Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo trong nước Đắm say với cảnh sắc nơi phát tích Phật giáo Việt

Đắm say với cảnh sắc nơi phát tích Phật giáo Việt

138
0

Theo các sử liệu, chùa Phật Tích được xây dựng hoàn thiện vào năm 1057. Chùa giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam vì là nơi đầu tiên Phật giáo Ấn Độ truyền vào nước ta. Đây cũng là nơi gắn với huyền tích “Từ Thức gặp tiên” và tích Phật A Di Đà xuất hiện. 

Năm 1066, vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) cho xây dựng tòa bảo tháp kì vĩ, cao khoảng 40m bên sườn núi. Tương truyền, khi tòa tháp đổ, bên trong lộ ra một pho tượng Phật A di đà tạc bằng đá xanh nguyên khối. Trước sự kiện này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa đã đổi tên thành thôn Phật Tích.

Chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần qua nhiều thời kỳ lịch sử. Năm 1947, chùa đã bị thực dân Pháp thiêu rụi. Từ 1954 đến nay, chùa được khôi phục dần. 

Hiện tại, khu vực núi Lạn Kha – chùa Phật Tích đang hoàn tất quá trình tôn tạo theo một quy hoạch tổng thể với qui mô lớn để trở thành một đại danh lam của đất nước. Tâm điểm của thắng tích này sẽ là một Đại Phật tượng cao 27m, phục dựng theo nguyên mẫu Bảo tượng A Di Đà của chùa. Toàn bộ vùng thắng tích sẽ được một rừng thông tâm linh bao phủ… 

Dưới đây là một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận:

Chùa Phật Tích nổi tiếng trong lịch sử với kiến trúc đẹp và cảnh sắc thanh tịnh.

Chùa đã bị phá hủy phần lớn vào năm 1947. Nhiều hạng mục công trình mới được khôi phục lại trong thời gian gần đây.

Tuy vậy, nhiều dấu tích của ngôi chùa cổ vẫn được lưu giữ, như những bức tường làm bằng đá xếp chồng lên nhau.

10 tượng thú bằng đá cao 1m vẫn được giữ gìn, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn. Chúng được tạo tác trong thế chầu phục để thể hiện sự cảm hóa của Phật pháp.

Tòa Tam bảo là nơi đặt tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh làm từ thời Lý, được coi là báu vật quốc gia của Việt Nam.

Ngay dưới chân tượng là tầng hầm, nơi trưng bày nền móng đại bảo tháp nổi tiếng của thời Lý mới được khai quật. Dựa vào diện tích gần 100m2 của nền móng, các chuyên gia ước tính ngọn tháp cao khoảng 42m..

Sau tòa Tam bảo là vườn tháp với 32 ngôi bảo tháp là nơi cất giữ xá lị của các bậc chư Tổ, chư Tăng đã viên tịch tại chùa. Phần lớn các tòa tháp được dựng vào thế kỷ 17. 

Vườn hoa mẫu đơn ở sân chùa, nơi xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên đã được phỏng dựng. Theo câu chuyện này, Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội hái trộm hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên…

Từ sân chùa, có một lối đi xuyên qua rừng thông để lên đỉnh núi.

Trên đỉnh núi đặt Đại Phật tượng A Di Đà, cao 27m, thực hiện theo nguyên mẫu bảo tượng A Di Đà trong chùa.  Công trình được khánh thành vào dịp mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010 và là pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. 

Cách Đại Phật tượng không xa là tòa bảo tháp cao vút.
Phong cảnh vùng đất Kinh Bắc nhìn từ đỉnh núi Lạn Kha.

Theo Đất Việt

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here