Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo trong nước Đại Lễ Phật đản LHQ – Lễ hội văn hóa có tính...

Đại Lễ Phật đản LHQ – Lễ hội văn hóa có tính hội nhập Quốc tế rất cao (*)

154
0

PV: Với tư cách là trưởng Ban Ban điều phối Quốc gia tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Việt Nam, xin ông cho biết ý nghĩa của Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008?.



1.  Thể hiện chính sách đối ngoại, chính sách tôn giáo đúng đắn của nhà nước Việt Nam là Việt Nam sẵn sàng là bạn , là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng Quốc tế, phấn đấu vì hòa bình ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội. Đồng thời luôn tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo hài hòa trong lòng dân tộc vì sự phát triển bền vững của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập Quốc tế.


2.  Thể hiện sự trưởng thành của GHPGVN qua 27 năm tồn tại và phát triển, đủ sức phối hợp với các cơ quan khác tổ chức một hoạt động Quốc tế lớn,sẵn sàng hội nhập với các Phật tử và các tầng lớp nhân dân khác trên Thế giới, tôn vinh những giá trị hòa bình, nhân bản, vị tha của giáo lý Phật đà trong xã hội hiện đại, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày một phồn vinh hạnh phúc.


3.  Thể hiện ý thức chủ động, ủng hộ và thực hiện các hoạt động vì hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc do LHQ đề xướng, với tư cách là một nước thành viên của LHQ.


PV: Phật Đản LHQ là một lễ hội Văn hóa, Tôn giáo, vậy thưa ông chủ đề chính của Đại lễ 2008 tại Việt Nam này là gì? Tính hội nhập Quốc tế ra sao?


Chủ đề chính là Phật giáo và Xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh là một mục tiêu lớn của dân tộc Việt Nam, trong đó có Phật giáo. Không phải của chỉ riêng Phật giáo, càng không phải riêng Phật giáo Việt Nam, mà còn là một mục tiêu cao quý chung của tất cả các Tôn giáo, của cả loài người, vì công bằng, dân chủ, văn minh, vừa là giá trị lớn lao, vừa là mục tiêu sống còn của cả nhân loại, mà từ thế hệ này qua thế hệ khác con người cần gìn giữ phát huy và thậm chí phải đấu tranh để giành lấy. Các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đề thông qua các hoạt động tôn giáo đặc trưng để tôn vinh các giá trị nhân bản của con người và qua đó cũng để khắc sâu thêm ý nghĩa văn hóa của Tôn giáo chân chính trong xã hội. Tất cả các yếu tổ ấy lại được diễn ra trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Nên tự nó có tính hội nhập Quốc tế rất cao


PV: Xin Ông cho biết một vài nét khái quát về công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ Phật Đản 2008 tại Việt Nam.


Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, công việc chuẩn bị đang được các cơ quan chức nằng của nhà nước phối hợp, với GHPGVN và IOC, thực hiện khẩn trương thông qua các hoạt động của Ban điều phối Quốc Gia. Về cơ bản có 7 lĩnh vực cần phải thực hiện Là:




  • 1-     Lễ tân – Giao tế


  • 2-     Trang trí – Khánh Tiết


  • 3-     Nghi lễ – Văn hóa


  • 4-     Nội dung


  • 5     Tuyên truyền


  • 6-     An Ninh


  • 7-     Hậu cần – Tài chính

Từ lĩnh vực 1 đến lĩnh vực 4: Chủ yếu do GHPGVN và IOC thực hiện. Các cơ quan nhà nước được điều phối tới để hỗ trợ.


Từ lĩnh vực 5 đến lĩnh vực 7: Chủ yếu là do các cơ quan Nhà nước đảm nhiệm.GHPGVN và IOC được điều phối tới để phối hợp thực hiện.


Có 7 tiểu ban được hình thành thwch hiện và phối hợp thực hiện các lĩnh vực trên.


Đề án tổng thể đã được  xây dựng xong, các tiểu ban đang xây dựng đề án chi tiết, nói chung là công việc rất nhiều, nên cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và phải thật khẩn trương


PV Chúng tôi được biết, đây là một Đại lễ được tổ chức trong khuôn khổ LHQ mà Việt Nam là nước chủ nhà, ông có thể cho biết một số khách mời, sẽ có Bao nhiêu Quốc gia và đoàn PHật giáo tham dự.


Dự kiến có khoảng hơn 500 đoàn với gần 1000 khách từ hơn 70 Quốc gia được mời tới dự Đại lễ. Khách mời trong nước và các Đại biểu là Phật tử, khoảng 4000 người nữa cũng sẽ tham dự đại lễ này.




  • (*) Bài phỏng vấn ông Nguyễn Thế Doanh-Trưởng Ban Ban Tôn Giáo Chính phủ,Trưởng Ban Ban điều phối quốc gia Tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Việt Nam – Cẩm Vân thực hiện (theo thientam.vn)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here