấu, sinh trưởng và tàn lụi, luân hồi và niết bàn, cách này và cách kia; thay đổi xãy ra trong rất nhiều cách.  Sự kiện con người và những hiện tượng thay đổi biểu thị rằng chúng không thật sự có những thể trạng riêng biệt của chúng như chúng là; chúng không thể tự thiết lập.  Bởi vì chúng không có nền tảng, nên chúng có thể chuyển biến.  

Đây là nhân và quả là có thể hiện thực như thế nào trong tính không của sự tồn tại cố hữu (vô tự tính).  Nếu những hiện tượng thật sự tồn tại tự trong bản chất của chúng, chúng không thể lệ thuộc trên những nhân tố khác.  Không có sự phụ thuộc trên những thứ khác, nhân và quả là không thể [hiện thực].  Với nhân và quả, những tác động không thuận lợi như đớn đau, có thể tránh được bằng việc từ bỏ những nguyên nhân nào đấy, như ganh tỵ, và những ảnh hưởng thuận lợi, như hạnh phúc, có thể đạt được bằng việc rèn luyện trong những nguyên nhân khác, như tùy hỷ trong sự thành công của kẻ khác.

NHẬN THỨC RÕ SỰ HỔ TRỢ LẪN NHAU

Hãy nhớ, đáng để một bên lý thuyết tính không với thời gian hiện hữu nếu nó đe dọa tới sự hiểu biết nhân và quả.  Nhận thức về tính không phải bao hàm nhân và quả của những hành động.  Nếu chúng ta nghĩ rằng do vì những hiện tượng là rỗng không cho nên không thể có bất cứ tốt hay xấu gì, đấy là chúng ta đang làm khó khăn hơn để nhận thức nội dung của tính không.  Chúng ta cần đánh giá đúng nhân và quả.

Những Đối Tượng Đặc Biệt của Thiền Quán

Đôi khi thật hữu ích để đem một người mà chúng ta quan tâm cao độ như đối tượng của loại phân tích này – thí dụ, vị thầy tôn kính hay vị lĩnh đạo tâm linh của quý vị.  Trong ánh sáng của những thời khắc ấy nhất là khi quý vị quý trọng vị thầy tâm linh của mình, chúng ta sẽ không rơi vào việc phủ nhận nhân và quả, vì chúng ta không thể phủ nhận tác động của người ấy.

Tính không là cực kỳ quan trọng, do vì nếu chúng ta thông hiểu thấu đáo, chúng ta có thể được giải thoát khỏi vòng lưu chuyển của những cảm xúc tàn phá và qua việc không thấu hiểu tính không, chúng ta sẽ bị lôi đi, như bị xỏ mũi, vào trong những cảm xúc tàn phá, mà những thứ ấy gây ra khổ đau từ đời này sang đời khác trong vòng sinh tử luân hồi.  Tuy nhiên, khi chúng ta lưu tâm rằng tính không của chiếc xe hơi tùy thuộc trên chiếc xe, rằng cơ sở của tính không là một phẩm chất dường như quan trọng hơn tự chính tính không.

Trong cách này, đôi khi nếu chúng ta đặt sự nhấn mạnh trên sự xuất hiện là trống rỗng sự tồn tại cố hữu (vô tự tính) và lúc khác đặt sự nhấn mạnh trên tính không của sự tồn tại cố hữu của nó, chuyển biến từ lần này đến lần khác hơn là chỉ tập trung trên tính không,  có thể rất lợi ích.  Sự quán chiếu thay đổi như thế hổ trợ chắc chắn cả duyên khởi lẫn tính không, cho thấy rằng tính không phải biểu hiện tự chính nó, không phải biệt lập, nhưng là chính tính tự nhiên của những hiện tượng.  Như Bát Nhã Tâm Kinh nói, “Sắc chính thực là không; không chính thực là sắc.” 

Sự thiếu vắng tự nhiên của sắc về sự tồn tại cố hữu là tính không; tính không không là điều gì đấy thêm vào, giống như chiếc nón trên đỉnh đầu.  Tính không là tính tự nhiên, đặc tính tối hậu của tự chính sắc.  Bậc hiền nhân Tây Tạng, Tông Khách Ba đã trích một đoạn từ phẩm Ca Diếp trong kinh Bảo Tích “Tính không không làm các pháp trống rỗng:  các pháp tự chúng là trống rỗng.”  Khi chúng tôi ở Ladakh một năm hay hơn trước đây.  Chúng tôi đã thấy một đoạn tương tự trong Kinh Bát Nhã Nhị Thập Ngũ Thiên Tụng:  “Sắc không được làm trống rỗng bởi tính không; sắc tự nó là tính không.”  Chúng tôi được thúc đẩy để phản chiếu trên tuyên bố thậm thâm này, và chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị điều tôi đã tìm thấy.  Nó có hơi phức tạp một chút, vì thế xin hãy kiên nhẫn với chúng tôi.

Trước tiên nhất, không thể phủ nhận rằng những đối tượng xuất hiện tồn tại từ chính phía chúng, và ngay cả trong Phật Giáo, hầu hết các trường phái chấp nhận sự xuất hiện này của mọi vật, nói rằng nếu những đối tượng, chẳng hạn như những cái bàn, cái ghế, và thân thể không tồn tại trong chính bản chất của nó, thì không có cách nào để thừa nhận rằng chúng tồn tại.  Thí dụ, họ nói rằng nhãn thức cảm thấy một cái bàn là có căn cứ trong dạng thức của sự xuất hiện của nó được thiết lập một cách thật sự, và phù hợp với  những hệ thống ấy, không có cách nào mà ý thức có thể cùng có căn cứ lẫn sai lầm.  Tuy nhiên, theo hệ thống trường phái Trung Đạo của Nguyệt Xứng, gọi là trường phái Hệ Quả, mà chúng tôi nghĩ là sự diễn tả thậm thâm nhất về việc những  hiện tượng tồn tại như  thế nào và chúng được nhận thức như thế nào, những hiện tượng như những cái bàn, cái ghế, và thân thể chỉ đơn giản không tồn tại trong chính bản chất của nó:  cái thấy của mắt (nhãn thức) là sai lầm về việc những đối tượng xuất hiện như thế nào, giống như chúng được thiết lập trong chính chúng và tự chính chúng, nhưng cũng ý thức ấy là có căn cứ với mối quan hệ đến sự hiện diện của những đối tượng.  Trong cách này,  ý thức có thể cả có giá trị lẫn sai lầm cùng một lúc – có giá trị đến mối quan hệ với sự hiện diện của đối tượng và sự tồn tại của nó nhưng sai lầm trong sự kiện rằng đối tượng dường như có vị thế độc lập của chính nó.

Nguyệt Xứng thừa nhận rằng những đối tượng xuất hiện để tồn tại từ phía chính chúng qua một khuôn mẫu sai lầm của nhận thức thông thường.  Sự thật, không có gì được thiết lập từ phía chính chúng.  Trong cách này, tự chính sắc là trống rỗng; nó không phải được làm trống rỗng bởi tính không.  Nó là gì mà trống rỗng?  Chính tự  sắc.  Chính tự cái bàn.  Chính tự thân thể.  Trong cùng cách này, tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng về sự tồn tại cố hữu, hay tất cả các pháp là vô tự tính.  Tính không không phải là điều gì đấy được làm nên bởi tâm thức; đây là mọi vật đã từng như thế nào từ sự khởi đầu.  Hiện tướng và tính không hoàn toàn là một, và không thể bị phân biệt thành những thực thể riêng biệt.

Thiền quán phản chiếu

Quan tâm đến; 

1-    Bởi vì con người và sự vật duyên sinh, nên cả thảy là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, tất cả là vô tự tính.  Là lệ thuộc, chúng không tự thành lập.

2-    Bởi vì con người và sự vật là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, nên tất cả phải là duyên sinh.  Nếu những hiện tượng đã thật tồn tại trong chính bản chất của chúng, chúng không thể lệ thuộc trên những nhân tố khác, hoặc là những nguyên nhân, những bộ phận của chính chúng, hoặc là tư tưởng.  Vì những hiện tượng không thể tự thiết lập, nên chúng có thể chuyển hóa.

3-    Hai nhận thức rõ ràng này phải làm việc với nhau, điều này giúp cho điều kia sâu sắc hơn. (Tính Không và Duyên Khởi)

 Làm phong phú cho sự thực tập

Thấu hiểu lý duyên khởi sẽ làm sâu sắc sự phân tích của chúng ta rằng “cái tôi” và những thứ khác không phải là giống nhau hay riêng biệt khỏi những căn cứ mà trên ấy chúng được thiết lập.  Nó cũng sẽ động viên chúng ta dấn thân với nổ lực to lớn trong những sự thực tập bố thí, trì giới, nhẫn nhục, và tinh tấn, trái tim của điều ấy là từ ái và bi mẫn.  Những điều này lần lượt sẽ làm nổi bật năng lực của chúng ta cho tuệ giác nội quán.  Tất cả những thứ này phải làm việc với nhau.

Tất cả chúng ta đều có tâm thức có khả năng nhận biết, do thế, nếu chúng ta làm việc với nó, cuối cùng tuệ trí có thể đạt được.  Vì điều này, chúng ta cần phải đọc, nghe những thuyết giảng, và nghiên cứu học hỏi, Vì chúng ta được phú cho với tâm thức và vì tính không là một đối tượng có thể được mang đến tâm thức,  thế nên nổ lực của chúng ta sẽ gặt hái những kết quả.

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Tuệ Uyển chuyển ngữ: nguồn: daophatngaynay.com

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here